Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 7>
Tải vềNguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do A. sự phân huỷ các chất phóng xạ. B. các phản ứng hoá học khác nhau
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề bài
Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do
A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
B. các phản ứng hoá học khác nhau.
C. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
Câu 2. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương?
A. Mảng Ấn Độ- Ô-xtrây-li-a
B. Mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Phi.
D. Mảng Thái Bình Dương.
Câu 3. Ngoại lực có nguồn gốc từ
A. bức xạ của Mặt Trời.
B. bên trong Trái Đất.
C. lực hút của Trái Đất.
D. nhân của Trái Đất.
Câu 4. Sử dụng thủy triều không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Nuôi trồng thủy sản.
B. Sản xuất điện năng.
C. Giao thông vận tải.
D. Giảm thiểu hạn hán.
Câu 5. Thành phần chính trong không khí là khí
A. Nitơ.
B. Cacbonic.
C. Hơi nước.
D. Ô xi.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian?
A. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu.
B. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm.
C. Buổi trưa có nhiệt độ thấp hơn buổi chiều.
D. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông.
Câu 7. Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
A. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. di chuyển theo các hướng bất kì.
C. phân bố theo những điểm cụ thể.
D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
Câu 8. Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong múi giờ số mấy?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 9. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp?
A. Chí tuyến, ôn đới.
B. Cực, chí tuyến.
C. Xích đạo, chí tuyến.
D. Ôn đới, xích đạo.
Câu 10. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất?
A. Vuông góc.
B. Thẳng hàng.
C. Vòng cung.
D. Đối xứng.
Câu 11. Nước trên lục địa gồm nước ở
A. trên mặt, nước ngầm.
B. băng tuyết, sông, hồ.
C. nước ngầm, hơi nước.
D. trên mặt, hơi nước.
Câu 12. Gió mùa thường hoạt động ở đâu?
A. Đới nóng.
B. Đới lạnh.
C. Đới ôn hòa.
D. Đới cận nhiệt.
Câu 13. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A. học thay sách giáo khoa.
B. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ trong bài.
C. thư giãn sau khi học xong bài.
D. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Câu 14. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là
A. nhiều thung lũng.
B. điều hoà chế độ nước.
C. giảm số phụ lưu sông.
D. tạo địa hình dốc.
Câu 15. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là
A. vụn bở.
B. độ ẩm.
C. độ phì.
D. tơi xốp.
Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1.(2 điểm): Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực xích đạo và chí tuyến?
Câu 2.(2 điểm): Trình bày đặc điểm cơ bản của gió Mậu dịch?
Câu 3.(1 điểm): Ảnh hưởng của dòng biển tới tự nhiên và kinh tế?
-------- Hết --------
Đáp án
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do
A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
B. các phản ứng hoá học khác nhau.
C. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.
D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
Phương pháp
Xác định các nguồn năng lượng sinh ra nội lực.
Lời giải
Sự phân hủy các chất phóng xạ, các phản ứng hóa học khác trong và sự dịch chuyển các dòng vật chất bên trong Trái Đất.
Bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân sinh ra ngoại lực
Đáp án cần chọn là đáp án C.
Câu 2. Mảng kiến tạo nào sau đây toàn là vỏ đại dương?
A. Mảng Ấn Độ- Ô-xtrây-li-a
B. Mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Phi.
D. Mảng Thái Bình Dương.
Phương pháp
Xác định các mảng kiến tạo trên trái đất.
Quan sát hình ảnh.
Lời giải
Mảng kiến tạo Thái Bình Dương toàn là vỏ đại dương.
Đáp án cần chọn là đáp án D.
Câu 3. Ngoại lực có nguồn gốc từ
A. bức xạ của Mặt Trời.
B. bên trong Trái Đất.
C. lực hút của Trái Đất.
D. nhân của Trái Đất.
Phương pháp
Nắm rõ kiến thức về khái niệm và nguyên nhân sinh ra ngoại lực
Lời giải
Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất như tác động của nước chảy, mưa, dòng biển, gió, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là bức xạ Mặt Trời.
Đáp án cần chọn là đáp án A.
Câu 4. Sử dụng thủy triều không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Nuôi trồng thủy sản.
B. Sản xuất điện năng.
C. Giao thông vận tải.
D. Giảm thiểu hạn hán.
Phương pháp
Xác định ý nghĩa của thủy triều
Lời giải
Thủy triều không nhằm mục đích chủ yếu giảm thiểu hạn hán do hạn hán là vấn đề nước ngọt, thủy triều là sự dao động của nước biển theo vị trí của ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.
Đáp án cần chọn là đáp án D.
Câu 5. Thành phần chính trong không khí là khí
A. Nitơ.
B. Cacbonic.
C. Hơi nước.
D. Ô xi.
Phương pháp
Xác định các thành phần của không khí.
Chú ý từ khóa “thành phần chính”.
Lời giải
Thành phần trong không khí bao gồm khí nitơ (78.1%), khí ôxi (20.9%), các chất khí khác (cacbonic, hơi nước,...) ngoài ra còn có bụi và các tạp chất khác
Đáp án cần chọn là đáp án A.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian?
A. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu.
B. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm.
C. Buổi trưa có nhiệt độ thấp hơn buổi chiều.
D. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông.
Phương pháp
Xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nước biểu theo thời gian là nhiệt độ không khí. Vì vậy sự thay đổi của nhiệt độ không khí quyết định sự thay đổi của nước biển.
Lời giải
Nhiệt độ không khí vào mùa hạ cao hơn nhiệt độ không khí vào mùa đông do đó mùa hạ có nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông.
Đáp án cần chọn là đáp án D.
Câu 7. Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
A. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. di chuyển theo các hướng bất kì.
C. phân bố theo những điểm cụ thể.
D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
Phương pháp
Xác định ý nghĩa của phương pháp ký hiệu trong môn Địa Lí
Lời giải
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những địa điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ khoảng sản,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học,...).
Đáp án cần chọn là đáp án C.
Câu 8. Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong múi giờ số mấy?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Phương pháp
Quan sát hình ảnh xác định múi giờ của Việt Nam.
Lời giải
Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7 (GMT +7)
Đáp án cần chọn là đáp án C.
Câu 9. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp?
A. Chí tuyến, ôn đới.
B. Cực, chí tuyến.
C. Xích đạo, chí tuyến.
D. Ôn đới, xích đạo.
Phương pháp
Quan sát hình ảnh xác định vị trí các vành đai áp thấp
Lời giải
Các vành đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp Xích Đạo, trong đó:
01 đai áp thấp Xích Đạo
02 đai áp cao cận chí tuyến
02 đai áp thấp ôn đới
01 đai áp cao cực
Các vành đai áp thấp bao gồm: đai áp thấp Xích Đạo và đai áp thấp ôn đới.
Đáp án cần chọn là đáp án A.
Câu 10. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất?
A. Vuông góc.
B. Thẳng hàng.
C. Vòng cung.
D. Đối xứng.
Phương pháp
Ảnh hưởng của vị trí ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đối với dao động của thủy triều
Lời giải
Trong các tháng âm lịch, khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm vuông góc, tạo lực hút nhỏ, biên độ dao động thủy triều nhỏ
Đáp án cần chọn là đáp án A.
Câu 11. Nước trên lục địa gồm nước ở
A. trên mặt, nước ngầm.
B. băng tuyết, sông, hồ.
C. nước ngầm, hơi nước.
D. trên mặt, hơi nước.
Phương pháp
Nắm chắc khái niệm nước trên lục địa
Lời giải
Nước trên lục địa bao gồm tất cả các dạng nước tồn tại trên đất liền, bao gồm:
- Nước trên mặt đất: như sông, hồ, đầm lầy.
- Nước ngầm: nước nằm dưới bề mặt đất trong các tầng đất, đá.
Đáp án cần chọn là đáp án A.
Câu 12. Gió mùa thường hoạt động ở đâu?
A. Đới nóng.
B. Đới lạnh.
C. Đới ôn hòa.
D. Đới cận nhiệt.
Phương pháp
Xác định khái niệm, nguyên nhân, đặc điểm của gió mùa từ đó xác định phạm vi hoạt động của loại gió này
Lời giải
Nguyên nhân của gió mùa do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương (gió mùa ngoại chí tuyến) và giữa hai bán cầu (gió mùa nội chí tuyến). Ở đới nóng, do góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời cao quanh năm, lục địa và đại dương hấp thụ nhiệt độ khác nhau. Lục địa nóng lên nhanh hơn và lạnh đi nhanh hơn đại dương, gây ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Sự chênh lệch này tạo ra các trung tâm áp thấp và áp cao luân phiên, làm phát sinh các luồng gió di chuyển giữa lục địa và đại dương.
Đáp án cần chọn là đáp án A.
Câu 13. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A. học thay sách giáo khoa.
B. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ trong bài.
C. thư giãn sau khi học xong bài.
D. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Phương pháp
Xác định vai trò và ý nghĩa của bản đồ trong quá trình học tập môn Địa Lí
Lời giải
Bản đồ là công cụ học tập hữu ích trong môn Địa Lí và được sử dụng nhiều trong đời sống, bản đồ được sử dụng để học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Đáp án cần chọn là đáp án D.
Câu 14. Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là
A. nhiều thung lũng.
B. điều hoà chế độ nước.
C. giảm số phụ lưu sông.
D. tạo địa hình dốc.
Phương pháp
Nắm rõ kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
Xác định ý nghĩa của hồ đầm đối với chế độ nước sông.
Lời giải
Hồ đầm có tác dụng điều tiết dòng chảy. Vào mùa mưa, lượng nước mưa lớn khiến nước sông dâng cao, một phần nước này chảy vào hồ đầm hạn chế lũ. Vào mùa khô, lượng nước mưa thấp, nước từ hồ ầm chảy ra sông.
Đáp án cần chọn là đáp án B.
Câu 15. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là
A. vụn bở.
B. độ ẩm.
C. độ phì.
D. tơi xốp.
Phương pháp
Nắm rõ khái niệm của thổ nhưỡng
Lời giải
Đặc trưng của đất là độ phì
Đáp án cần chọn là đáp án C.
Phần tự luận
Câu 1.(2 điểm): Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực xích đạo và chí tuyến?
- Xích đạo mưa nhiều nhất, vì: có khí áp thấp, dòng biển nóng hoạt động, đường xích đạo đi qua phần lớn bề mặt là biển và đại dương hoặc các khu rừng xích đạo ẩm, có nhiệt độ cao hơi nước bốc lên nhiều…
- Chí tuyến mưa tương đối ít, vì có khí áp cao, gió mậu dịch hoạt động, diện tích lục địa lớn…
Câu 2.(2 điểm) : Trình bày đặc điểm cơ bản của gió Mậu dịch?
- Khu vưc hoạt động: Áp cao cận nhiêt về áp thấp xích đạo.
- Hướng thổi: BCB là đông bắc, BCN là đông nam.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Tính chất: khô.
Câu 3.(1 điểm): Ảnh hưởng của dòng biển tới tự nhiên và kinh tế?
+ Ảnh hưởng tới khí hậu ven bờ: nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.
+ Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và lạnh thường có nhiều sinh vật phù du, nguồn thức ăn dồi dào cho cá, tôm…hình thành nên các ngư trường lớn.
+ Phát triển giao thông vận tải biển.
+ Vận chuyển vật liệu (phù sa) bồi đắp địa hình ven biển.
- Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 8
- Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 9
- Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 6
- Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 5
- Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 4
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay