Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 3

Tải về

Đề bài

Câu 1. Những câu sau thuộc kiểu câu nào? (2,0 điểm)

a) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b)  Em được thì cho anh xin

     Hay là em để làm tin trong nhà?

 (Ca dao)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 2. Cho biết tác dụng của câu nghi vấn trong những câu thơ sau: (1,0 điểm)

a) Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Câu 3. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những câu thơ in đậm sau: (2,0 điểm)

a) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

b)  Mọc giữa dòng sông xanh

     Một bông hoa tím biếc

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Câu 4. Những câu sau đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Em hãy chữa những lỗi đó. (2,0 điểm)

a) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b) “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu), trong đó có ít nhất một câu phủ định miêu tả và một câu phủ định bác bỏ. (3,0 điểm)

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Những câu sau thuộc kiểu câu nào?

a) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

 (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b)  Em được thì cho anh xin

     Hay là em để làm tin trong nhà?

 (Ca dao)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về các kiểu câu trong văn bản

Lời giải chi tiết:

a) Câu cầu khiến.

b) Câu nghi vấn.

c) Câu trần thuật.

d) Câu cảm thán.

Câu 2. 

Cho biết tác dụng của câu nghi vấn trong những câu thơ

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về câu nghi vấn

Lời giải chi tiết:

Cả hai câu nghi vấn đều có tác dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối).

Câu 3. 

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những câu thơ in đậm

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu

Lời giải chi tiết:

a) Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước Tổ quốc ta ơi để nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông đất nước mới được giải phóng.

b) Đảo vị ngữ Mọc giữa dòng sông xanh lên trước chủ ngữ Một bông hoa tím biếc để nhấn mạnh cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân. (1,0 điểm)

Câu 4.

Những câu sau đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Em hãy chữa những lỗi đó.

Phương pháp:

Phát hiện lỗi và sửa lỗi

Lời giải chi tiết:

a)

- Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niêm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

- Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b)

- “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn ” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

- Nam Cao, N quyển Công Hoan và Ngô Tất Tố dã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 5. 

Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu), trong đó có ít nhất một câu phủ định miêu tả và một câu phủ định bác bỏ.

Phương pháp:

Viết đoạn văn theo chủ đề em yêu thích.

Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 7-10 câu có sử dụng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

Lời giải chi tiết:

      Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969. Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân. Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?... Hồ Chí Minh đã mang lại cho nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay. Có người nói: Bác đã ra đi rồi. Không! Bác vẫn sống, sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia. 

Nguồn: Sưu tầm


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.