Đề kiểm tra 1 tiết Văn 8 - Đề số 12

Tải về

Đề bài

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:

Câu 1: Đọc đoạn trích sau:

Đoạn 1: - Anh làm gì đấy?

-   Mở cửa. Hôm nay, trời nóng quá.

Đoạn 2: - Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai vọng vào.

             - Mở cửa!

Trong hai đoạn trên, câu nào là câu cầu khiến?

A. Mở cửa.

B. Mở cửa!

C. A và B đều là câu cầu khiến.

D.Trong hai đoạn văn trên không có câu nào là câu cầu khiến.

Câu 2: Những câu dưới đây, câu nào có chức năng dùng để kể?

A. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

(Truyện Thạch Sanh - Lí Thông)

B. Tuy thế nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”

(Tạ Duy Anh).

C. Anh tắt thuốc lá đi!.

D.Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.

Câu 3: Câu văn nào dưới đây là câu phủ định bác bỏ?

A. Đẹp gì mà đẹp!

B. Cái áo này không đẹp.

C. Cái áo này mà đẹp à?

D. Câu A và C.

Câu 4: Những kiểu hành động nói nào thường gặp?

A. Hỏi, trình bày, đe doạ, dự đoán.

B. Báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán.

C. Cầu khiến, đe doạ, thách thức.

D. Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

Câu 5: Người ta dựa vào đâu để dặt tên cho hành động nói?

A. Ý nghĩa của hành động nói.

B. Mục đích của hành động nói.

C. Quan hệ giữa người nói và người nghe.

D. Nội dung của hành động nói.

Câu 6: Vai trò xã hội trong hội thoại được xác định bằng quan hệ nào?

A. Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).

B. Các quan hệ thân sơ (theo mức độ quen biết, thân tình),

C. Các quan hệ xã hội được nêu ở A và B.

D. Các quan hệ dựa vào địa vị trong xã hội.

 Câu 7: Câu “Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm" thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định

Câu 8: Câu nào dưới đây tuy được kết thúc bằng dấu chấm than (!) nhưng vẫn là câu trần thuật?

A. Anh cứ trả lời trước đi! (Nam Cao)    

B. Em cừ lắm!

C. Em rất khá!

D. Câu B và C là câú trần thuật.

II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây.

a. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

(Sự tích Hồ gươm)

b. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi.

(Nam Cao)

Câu 2: ( 1 điểm)

Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng.

“Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới”

Câu 3: (3 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) về ích lợi của việc đi bộ ngao du, trong đó có sử dụng: câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán thích hợp.

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

1 - B

2 - B

3 - D

4 - D

5 - B

6 - C

7 - D

8 - C

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây.

a. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

(Sự tích Hồ gươm)

b. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi.

(Nam Cao)

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu

Lời giải chi tiết:

Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây:

a. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động sự vật, hiện tượng. (1 điểm)

b. Đưa “Thẻ của nó”, “Hình của nó” lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh tâm trạng đau buồn, bất lực của lão Hạc khi nhắc lại chuyện anh con trai đi đồn điền cao su. Trật tự này tạo nên giọng điệu gây ấn tư; thu hút sự chú ý vào đề tài muôn nói đến. (1 điểm)

Câu 2:

Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng.

“Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới”

Phương pháp:

Phát hiện lỗi sai và chữa lỗi

Lời giải chi tiết:

* Yêu cầu cần dạt:

- Lỗi lôgic: Nguyễn Tuân không thuộc nhóm các nhà thơ nêu ở chủ ngữ. (0,5 điểm)

- Chữa lại như sau: Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. (0,5 điểm)

Câu 3: 

Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) về ích lợi của việc đi bộ ngao du, trong đó có sử dụng: câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán thích hợp.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em về ích lợi của việc đi bộ ngao du

Lời giải chi tiết:

           Đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai. Vậy tại sao chúng ta không đi nhỉ? Đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp, … Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.  

Nguồn: Sưu tầm


Bình chọn:
4.1 trên 8 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.