Đề ôn tập học kì 2 Văn 8 - Đề số 13

Tải về

Đề bài

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

(Bản dịch Ngắm trăng)

Câu 1: (1 điểm)

Hoàn thành phần phiên âm và dịch nghĩa bài thơ

Câu 2: (0.5 điểm)

Xác định tên bài thơ và tác giả.

Câu 3: (0.5 điểm)

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Xác định phương thức biểu đạt chính, thể loại của bài thơ?

Câu 4: (1.0 điểm)

So sánh bản dịch thơ với nguyên tác để thấy những diễn đạt chưa đạt của bản dịch thơ.

Câu 5: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối bài, trong đó có một câu cảm thán, xác định câu cảm thán và chức năng của câu đó trong đoạn văn.

II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

“Văn học và tình thương” Chứng minh rằng văn học dân tộc luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

Phần I

1.

Hoàn thành phần phiên âm và dịch nghĩa bài thơ

Phương pháp: căn cứ bài Ngắm trăng

Cách giải:

- Phiên âm:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

- Dịch nghĩa:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đep đêm nay biết làm thế nào?

Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

2.

Xác định tên bài thơ và tác giả.

Phương pháp: căn cứ văn bản

Cách giải:

- Nhan đề: Vọng nguyệt

- Tác giả: Hồ Chí Minh

3.

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Xác định phương thức biểu đạt chính, thể loại của bài thơ?

Phương pháp: căn cứ văn bản; các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Hoàn cảnh sáng tác: Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

4.

So sánh bản dịch thơ với nguyên tác để thấy những diễn đạt chưa đạt của bản dịch thơ.

Phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:

+ Câu 3 bản dịch nghĩa là 'trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?"  trong bản dịch thơ là "khó hững hờ", câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài.

+ Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.

5.

Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về hai câu thơ cuối bài, trong đó có một câu cảm thán, xác định câu cảm thán và chức năng của câu đó trong đoạn văn.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Giới thiệu chung về bài thơ và hai câu thơ cuối

- Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm. thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.

- Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

- Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xoá tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác; trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc dời.

- Tổng kết

Phần II

“Văn học và tình thương” Chứng minh rằng văn học dân tộc luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu chung:

- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ rang, cân đối.

- Xác định đúng đề tài nghị luận

- Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dung từ, đặt câu, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

A. Mở bài:

- Vẻ đẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương.
- Vậy nên, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
B. Thân bài:

* Giải thích văn học và tình thương.

- Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam, một truyền thống đạo lí tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng nâng niu và soi vào đó để tự răn mình.

* Chứng minh:

-  Đúng vậy, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết thương người như thể thương thân. Từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, trong những lời cô giảng, câu ca dao trong SGK lớp 1 đã thấm vào hồn ta lòng nhân ái yêu thương gần gũi như lời thủ thỉ tâm tình của người mẹ. Lớn lên, càng yêu thơ văn dân tộc ta càng khám phá được trong mỗi tác phẩm vẻ đẹp kì diệu của nó mà cơ sở cho sự sáng tạo chính là cội nguồn của tình yêu thương, sự đồng cảm chân thành của nhà văn với con người.

-  Đọc “Hồi kí những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là bức chân dung chân thực mà sống động về cậu bé bất hạnh sống thiếu tình thương nhưng vô cùng trong sáng hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm chính là một con người đáng quí, đáng để các bạn nhỏ học tập noi gương về nghị lực sống, về tình yêu thương và lòng nhan ái vô bờ. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi được gặp lại mẹ, ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về, ... của cậu bé Hồng được gợi lại chân thực và xúc động dã đưa mỗi chúng ta về với cội nguồn, về với tình mẫu tử thiêng liêng của chính mình. Tập hồi kí hay và lắng đọng hồn người chính bởi tình thương, sự đồng điệu của trái tim nghệ sĩ đã hoa fcùng nhân vật với niềm yêu thương chia sẻ với những cuộc đời đắng cay, bất hạnh.

- Lòng nhân ái luôn là nét đẹp truyền thống trong tâm hồn người Việt Nam bao đời nay. Đó còn là tình cảm xóm giềng - tình cảm cua rnhững con người không cùng chung huyết thống nhưng vẫn luôn sát vai bên nhau.

+ Như nhân vật ông giáo trong “Lão Hạc” của Nam Cao, một con người biết đồng cam cộng khổ. Chia sẻ với lão Hạc mọi đau khổ. Ông giáo là hiện thân cua rlòng thương người, biết tìm hiểu va ftrân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở người khác. Qua nhân vật ông giáo, Nam Cao đã bộc lộ quan điểm về cách nhìn người: ở mỗi con người đều có một vẻ đẹp nhân cách đáng nâng niu ca ngợi.

- Văn học thể hiện tình yêu thương ca ngợi nững con người có trái tim nhân ái nhưng đồng thời văn học cũng bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ thơ ờ, dửng dưng trước ngưòi gặp hoạn nạn.

+ Đọc “Lão Hạc” của Nam Cao, ta càng yêu thương quí trọng lão nông dân nghèo khổ nhưng giàu lòng yêut hương và đức tự trọng để ta mến thêm yêu mếm. Thì ta càng chê trách Binh Tư, con người khoẻ mạnh mà lười biếng, nhân cách thoái hoá … đáng khinh bỉ.

+ Qua truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, ta thấy trong khi trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa ở trên đê, thì ở trong đình quan phụ mẫu rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga đánh bài tổ tôm, khi báo đê vỡ , quan phụ mẫu không những không hốt hoảng mà còn sai lính đuổi cổ bác nông dân ra ngoài, còn hắn vẫn ung dung vui vẻ ngôi chơi bài. Trong khi quan ù ván bài to thì khắp nơi nước tràn lênh láng....Tình cảnh đó đã lên án gay gắt một tên quan phủ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm.

+ Phê phán tên cai lệ độc ác, tàn nhẫn, dồn ép gia đình chị Dậu đến bước đường cùng

C. Kết bài: Tổng kết vấn đề


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.