Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 3

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào

 

  • A.

    Phát triển kinh tế

     

  • B.

    Hội nhập quốc tế

     

  • C.

    Phát triển quốc phòng

     

  • D.

    Ổn định chính trị

Câu 2 :

Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

  • A.

    xây dựng và phát triển đất nước.

     

  • B.

    thực hiện liên kết khu vực.

     

  • C.

    khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

     

  • D.

    thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 3 :

Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?

 

  • A.

    Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

     

  • B.

    Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

     

  • C.

    Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

  • D.

    Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.

     

Câu 4 :

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

 

  • A.

    Hội nghị Ianta

     

  • B.

    Hội nghị Xan Phranxico

     

  • C.

    Hội nghị Pốtxđam

     

  • D.

    Hội nghị Pari

Câu 5 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A.

    Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B.

    Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.

     

  • C.

    Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.

     

  • D.

    Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.

Câu 6 :

Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa

     

  • B.

    Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

     

  • C.

    Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ

     

  • D.

    Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Câu 7 :

Nội dung nào không thuộc chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?

 

  • A.

    Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới

     

  • B.

    Sự hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

     

  • C.

    Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ

     

  • D.

    Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới

Câu 8 :

Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX là

 

  • A.

    Trật tự 2 cực Ianta

     

  • B.

    Chiến tranh lạnh

     

  • C.

    Xu thế liên kết khu vực và quốc tế

     

  • D.

    Sự ra đời của các khối quân sự đối lập

Câu 9 :

Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Giai cấp nông dân.

     

  • B.

    Giai cấp tư sản dân tộc.

     

  • C.

    Giai cấp công nhân.

     

  • D.

    Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 10 :

 Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

 

  • A.

    Bắc Phi

     

  • B.

    Trung Phi

     

  • C.

    Nam Phi

     

  • D.

    Đông Phi

Câu 11 :

 

Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

 

  • A.

    Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

     

  • B.

    Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

     

  • C.

    Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

     

  • D.

    Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Câu 12 :

Yếu tố quyết định nào buộc Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?

 

  • A.

    Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978

     

  • B.

    Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

     

  • C.

    Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

     

  • D.

    Xu thế toàn cầu hóa

Câu 13 :

Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

  • A.

    Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

  • B.

    Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

  • C.

    Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

  • D.

    Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Câu 14 :

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?

 

  • A.

    Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)

     

  • B.

    Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu

     

  • C.

    Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)

     

  • D.

    Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)

Câu 15 :

Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929)?

 

  • A.

    Công nhân, tư sản

     

  • B.

    Tư sản, tiểu tư sản

     

  • C.

    Tiểu tư sản, công nhân, tư sản

     

  • D.

    Tiểu tư sản, công nhân

Câu 16 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

 

  • A.

    Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

     

  • B.

    Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

     

  • C.

    Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

     

  • D.

    Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 17 :

Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

 

  • A.

    Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

  • B.

    Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

  • C.

    Để hàng hóa Pháp Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ.

  • D.

    Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

Câu 18 :

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?

 

  • A.

    Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

     

  • B.

    Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

     

  • C.

    Chống lại Liên Xô và Trung Quốc

     

  • D.

    Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản

Câu 19 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

 

  • A.

    Đòi quyền lợi về kinh tế.

     

  • B.

    Đòi quyền lợi về chính trị.

     

  • C.

    Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

     

  • D.

    Để giải phóng dân tộc.

Câu 20 :

Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.

     

  • B.

    Thắng lợi của cách mạng Brazin.

     

  • C.

    Thắng lợi của cách mạng Cuba.

     

  • D.

    Thắng lợi của cách mạng Chilê.

Câu 21 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A.

    Nhà nước Liên Xô tê liệt.

     

  • B.

    Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

     

  • C.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống, lá cờ trên điện tổng thống bị hạ xuống.

Câu 22 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B.

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C.

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D.

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 23 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 24 :

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

 

  • A.

    Bán vũ khí cho các bên tham chiến.

     

  • B.

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

     

  • C.

    Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

     

  • D.

    Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

Câu 25 :

Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?

  • A.

    Tổ chức Liên hợp quốc thành lập.

  • B.

    Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc.

  • C.

    Một trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực I-an-ta.

  • D.

    Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Câu 26 :

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

  • A.

    Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch

  • B.

    Mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách

  • C.

    Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa

  • D.

    Do Đông Âu rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô

Câu 27 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa

     

  • B.

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười

     

  • C.

    Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản

     

  • D.

    Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam

Câu 28 :

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

 

  • A.

    Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

     

  • B.

    Anh rời khỏi EU

     

  • C.

    Khủng hoảng nợ công ở châu Âu

     

  • D.

    Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Câu 29 :

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?

 

  • A.

    Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

     

  • B.

    Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

     

  • C.

    Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

     

  • D.

    Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Câu 30 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A.

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B.

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C.

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D.

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào

 

  • A.

    Phát triển kinh tế

     

  • B.

    Hội nhập quốc tế

     

  • C.

    Phát triển quốc phòng

     

  • D.

    Ổn định chính trị

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. Bởi kinh tế đã trở thành nội dung chính trong quan hệ quốc tế.

Câu 2 :

Nhiệm vụ nào được đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập?

  • A.

    xây dựng và phát triển đất nước.

     

  • B.

    thực hiện liên kết khu vực.

     

  • C.

    khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

     

  • D.

    thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi giành được độc lập, lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ Latinh đã sang một chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu

Câu 3 :

Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?

 

  • A.

    Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

     

  • B.

    Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

     

  • C.

    Hòa nhập sâu rộng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

  • D.

    Chạy đua vũ trang, đối đầu căng thẳng.

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. Xu thế này thể hiện mối quan hệ tích cực giữa các nước sau hai cuộc chiến tranh nóng (Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) và một cuộc chiến tranh lạnh (1947 – 1989). Xu thế này là thời cơ và thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.

Câu 4 :

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

 

  • A.

    Hội nghị Ianta

     

  • B.

    Hội nghị Xan Phranxico

     

  • C.

    Hội nghị Pốtxđam

     

  • D.

    Hội nghị Pari

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là: quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 5 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

 

  • A.

    Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.

     

  • B.

    Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.

     

  • C.

    Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.

     

  • D.

    Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Tap-Hác-Lây nhằm mục đích chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động. Đồng thời chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

Câu 6 :

Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa

     

  • B.

    Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

     

  • C.

    Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ

     

  • D.

    Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã có liên hệ mật thiết với nhau

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và xu thế liên kết quốc tế

- Nhu cầu thắt chặt sự tin cậy lẫn nhau để khắc phục những nghi kị, chia rẽ trong lịch sử; đồng thời cũng là để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ

Câu 7 :

Nội dung nào không thuộc chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?

 

  • A.

    Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới

     

  • B.

    Sự hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

     

  • C.

    Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ

     

  • D.

    Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng:

1- Từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế- tài chính và quân sự vượt trội, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

2- Nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

3- Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lương sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là sự ra đời và phát triển của Cộng đồng kinhh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).

Câu 8 :

Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế ở nửa sau thế kỉ XX là

 

  • A.

    Trật tự 2 cực Ianta

     

  • B.

    Chiến tranh lạnh

     

  • C.

    Xu thế liên kết khu vực và quốc tế

     

  • D.

    Sự ra đời của các khối quân sự đối lập

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trật tự 2 cực Ianta là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.

Câu 9 :

Giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Giai cấp nông dân.

     

  • B.

    Giai cấp tư sản dân tộc.

     

  • C.

    Giai cấp công nhân.

     

  • D.

    Tầng lớp tiểu tư sản.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về ý thức chính trị và có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Câu 10 :

 Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

 

  • A.

    Bắc Phi

     

  • B.

    Trung Phi

     

  • C.

    Nam Phi

     

  • D.

    Đông Phi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi (Ai Cập, Libi), sau đó lan ra các vùng khác.

Câu 11 :

 

Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

 

  • A.

    Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

     

  • B.

    Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

     

  • C.

    Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

     

  • D.

    Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

Câu 12 :

Yếu tố quyết định nào buộc Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?

 

  • A.

    Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978

     

  • B.

    Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

     

  • C.

    Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

     

  • D.

    Xu thế toàn cầu hóa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong những 1959-1978, đất nước Trung Quốc diễn ra nhiều những biến động. Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đã khiến đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa.

Câu 13 :

Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

  • A.

    Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

  • B.

    Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

  • C.

    Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

  • D.

    Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm 3 mục tiêu cơ bản: chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới.

Đáp án D: Mĩ chủ yếu viện trợ cho các nước Tây Âu để lôi kéo các nước này là đồng minh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 14 :

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?

 

  • A.

    Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)

     

  • B.

    Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu

     

  • C.

    Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)

     

  • D.

    Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời

Lời giải chi tiết :

- Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới.

- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

- Thắng lợi của cách mạng Cuba giúp mở rộng không gian địa lý sang khu vực Mĩ Latinh.

Câu 15 :

Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929)?

 

  • A.

    Công nhân, tư sản

     

  • B.

    Tư sản, tiểu tư sản

     

  • C.

    Tiểu tư sản, công nhân, tư sản

     

  • D.

    Tiểu tư sản, công nhân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến mới với sự ra đời của hai giai cấp là tư sản và tiểu tư sản.

Câu 16 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), giai cấp tư sản bị phân hoá như thế nào?

 

  • A.

    Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

     

  • B.

    Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

     

  • C.

    Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

     

  • D.

    Tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản ra đời, sau đó bị phân hoá thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Câu 17 :

Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

 

  • A.

    Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

  • B.

    Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

  • C.

    Để hàng hóa Pháp Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ.

  • D.

    Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung kế hoạch Mác-san để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Để nhận được viện trợ của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phải không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

Câu 18 :

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?

 

  • A.

    Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

     

  • B.

    Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

     

  • C.

    Chống lại Liên Xô và Trung Quốc

     

  • D.

    Chống lại phong trào hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 19 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

 

  • A.

    Đòi quyền lợi về kinh tế.

     

  • B.

    Đòi quyền lợi về chính trị.

     

  • C.

    Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

     

  • D.

    Để giải phóng dân tộc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu các phong trào đấu tranh của công nhân giai đoạn 1919 – 1924 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1919 – 1924, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế tăng lương, giảm giờ làm. Đến năm 1925, với cuộc bãi công của công nhân Bason đã đánh dấu giai cấp công nhân bước đầu đấu tranh vì mục tiêu chính trị.

Câu 20 :

Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.

     

  • B.

    Thắng lợi của cách mạng Brazin.

     

  • C.

    Thắng lợi của cách mạng Cuba.

     

  • D.

    Thắng lợi của cách mạng Chilê.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự kiện được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cớ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thắng lợi của cách mạng Cuba. Vì Cuba là nước đầu tiên lật đổ được nền thống trị của chế độ độc tài thân Mĩ, xây dựng chế độ cộng hòa ở khu vực. Cách mạng Cuba là nguồn cổ vũ to lớn cho các nước còn lại trong khu vực đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Câu 21 :

Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A.

    Nhà nước Liên Xô tê liệt.

     

  • B.

    Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập.

     

  • C.

    Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập.

     

  • D.

    Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống, lá cờ trên điện tổng thống bị hạ xuống.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 25/12/1991 Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Câu 22 :

Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.

    Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.

     

  • B.

    Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

     

  • C.

    Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

     

  • D.

    Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích bối cảnh thế giới và nội tại của những quốc gia tiêu biểu tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), mâu thuẫn xã hội ở các nước châu Á phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Trong khi đó, các lực lượng dân tộc ở các nước này ngày càng trưởng thành. Đây là yếu tố quyết định nhất đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau năm 1945.

Còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

Câu 23 :

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

 

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 24 :

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

 

  • A.

    Bán vũ khí cho các bên tham chiến.

     

  • B.

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

     

  • C.

    Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

     

  • D.

    Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai đó là việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý

Câu 25 :

Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?

  • A.

    Tổ chức Liên hợp quốc thành lập.

  • B.

    Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc.

  • C.

    Một trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực I-an-ta.

  • D.

    Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của Hội nghị I-an-ta để phân tích, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Hội nghị I-an-ta (1945) đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Toàn bộ những thỏa thuận và quy định đó đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, đó là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.

Câu 26 :

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

  • A.

    Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch

  • B.

    Mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách

  • C.

    Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa

  • D.

    Do Đông Âu rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thế kỉ XX là do mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách. Cụ thể:

- Không tôn trọng các quy luật phát triển kinh tế - xã hội.

- Không bắt kịp được sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

- Sai lầm trong quá trình tiến hành cải tổ…

Câu 27 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A.

    Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa

     

  • B.

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười

     

  • C.

    Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản

     

  • D.

    Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng. Ý thức đấu tranh của các lực lượng xã hội này cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc ngày càng rõ nét. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 28 :

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

 

  • A.

    Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

     

  • B.

    Anh rời khỏi EU

     

  • C.

    Khủng hoảng nợ công ở châu Âu

     

  • D.

    Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này

Câu 29 :

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?

 

  • A.

    Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

     

  • B.

    Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

     

  • C.

    Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

     

  • D.

    Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức thực tiễn để trả lời

Lời giải chi tiết :

Có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo

Câu 30 :

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

  • A.

    Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

     

  • B.

    Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn

     

  • C.

    Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình thế giới để đề ra đường lối phù hợp

     

  • D.

    Không dập khuôn máy móc công thức cải tổ của phương Tây

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để rút ra bài học kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Các bài khác cùng chuyên mục