Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 8>
Hình ảnh dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng. Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề thi
Câu 1: Hình ảnh dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng. Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó?
A. Chùm α truyền thẳng. B. Chùm α bị bật ngược trở lại.
C. Chùm α bị lệch hướng. D. Chùm α không thể bị xuyên qua.
Câu 2: Một nguyên tử X có 19e và 20n. Kí hiệu của nguyên tử X là:
A.\({}_{19}^{58}X\) B.\({}_{20}^{19}X\) C.\({}_{58}^{19}X\) D.\({}_{19}^{39}X\)
Câu 3: Nguyên tố Carbon có 2 đồng vị bền 12C (98,89%) và 13C (1,11%). Nguyên tử khối trung bình của Carbon là
A. 12,022 B. 12,500 C. 12,055 D. 12,011
Câu 4: Có các nhận định sau:
(1) Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron.
(2) Đồng vị của nguyên tố là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số neutron.
(3) Tất cả những nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là nguyên tố kim loại.
(4) Lớp M có tối đa 18 electron.
Số nhận định sai là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 5: Cho phổ khối của nguyên tố A được biểu diễn tại hình 1.4.
Hình 1.4. Phổ khối của nguyên tố A.
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố A là
A. 91,32. B. 91,40. C. 90,00. D. 94,23.
Câu 6: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng:
A. số khối A B. số neutron C. số proton D. số proton và số neutron
Câu 7: Cho hình vẽ mô phỏng các nguyên tử với số liệu như sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. 1 và 2 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. 1 và 3 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. 1 và 2 là nguyên tử của hai nguyên tố hóa học khác nhau.
D. 1 và 3 có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 8: Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:
a) 1s2 2s2 2p6 3s2 b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây?
A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d.
Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 114. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là:
A. \({}_{79}^{35}Br\) B. \({}_{35}^{79}Br\) C. \({}_{44}^{81}Br\) D. \({}_{81}^{44}Br\)
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9.
II. TỰ LUẬN
Bài 1. (1,5 điểm)
Biết rằng tổng số các loại hạt (p, n, e) trong nguyên tử R là 40, trong đó hạt không mang điện kém hơn số hạt mang điện là 12. Xác định tên của nguyên tố R và viết kí hiệu nguyên tử R (Biết ZNa=11, ZMg=12, ZAl=13, ZCa=20, ZK=19).
Bài 2. (1 điểm) Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, đồng vị 25Mg?
Đáp án
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
1A |
2D |
3D |
4C |
5A |
6C |
7B |
8A |
9A |
10A |
Câu 1: Hình ảnh dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng. Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó?
A. Chùm α truyền thẳng. B. Chùm α bị bật ngược trở lại.
C. Chùm α bị lệch hướng. D. Chùm α không thể bị xuyên qua.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 2: Một nguyên tử X có 19e và 20n. Kí hiệu của nguyên tử X là:
A.\({}_{19}^{58}X\) B.\({}_{20}^{19}X\) C.\({}_{58}^{19}X\) D.\({}_{19}^{39}X\)
Phương pháp giải
Dựa vào kí hiệu nguyên tố hóa học
Lời giải chi tiết
Số khối A = E + N = 19 + 20 = 39
Đáp án D
Câu 3: Nguyên tố Carbon có 2 đồng vị bền 12C (98,89%) và 13C (1,11%). Nguyên tử khối trung bình của Carbon là
A. 12,022 B. 12,500 C. 12,055 D. 12,011
Phương pháp giải
Dựa vào công thức tính nguyên tử khối trung bình
Lời giải chi tiết
\({M_{\bar C}} = 98,89\% .12 + 1,11\% .13 = 12,011\)
Đáp án D
Câu 4: Có các nhận định sau:
(1) Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số neutron.
(2) Đồng vị của nguyên tố là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số neutron.
(3) Tất cả những nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là nguyên tố kim loại.
(4) Lớp M có tối đa 18 electron.
Số nhận định sai là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về nguyên tố hóa học
Lời giải chi tiết
(1) sai vì tập hợp các nguyên tử có cùng số proton
(3) sai vì nguyên tố kim loại có 1,2,3 hoặc 4 số electron ngoài cùng
Câu 5: Cho phổ khối của nguyên tố A được biểu diễn tại hình 1.4.
Hình 1.4. Phổ khối của nguyên tố A.
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố A là
A. 91,32. B. 91,40. C. 90,00. D. 94,23.
\({M_{\bar A}} = \frac{{50.90 + 12.90 + 18.92 + 18.94 + 2.96}}{{50 + 12 + 18 + 18 + 2}} = 91,32\)
Đáp án A
Câu 6: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng:
A. số khối A B. số neutron C. số proton D. số proton và số neutron
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 7: Cho hình vẽ mô phỏng các nguyên tử với số liệu như sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. 1 và 2 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. 1 và 3 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. 1 và 2 là nguyên tử của hai nguyên tố hóa học khác nhau.
D. 1 và 3 có cùng số proton trong hạt nhân.
Phương pháp giải
Dựa vào hình vẽ mô phỏng của các nguyên tử
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 8: Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:
a) 1s2 2s2 2p6 3s2 b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Các nguyên tố kim loại là trường hợp nào sau đây?
A. a, b, c. B. a, b, d. C. b, c, d. D. a, c, d.
Phương pháp giải
Nguyên tố kim loại có số electron hóa trị 1,2,3 hoặc 4
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 114. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là:
A. \({}_{79}^{35}Br\) B. \({}_{35}^{79}Br\) C. \({}_{44}^{81}Br\) D. \({}_{81}^{44}Br\)
Phương pháp giải
Tính số p, n, e để xác định nguyên tử
Lời giải chi tiết
E + P = (114+26):2 = 70 ® E = P = 35
Đáp án B
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9.
Phương pháp giải
Dựa vào tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3
Lời giải chi tiết
Nguyên tử của nguyên tố A, B có electron ở phân lớp 2p. Và tổng số electron ở phân lớp 2p = 3 ® nguyên tố A hoặc B có 1 electron phân lớp p hoặc 2 eletrong phân lớp p.
A: 1s22s2p1; B: 1s2s22p2 ® ZA = 5; ZB = 6
Đáp án B
II. TỰ LUẬN
Bài 1. (1,5 điểm)
Biết rằng tổng số các loại hạt (p, n, e) trong nguyên tử R là 40, trong đó hạt không mang điện kém hơn số hạt mang điện là 12. Xác định tên của nguyên tố R và viết kí hiệu nguyên tử R (Biết ZNa=11, ZMg=12, ZAl=13, ZCa=20, ZK=19).
Lời giải chi tiết
- Tổng số hạt = Số p + Số electron + Số n = 40(1)
- Số hạt không mang điện kém hơn số hạt mang điện là 12
⇒ Số p + Số electron – Số n = 12(2)
- Từ (1) và (2) suy ra Số n = 14, Số p = Số electron = Z = 13
A = Z + N = 13 +14 = 27
Vậy R là Al và kí hiệu nguyên tử: \({}_{13}^{27}Al\)
Bài 2. (1 điểm) Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, đồng vị 25Mg?
Lời giải chi tiết
Gọi phần trăm đồng vị 24Mg là x%
⇒ Phần trăm đồng vị 25Mg là: 100 – 11 – x = (89 – x) %
Nguyên tử khối trung bình của Mg = 24,32
Áp dụng công thức:\(\frac{{24.x + 25.(89 - x)}}{{100}} = 24,32\)⇒ x = 79%
Vậy phần trăm đồng vị 24Mg là 79% ⇒ Phần trăm đồng vị 25Mg là: 10%
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 9
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 11
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 12
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 13
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay