Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 7

Tải về

Câu 1: Cho các quá trình sau: (a) Phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Câu 1: Cho các quá trình sau:

(a) Phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước.

(b) Đốt đèn cồn, cồn (ethalnol) cháy.

(c) Đun sôi nước.

(d) Quá trình quang hợp của cây xanh.

(e) Hòa tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh.

(f) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là

     A. 2.                                   B. 3.                                   C. 1.                                   D. 4.

Câu 2:  Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi

     A. nguyên tử này thành phân tử khác.                         B. chất này thành chất khác.     C. nguyên tử này thành nguyên tử khác.                     D. phân tử này thành nguyên tử khác.

Câu 3:  Cho phản ứng: A + B ⟶ C + D. Công thức về khối lượng các chất là

     A. mA + mB = mC + mD.    B. mB = mA + mB + mC.    C. mD = mA + mB + mC.     D. mA = mB + mC + mD.

Câu 4:  Hệ số thích hợp cho phản ứng sau: P + O2   P2O5 lần lượt là

     A. 3:2:1                             B. 2:5:2                              C. 1:5:1     D. 4:5:2

Câu 5:  Số phân tử O3 trong 0,1 mol O3 là

     A. 0,1.1023                         B. 6,022.1023                     C. 0,6022.1023     D. 60,22.1023

Câu 6: Cho 6,5 gam Zn phản ứng với HCl loãng, dư thu được muối ZnCl2 và khí H2. Số mol khí H2 thu được ở đkc sau phản ứng là

     A. 0,2.                                B. 0,1.                                C. 0,3.     D. 0,4.

Câu 7: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch có chứa 14,6 gam HCl. Thể tích khí H(đkc) thu được là

     A. 2,479 lít.                       B. 1,2395 lít.                     C. 3,7185 lít.     D. 4,958 lít.

Câu 8: Dung dịch là hỗn hợp

     A. của chất rắn trong chất lỏng.                                  B. của hai chất lỏng.        

     C. của nước và chất lỏng.                                            D. đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 9:  Hòa tan hết 19,5g kali vào 261g nước. Nồng độ % của dung dịch thu được là (cho rằng nước bay hơi không kể)

     A. 5%.                               B. 20%.                              C. 15%.     D. 10%.

Câu 10:  Công thức tính nồng độ mol (CM) là

     A. \({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \)     B. \({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}\)     C. \({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{V_{{\rm{dd}}}}}}\)     D. \({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \)

Câu 11:  Các chất đốt như than, củi, … có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là

     A. áp suất.                         B. nhiệt độ.                        C. nồng độ.     D. diện tích bề mặt.

Câu 12:  Acid là gì?

     A. Acid là tất cả những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.       

     B. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.                   

     C. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H-.                   

     D. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid không tạo ra ion H+.

Câu 13:  Phương trình phân li nào dưới đây sai?

     A. HCl ⟶ H+ + Cl-           B. HNO3 ⟶ H+ + NO3-     C. HClO ⟶ H+ + ClO-     D. H2SO⟶ H+ + HSO4-

Câu 14:  Dung dịch base làm giấy quý tìm chuyền thành màu

     A. đỏ.                                 B. xanh.                             C. vàng.     D. không đổi màu.

Câu 15:  Thang pH được dùng để

     A. biểu thị độ mặn, nhạt của dung dịch.                     

     B. biểu thị nồng độ cao, thấp của các chất tan trong dung dịch.                          

     C. biểu thị độ acid, base của dung dịch.                     

     D. biểu thị màu sắc của dung dịch.

Câu 16:  Oxide là hợp chất của oxygen với

     A. kim loại.                       B. phi kim.                        C. khí hiếm.     D. nguyên tố khác.

Câu 17:  Trong tự nhiên, muối ăn được thấy nhiều trong đâu?

     A. Trong đất.                     B. Trong nước biển.          C. Trong mỏ quặng.     D. Trong các nguồn nước.

Câu 18:  Hợp chất nào dưới đây là muối?

     A. HCl.                              B. P2O5.                             C. AgCl.     D. Ag2O.

Câu 19:  Phân NPK là

     A. phân hỗn hợp.               B. phân lân.                       C. phân đạm.     D. phân kali.

Câu 20: Cho các dung dịch sau: NaOH, NaHCO3, HNO3, KNO3, FeSO4, H3PO4, HCN. Số dung dịch là quỳ tím hóa đỏ là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

 

----- HẾT -----

Đáp án

1.B

2.B

3.A

4.D

5.C

6.B

7.A

8.D

9.D

10.C

11.D

12.B

13.D

14.B

15.C

16.D

17.B

18.C

19.A

20.C

 

Câu 1:

Phương pháp giải

- Biến đổi hóa học có sự tạo thành chất mới.

Lời giải chi tiết

(a), (b), (d) là quá trình xảy ra biến đổi hóa học.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về phản ứng hóa học.

Lời giải chi tiết

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Chọn B.

Câu 3:

Phương pháp giải

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết

Công thức về khối lượng các chất là mA + mB = mC + mD.

Chọn A.

Câu 4:

Phương pháp giải

Dựa vào cách cân bằng PTHH.

Cách giải:

4P + 5O2   2P2O5

Hệ số thích hợp cho phản ứng là: 4:5:2

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp giải

Dựa vào khái niệm về mol.

Lời giải chi tiết

Số phân tử O3 trong 0,1 mol O3 là = 0,1.6,022.1023 = 0,6022.1023

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp giải

Viết PTHH.

Từ nZn ⟹ nH2.

Lời giải chi tiết

nZn = 6,5:65 = 0,1 mol

Zn  +  2HCl  ⟶  ZnCl2  +  H2

0,1                                ⟶  0,1

⟹ nH2 = 0,1 mol

Chọn B.

Câu 7:

Phương pháp giải

Tính theo PTHH theo chất hết.

Lời giải chi tiết

Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2

nZn = 0,1 mol

nHCl = 0,4 mol

Theo PTHH: nHCl = 2nZn = 0,2 mol

⟹ HCl dư, Zn hết

nH2 = nZn = 0,1 mol

VH2 = 0,1.24,79 = 2,479 lít

Chọn A.

Câu 8:

Phương pháp giải

Dựa vào khái niệm dung dịch.

Lời giải chi tiết

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Chọn D.

Câu 9:

Phương pháp giải

C% = mct/mdd.100%

Lời giải chi tiết

K + H2O ⟶ KOH + ½ H2

nK = 19,5/39 = 0,5 mol

⟹ nH2 = 0,25 mol

mdd = 19,5 + 261 – mH2 = 19,5 + 261 – 0,25.2 = 280 gam

C%KOH = (0,5.56/280).100% = 10%

Chọn D.

Câu 10:

Phương pháp giải

Dựa vào nồng độ mol (CM) của dung dịch.

Lời giải chi tiết

Công thức tính nồng độ mol (CM) là CM = n/V

Với n là số mol, V là thể tích của dung dịch (lít)

Chọn C.

Câu 11:

Phương pháp giải

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết

Chất đốt có kích thước nhỏ hơn cháy nhanh hơn ⟹ Đây là yếu tố diện tích bề mặt.

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp giải

Lý thuyết về acid.

Lời giải chi tiết

Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp giải

Phương trình phân li acid.

Lời giải chi tiết

D sai, vì H2SO⟶ 2H+ + SO42-

Chọn D.

Câu 14:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về base.

Lời giải chi tiết

Dung dịch base làm giấy quý tìm chuyền thành màu xanh.

Chọn B.

Câu 15:

Phương pháp giải

Vai trò của thang pH.

Lời giải chi tiết

Thang pH được dùng để biểu thị độ acid, base của dung dịch.

Chọn C.

Câu 16:

Phương pháp giải

Khái niệm về oxide.

Lời giải chi tiết

Oxide là hợp chất của oxygen với nguyên tố khác.

Chọn D.

Câu 17:

Phương pháp giải

Các nguồn muối ăn trong tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Muối ăn có nhiều trong nước biển.

Chọn B.

Câu 18:

Phương pháp giải

Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

Lời giải chi tiết

Muối: AgCl.

Chọn C.

Câu 19:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về phân bón hóa học.

Lời giải chi tiết

Phân NPK là phân hỗn hợp, chứa ba thành phần dinh dưỡng: đạm, lân, kali.

Chọn A.

Câu 20:

 Phương pháp giải

Tính chất hóa học của acid: làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải chi tiết

Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HNO3, H3PO4, HCN.

⟶ Có 3 dung dịch.

Chọn C.

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí