Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 7

Đề bài

Câu 1 :

Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  • A.
     Vật liệu bị hút.
  • B.
     Vật liệu từ.
  • C.
     Vật liệu có điện tính.
  • D.
     Vật liệu bằng kim loại.
Câu 2 :

Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  • A.
     Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  • B.
     Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  • C.
     Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  • D.
     Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 3 :

Chọn đáp án sai.

  • A.
     Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
  • B.
     Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
  • C.
     Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
  • D.
     Cả A và B đúng.
Câu 4 :

Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?

  • A.
     Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
  • B.
     Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
  • C.
     Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
  • D.
     Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.
Câu 5 :

Một nam châm có đặc tính nào dưới đây?

  • A.
     Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
  • B.
     Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
  • C.
     Có thể hút các vật bằng sắt.
  • D.
     Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 6 :

Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

  • A.
     Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
  • B.
     Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • C.
     Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ trùng nhau.
  • D.
     Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.
Câu 7 :

 Cho thanh nam châm có các từ cực như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?

  • A.
     Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trên xuống dưới.
  • B.
     Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ dưới lên trên.
  • C.
     Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trên xuống dưới và tại B có chiều từ dưới lên trên.
  • D.
     Đường sức từ tại điểm A có chiều từ dưới lên trên và tại B có chiều từ trên xuống dưới.
Câu 8 :

 Tại sao khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì đinh sắt lại hút được kẹp giấy?

  • A.
     Vì khi đó đinh sắt nóng lên và hút được kẹp giấy.
  • B.
     Vì khi đó đinh sắt bị nhiễm điện và hút được kẹp giấy.
  • C.
     Vì khi đó đinh sắt giống như nam châm.
  • D.
     Vì khi đó đinh sắt có dòng điện chạy qua và hút được kẹp giấy.
Câu 9 :

 Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu là

  • A.
    cực luôn hướng về phía Bắc địa lý.
  • B.
    cực được kí hiệu bằng chữ S.
  • C.
    cực được kí hiệu bằng chữ N.
  • D.
    nơi hút được nhiều mạt sắt.
Câu 10 :

Khi nào hai cực của thanh nam châm hút nhau?

  • A.
    Khi hai cực Bắc đặt gần nhau.
  • B.
    Khi hai cực Nam đặt gần nhau.
  • C.
    Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau.
  • D.
    Khi đặt hai cực khác tên gần nhau.
Câu 11 :

Bón quá nhiều phân sẽ khiến cây bị héo và chết do

  • A.
    rễ cây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng hô hấp.
  • B.
    rễ cây không hút được nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
  • C.
    rễ cây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng quang hợp.
  • D.
    rễ cây hút quá nhiều nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
Câu 12 :

Cho các loài sau đây: voi, cừu, trâu. Trình tự thể hiện nhu cầu nước giảm dần ở các loài trên là

  • A.
    trâu → voi → cừu
  • B.
    cừu → trâu → voi
  • C.
    voi → trâu → cừu
  • D.
    voi → cừu → trâu
Câu 13 :

Cho đoạn thông tin sau: Nước chiếm hơn … (1)… khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật sống ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn … (2)… (các loài sứa biển).

(1) và (2) lần lượt là

  • A.
    (1) 70%; (2) 90%.
  • B.
    (1) 60%; (2) 90%.
  • C.
    (1) 70%; (2) 95%.
  • D.
    (1) 75%; (2) 90%.
Câu 14 :

Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế

  • A.
    khuếch tán.
  • B.
    bão hòa.
  • C.
    thẩm thấu.
  • D.
    thẩm tách.
Câu 15 :

Hô hấp tế bào là

  • A.
    quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B.
    là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C.
    là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • D.
    quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 16 :

Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên vì

  • A.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ carbon dioxide tăng.
  • B.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng.
  • C.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải nitrogen và hấp thụ oxygen tăng.
  • D.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ nitrogen tăng.
Câu 17 :

Tại sao những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước khi đem vào kho bảo quản?

  • A.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng oxygen có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • B.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • C.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng carbon dioxide có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • D.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm nhiệt độ có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
Câu 18 :

Quang hợp là

  • A.
    quá trình biến đổi năng lượng nhiệt năng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
  • B.
    quá trình biến đổi năng lượng cơ năng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
  • C.
    quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
  • D.
    quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
Câu 19 :

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?

  • A.
    Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  • B.
    Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
  • C.
    Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
  • D.
    Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.
Câu 20 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở các loài cây mà lá không có màu xanh như cây tía tô lá có màu tím, cây huyết dụ lá có màu đỏ?

  • A.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố carotenoid thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng
  • B.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng vẫn chứa diệp lục nhưng với tỉ lệ thấp hơn các nhóm sắc tố tạo màu khác
  • C.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố anthocyanin thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng
  • D.
    Ở các cây này, không diễn ra quá trình quang hợp do chúng không có diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  • A.
     Vật liệu bị hút.
  • B.
     Vật liệu từ.
  • C.
     Vật liệu có điện tính.
  • D.
     Vật liệu bằng kim loại.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu từ

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 2 :

Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  • A.
     Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  • B.
     Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  • C.
     Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  • D.
     Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là: Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 3 :

Chọn đáp án sai.

  • A.
     Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
  • B.
     Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
  • C.
     Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
  • D.
     Cả A và B đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó mạnh

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 4 :

Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?

  • A.
     Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
  • B.
     Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
  • C.
     Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
  • D.
     Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 5 :

Một nam châm có đặc tính nào dưới đây?

  • A.
     Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
  • B.
     Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
  • C.
     Có thể hút các vật bằng sắt.
  • D.
     Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Một nam châm có thể hút các vật bằng sắt

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 6 :

Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

  • A.
     Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
  • B.
     Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • C.
     Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ trùng nhau.
  • D.
     Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cực Bắc địa lí trùng với cực Nam địa từ

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 7 :

 Cho thanh nam châm có các từ cực như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?

  • A.
     Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trên xuống dưới.
  • B.
     Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ dưới lên trên.
  • C.
     Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trên xuống dưới và tại B có chiều từ dưới lên trên.
  • D.
     Đường sức từ tại điểm A có chiều từ dưới lên trên và tại B có chiều từ trên xuống dưới.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trên xuống dư

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 8 :

 Tại sao khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì đinh sắt lại hút được kẹp giấy?

  • A.
     Vì khi đó đinh sắt nóng lên và hút được kẹp giấy.
  • B.
     Vì khi đó đinh sắt bị nhiễm điện và hút được kẹp giấy.
  • C.
     Vì khi đó đinh sắt giống như nam châm.
  • D.
     Vì khi đó đinh sắt có dòng điện chạy qua và hút được kẹp giấy.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì đinh sắt lại hút được kẹp giấy vì khi đó đinh sắt giống như nam châm

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 9 :

 Câu phát biểu nào chưa chính xác khi nói về Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu là

  • A.
    cực luôn hướng về phía Bắc địa lý.
  • B.
    cực được kí hiệu bằng chữ S.
  • C.
    cực được kí hiệu bằng chữ N.
  • D.
    nơi hút được nhiều mạt sắt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cực Bắc của nam châm vĩnh cửu là cực được kí hiệu bằng chữ S

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 10 :

Khi nào hai cực của thanh nam châm hút nhau?

  • A.
    Khi hai cực Bắc đặt gần nhau.
  • B.
    Khi hai cực Nam đặt gần nhau.
  • C.
    Khi đặt hai cực cùng tên gần nhau.
  • D.
    Khi đặt hai cực khác tên gần nhau.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi đặt hai cực khác tên gần nhau thì chúng hút nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 11 :

Bón quá nhiều phân sẽ khiến cây bị héo và chết do

  • A.
    rễ cây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng hô hấp.
  • B.
    rễ cây không hút được nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
  • C.
    rễ cây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng quang hợp.
  • D.
    rễ cây hút quá nhiều nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, khiến cho rễ cây không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà thậm chí nước còn đi ra ngoài tế bào, dẫn đến tình trạng cây bị héo và chết.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 12 :

Cho các loài sau đây: voi, cừu, trâu. Trình tự thể hiện nhu cầu nước giảm dần ở các loài trên là

  • A.
    trâu → voi → cừu
  • B.
    cừu → trâu → voi
  • C.
    voi → trâu → cừu
  • D.
    voi → cừu → trâu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu, bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; trong khi, cừu, dê chỉ cần 4 – 5 L/ngày.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 13 :

Cho đoạn thông tin sau: Nước chiếm hơn … (1)… khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật sống ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn … (2)… (các loài sứa biển).

(1) và (2) lần lượt là

  • A.
    (1) 70%; (2) 90%.
  • B.
    (1) 60%; (2) 90%.
  • C.
    (1) 70%; (2) 95%.
  • D.
    (1) 75%; (2) 90%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nước chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn 90% (các loài sứa biển).

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 14 :

Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế

  • A.
    khuếch tán.
  • B.
    bão hòa.
  • C.
    thẩm thấu.
  • D.
    thẩm tách.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán. Trong đó, các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 15 :

Hô hấp tế bào là

  • A.
    quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B.
    là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C.
    là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • D.
    quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hô hấp tế bào là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 16 :

Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên vì

  • A.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ carbon dioxide tăng.
  • B.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng.
  • C.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải nitrogen và hấp thụ oxygen tăng.
  • D.
    tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ nitrogen tăng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên dẫn đến tốc độ hô hấp tế bào tăng. Mà quá trình hô hấp tế bào cần sử dụng oxygen và thải ra khí carbon dioxide. Do đó, nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 17 :

Tại sao những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước khi đem vào kho bảo quản?

  • A.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng oxygen có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • B.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • C.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng carbon dioxide có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
  • D.
    Vì khi phơi khô sẽ làm giảm nhiệt độ có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước khi đem vào kho bảo quản vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 18 :

Quang hợp là

  • A.
    quá trình biến đổi năng lượng nhiệt năng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
  • B.
    quá trình biến đổi năng lượng cơ năng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
  • C.
    quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).
  • D.
    quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 19 :

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?

  • A.
    Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  • B.
    Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
  • C.
    Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
  • D.
    Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể là:

- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.

- Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 20 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở các loài cây mà lá không có màu xanh như cây tía tô lá có màu tím, cây huyết dụ lá có màu đỏ?

  • A.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố carotenoid thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng
  • B.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng vẫn chứa diệp lục nhưng với tỉ lệ thấp hơn các nhóm sắc tố tạo màu khác
  • C.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố anthocyanin thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng
  • D.
    Ở các cây này, không diễn ra quá trình quang hợp do chúng không có diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các loại lá dù không có màu xanh lục nhưng chúng vẫn chứa diệp lục chỉ là với tỉ lệ thấp hơn các nhóm sắc tố tạo màu khác. Bởi vậy, các loài cây này vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 8

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 8

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 10

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 10

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 6

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 6

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 5

Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 4

Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 3

Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 2

Chỉ ra phát biểu sai. Ảnh của một vật qua gương phẳng

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 1

Công thức tính vận tốc là:

Xem chi tiết