Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A.

    Ô nhiễm môi trường

  • B.

    Tai nạn lao động

  • C.

    Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

  • D.

    Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Câu 2 :

Trung đội Cứu quốc quân được thành lập vào năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?

 

  • A.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

     

  • B.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

     

  • C.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

     

  • D.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.

Câu 3 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A.

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B.

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C.

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D.

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Câu 4 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là

 

  • A.

    Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava

     

  • B.

    Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

     

  • C.

    Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ

     

  • D.

    Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ

Câu 5 :

Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói ?

  • A.

    Phát động phong trào tăng gia sản xuất.

  • B.

    Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.

  • C.

    Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều.

  • D.

    Lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu.

Câu 6 :

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?

 

  • A.

    Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào

     

  • B.

    Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

     

  • C.

    Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

     

  • D.

    Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng

Câu 7 :

Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?

 

  • A.

    Mang tính thống nhất trong toàn quốc

     

  • B.

    Đều mang tính chất chính trị rõ nét

     

  • C.

    Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước

     

  • D.

    Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác

Câu 8 :

Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?

 

  • A.

    Hy Lạp

     

  • B.

    Đức

     

  • C.

    Thổ Nhĩ Kì

     

  • D.

    Áo

Câu 9 :

Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?

 

  • A.

    Giai cấp công nhân.

     

  • B.

    Giai cấp nông dân.

     

  • C.

    Giai cấp thợ thủ công.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.

Câu 10 :

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt là

 

  • A.

    Đảng Lao động Việt Nam

     

  • B.

    Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

     

  • C.

    Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

     

  • D.

    Đảng cộng sản Đông Dương

Câu 11 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam

 

  • A.

    Chiến tranh đặc biệt

     

  • B.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • C.

    Việt Nam hóa chiến tranh

     

  • D.

    Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 12 :

Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?

 

  • A.

    Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực

     

  • B.

    Duy trì hòa bình an ninh của khu vực

     

  • C.

    Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

     

  • D.

    Đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực

Câu 13 :

Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?

 

  • A.

    Giành lại thế chủ động trên chiến trường

     

  • B.

    Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh

     

  • C.

    Mở rộng bình định vùng chiếm đóng

     

  • D.

    Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự

Câu 14 :

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

 

  • A.

    Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.

     

  • B.

    Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân

     

  • C.

    Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi

     

  • D.

    Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.

Câu 15 :

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

 

  • A.

    Đế quốc Mĩ

     

  • B.

    Thực dân Pháp

     

  • C.

    Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Câu 16 :

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

  • A.

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh

  • B.

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

  • C.

    Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

  • D.

    Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Câu 17 :

Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Liên Xô

  • C.

    Cộng hòa Dân chủ Đức

  • D.

    Tiệp Khắc

Câu 18 :

Lĩnh vực nào của thương nghiệp  trong giai đoạn 1961- 1965 chiếm lĩnh được thị trường ở miền Bắc?

 

  • A.

    Thương nghiệp quốc doanh

     

  • B.

    Thương nghiệp tư doanh

     

  • C.

    Mậu dịch hàng hải

     

  • D.

    Đầu tư nước ngoài

Câu 19 :

Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

 

  • A.

    1967

  • B.

    1977

  • C.

    1987

  • D.

    1997

Câu 20 :

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?

 

  • A.

    Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản

     

  • B.

    Đức, Italia, Nhật Bản

     

  • C.

    Đức, Tây Ban Nha, Italia

     

  • D.

    Đức, Áo- Hung

Câu 21 :

Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?

 

  • A.

    Phân phối lại hàng hóa và thị trường.

     

  • B.

    Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại

     

  • C.

    Bình đẳng trong kinh tế

     

  • D.

    Tăng trưởng bền vững

Câu 22 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

 

  • A.

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

     

  • B.

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C.

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 23 :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

 

  • A.

    Báo Thanh niên.

     

  • B.

    Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".

     

  • C.

    "Bản án chế độ thực dân Pháp".

     

  • D.

    Báo "Người cùng khổ".

Câu 24 :

Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?

  • A.

    Khởi nghĩa Yên Bái

     

  • B.

    Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên

     

  • C.

    Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

     

  • D.

    Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 25 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là

 

  • A.

    Công nhân.

     

  • B.

    Nông dân.

     

  • C.

    Tiểu tư sản.

     

  • D.

    Tư sản dân tộc.

Câu 26 :

Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

     

  • B.

    Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

     

  • C.

    Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

     

  • D.

    Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Câu 27 :

Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" của Nhật Bản là

  • A.

    Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi

  • B.

    Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp

  • C.

    Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển

  • D.

    Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

Câu 28 :

Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

 

  • A.

    Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi

     

  • B.

    Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam

     

  • C.

    Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa

     

  • D.

    Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới

Câu 29 :

Mặt trận nào được xem là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam?

 

  • A.

    Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.

     

  • B.

    Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

     

  • C.

    Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

     

  • D.

    Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 30 :

Ý phản ánh đúng nhất về lý do Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời nhân nhượng với quân Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng.

  • A.

    Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh.

  • B.

    Phía Trung Hoa Dân quốc dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.

  • C.

    Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.

  • D.

    Quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  • A.

    Ô nhiễm môi trường

  • B.

    Tai nạn lao động

  • C.

    Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

  • D.

    Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Câu 2 :

Trung đội Cứu quốc quân được thành lập vào năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?

 

  • A.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

     

  • B.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

     

  • C.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

     

  • D.

    Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng lực lượng cách mạng để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I (2-1941).

Câu 3 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A.

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B.

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C.

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D.

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 4 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là

 

  • A.

    Làm phân tán khối cơ động chiến lược của Nava

     

  • B.

    Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

     

  • C.

    Chuẩn bị về vật chất cho chiến dịch Điện Biên Phủ

     

  • D.

    Củng cố tinh thần để quân dân Việt Nam mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là làm đảo lộn kế hoạch Nava (muốn tập trung nhưng phải phân tán, muốn tiến công nhưng lại bị tiến công), khiến nó bước đầu bị phá sản.

 

Câu 5 :

Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói ?

  • A.

    Phát động phong trào tăng gia sản xuất.

  • B.

    Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.

  • C.

    Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều.

  • D.

    Lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để giải quyết nạn đói, chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong nước, nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ gạo, lập ra “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn… để nấu rượu

Câu 6 :

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam?

 

  • A.

    Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào

     

  • B.

    Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

     

  • C.

    Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

     

  • D.

    Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo ra một bộ máy nhà nước thống nhất, nền kinh tế chung, từ đó tạo điều kiện để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam

Câu 7 :

Đâu không phải là điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1926-1929?

 

  • A.

    Mang tính thống nhất trong toàn quốc

     

  • B.

    Đều mang tính chất chính trị rõ nét

     

  • C.

    Công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập dẫn đầu phong trào yêu nước

     

  • D.

    Phong trào công nhân thực sự trở thành phong trào tự giác

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1926-1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới.

Cụ thể là:

- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, vượt ra phạm vị một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.

- Phong trào công nhân đang đi dần vào cuộc đấu tranh tự giác, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức quy tụ, dẫn đầu phong trào yêu nước

Câu 8 :

Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?

 

  • A.

    Hy Lạp

     

  • B.

    Đức

     

  • C.

    Thổ Nhĩ Kì

     

  • D.

    Áo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình chính trị châu Âu sau năm 1945 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Năm 1949, trên lãnh thổ nước Đức đã hình thành hai nhà nước đi theo 2 con đường đối lập nhau, có sự chi phối của Mĩ và Liên Xô. Sự tồn tại hai nhà nước Đức và sự phân đôi Béclin làm cho nước Đức trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô - Mĩ.

Câu 9 :

Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?

 

  • A.

    Giai cấp công nhân.

     

  • B.

    Giai cấp nông dân.

     

  • C.

    Giai cấp thợ thủ công.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản và một số địa chủ lớn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để bênh vực cho quyền lợi của mình, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập Hiến năm 1923 do Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu đứng đầu

Câu 10 :

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt là

 

  • A.

    Đảng Lao động Việt Nam

     

  • B.

    Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

     

  • C.

    Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

     

  • D.

    Đảng cộng sản Đông Dương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi

Câu 11 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam

 

  • A.

    Chiến tranh đặc biệt

     

  • B.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • C.

    Việt Nam hóa chiến tranh

     

  • D.

    Đông Dương hóa chiến tranh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thời gian tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất để trả lời

Lời giải chi tiết :

Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)

Câu 12 :

Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?

 

  • A.

    Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực

     

  • B.

    Duy trì hòa bình an ninh của khu vực

     

  • C.

    Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

     

  • D.

    Đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tháng 9-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực

Câu 13 :

Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?

 

  • A.

    Giành lại thế chủ động trên chiến trường

     

  • B.

    Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh

     

  • C.

    Mở rộng bình định vùng chiếm đóng

     

  • D.

    Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 7-5-1953, Tướng Nava được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”

Câu 14 :

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

 

  • A.

    Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.

     

  • B.

    Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân

     

  • C.

    Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi

     

  • D.

    Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Tám thành công là do các nguyên nhân sau:

- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc được phát huy khi Đảng Cộng sản Đông Dương phát cao ngọn cờ cứu nước, cứu nhà

- Có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng

- Tranh thủ được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 15 :

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

 

  • A.

    Đế quốc Mĩ

     

  • B.

    Thực dân Pháp

     

  • C.

    Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Câu 16 :

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

  • A.

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh

  • B.

    Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu

  • C.

    Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

  • D.

    Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét tử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân.

Câu 17 :

Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là

  • A.

    Trung Quốc

  • B.

    Liên Xô

  • C.

    Cộng hòa Dân chủ Đức

  • D.

    Tiệp Khắc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (18-1-1950)

Câu 18 :

Lĩnh vực nào của thương nghiệp  trong giai đoạn 1961- 1965 chiếm lĩnh được thị trường ở miền Bắc?

 

  • A.

    Thương nghiệp quốc doanh

     

  • B.

    Thương nghiệp tư doanh

     

  • C.

    Mậu dịch hàng hải

     

  • D.

    Đầu tư nước ngoài

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân

Câu 19 :

Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?

 

  • A.

    1967

  • B.

    1977

  • C.

    1987

  • D.

    1997

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 9/1977, Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc và trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.

Câu 20 :

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?

 

  • A.

    Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản

     

  • B.

    Đức, Italia, Nhật Bản

     

  • C.

    Đức, Tây Ban Nha, Italia

     

  • D.

    Đức, Áo- Hung

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản

Câu 21 :

Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?

 

  • A.

    Phân phối lại hàng hóa và thị trường.

     

  • B.

    Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại

     

  • C.

    Bình đẳng trong kinh tế

     

  • D.

    Tăng trưởng bền vững

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình kinh tế- xã hội của Nam Phi để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Năm 1996, chính phủ Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ mô với tên gọi “Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại” nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen, xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế vốn còn tồn tại với người da đen

Câu 22 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

 

  • A.

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

     

  • B.

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C.

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.

Câu 23 :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

 

  • A.

    Báo Thanh niên.

     

  • B.

    Tác phẩm "Đường Kách Mệnh".

     

  • C.

    "Bản án chế độ thực dân Pháp".

     

  • D.

    Báo "Người cùng khổ".

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênbáo Thanh niên.

Câu 24 :

Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?

  • A.

    Khởi nghĩa Yên Bái

     

  • B.

    Đại hội lần thứ nhất hội Việt Nam cách mạng thanh niên

     

  • C.

    Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

     

  • D.

    Hội nghị trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì

Câu 25 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là

 

  • A.

    Công nhân.

     

  • B.

    Nông dân.

     

  • C.

    Tiểu tư sản.

     

  • D.

    Tư sản dân tộc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nông dân.

Câu 26 :

Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

     

  • B.

    Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

     

  • C.

    Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

     

  • D.

    Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Đất nước Nhật gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa, lạm phát gia tăng.

Câu 27 :

Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" của Nhật Bản là

  • A.

    Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi

  • B.

    Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp

  • C.

    Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển

  • D.

    Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Người dân Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có truyền thống văn hóa, giáo dục, có ý chí vươn lên, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, tay nghề cao, có nhiều khả năng sáng tạo và đề cao kỉ luật. Đây là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.

Câu 28 :

Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

 

  • A.

    Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi

     

  • B.

    Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam

     

  • C.

    Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa

     

  • D.

    Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu năm 1929 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Đến năm 1929, những điều kiện thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam đã chín muồi

- Chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ

- Phong trào công nhân có bước phát triển mới, đang chuẩn biến mạnh mẽ từ tự phát sang tự giác

- Phong trào yêu nước ngả dần từ quỹ đạo tư sản sang vô sản.

=> Trong thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản được thành lập đặt ra yêu cầu cấp thiết hơn nữa cần thành lập một Đảng cộng sản thống nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 29 :

Mặt trận nào được xem là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam?

 

  • A.

    Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.

     

  • B.

    Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

     

  • C.

    Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

     

  • D.

    Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.

Câu 30 :

Ý phản ánh đúng nhất về lý do Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời nhân nhượng với quân Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng.

  • A.

    Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh.

  • B.

    Phía Trung Hoa Dân quốc dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.

  • C.

    Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.

  • D.

    Quân Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với quân Pháp ở Nam Bộ. Sau ngày 6-3-1946, Đảng ta lại chủ trương hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Nguyên nhân Đảng ta đưa ra chủ trương trên là do chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống hai kẻ thù mạnh.

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Các bài khác cùng chuyên mục