Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 9

Tải về

Tác giả đi bắt bướm ở đâu? Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như gì? Nội dung của bài đọc này là. Có thể thay từ “mặt nguyệt” trong câu: “Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng.” Bằng từ nào sau đây? Trong câu văn: “Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn”. Một trong những tính từ ở câu trên là từ. Trong bài câu văn có nhiều từ láy là. Cho câu văn sau: “Chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm”. Câ

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc:

Những cánh bướm bên bờ sông

Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình hóa bướm vàng.

(Vũ Tú Nam)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Tác giả đi bắt bướm ở đâu?

A. Trên bờ đê

B. Trong vườn rau

C. Bên bờ sông

D. Trong rừng

Câu 2: Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như gì?

A. Hoa nắng

B. Bông tuyết

C. Tàn than

D. Mặt nguyệt

Câu 3: Nội dung của bài đọc này là:

A. Tả cảnh bắt bướm của tác giả

B. Tả những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc

C. Tả cảnh đẹp bên bờ sông

D. Tả một chiều bên bờ sông

Câu 4: Có thể thay từ “mặt nguyệt” trong câu: “Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng.” Bằng từ nào sau đây?

A. mặt nạ

B. mặt trời

C. mặt mũi

D. mặt trăng

Câu 5: Trong câu văn: “Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn”. Một trong những tính từ ở câu trên là từ:

A. bướm quạ

B. đôi mắt

C. dữ tợn

D. bàn tay

Câu 6: Trong bài câu văn có nhiều từ láy là:

A. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng

B. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn

C. Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.

D. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc

Câu 7: Cho câu văn sau: “Chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm”. Câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ trong câu trên là:

A. Chúng tôi làm gì?

B. Ai tha thẩn bên bờ sông bắt bướm?

C. Ai bắt bướm bên bờ sông?

D.Ai tha thẩn bên bờ sông?

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nhớ – viết:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi. Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm.

a. Gạch dưới chân câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn

b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu vừa tìm được

Câu 3: Phân loại các từ sau theo nghĩa của từ “tài”

tài ba, tài trợ, tài sản, tài năng, tài nguyên, tài nghệ, tài hoa, phát tài, tài đức, tài giỏi

Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”

Tài có nghĩa là “tiền của”

 

 

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một đồ dùng trong gia đình em.

-------- Hết --------

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Trắc nghiệm


Câu 1: Tác giả đi bắt bướm ở đâu?

A. Trên bờ đê

B. Trong vườn rau

C. Bên bờ sông

D. Trong rừng

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu đầu tiên của bài đọc để chọn đáp án đúng nhất.

“Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm.”

Cách giải:

Tác giả đi bắt bướm bên bờ sông.

Chọn C.

Câu 2: Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như gì?

A. Hoa nắng

B. Bông tuyết

C. Tàn than

D. Mặt nguyệt

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn sau để chọn đáp án đúng:

“Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng.”

Cách giải:

Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như hoa nắng.

Chọn A.

Câu 3: Nội dung của bài đọc này là:

A. Tả cảnh bắt bướm của tác giả

B. Tả những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc

C. Tả cảnh đẹp bên bờ sông

D. Tả một chiều bên bờ sông

Phương pháp:

Em suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng nhất.

Cách giải:

Nội dung của bài đọc này là Tả những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc

Chọn B.

Câu 4: Có thể thay từ “mặt nguyệt” trong câu: “Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng.” Bằng từ nào sau đây?

A. mặt nạ

B. mặt trời

C. mặt mũi

D. mặt trăng

Phương pháp:

Em suy nghĩ và lựa chọn từ có nghĩa tương tự từ “mặt nguyệt” để thay thế.

Cách giải:

Có thể thay từ “mặt nguyệt” bằng từ “mặt trăng

Chọn D.

Câu 5: Trong câu văn: “Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn”. Một trong những tính từ ở câu trên là từ:

A. bướm quạ

B. đôi mắt

C. dữ tợn

D. bàn tay

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và các đáp án để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Tính từ trong câu trên là dữ tợn

Chọn C.

Câu 6: Trong bài câu văn có nhiều từ láy là:

A. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng

B. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn

C. Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.

D. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc

Phương pháp:

Em đọc kĩ từng câu, xác định các từ láy có trong câu xem câu nào có nhiều từ láy nhất.

Cách giải:

Câu có nhiều từ láy nhất là: Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.

Chọn C.

Câu 7: Cho câu văn sau: “Chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm”. Câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ trong câu trên là:

A. Chúng tôi làm gì?

B. Ai tha thẩn bên bờ sông bắt bướm?

C. Ai bắt bướm bên bờ sông?

D.Ai tha thẩn bên bờ sông?

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và các đáp án để chọn đáp án đúng.

Cách giải:

Câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ trong câu trên là: Ai tha thẩn bên bờ sông bắt bướm?

Chọn B.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nhớ – viết:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Phương pháp:

Em viết đoạn văn vào vở, giấy kiểm tra

Cách giải:

Em chủ động hoàn thành bài chính tả.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi. Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm.

a. Gạch dưới chân câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn

b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu vừa tìm được

Phương pháp:

a. Em tìm câu được viết theo kiểu Ai thế nào? và gạch chân dưới câu đó

b. Phân tích cấu tạo các câu mà em vừa tìm được

Cách giải:

a. Các câu kiểu Ai thế nào? là:

- Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều.

- Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu đến sát các ngón chân và tận mút chỏm.

b.

Câu 3: Phân loại các từ sau theo nghĩa của từ “tài”

tài ba, tài trợ, tài sản, tài năng, tài nguyên, tài nghệ, tài hoa, phát tài, tài đức, tài giỏi

Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”

Tài có nghĩa là “tiền của”

 

 

 

Phương pháp:

Em đọc kĩ các từ ngữ và xếp vào ô thích hợp.

Cách giải:

Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”

Tài có nghĩa là “tiền của”

Tài ba, tài năng, tài nghệ, tài hoa, tài đức, tài giỏi

Tài trợ, tài sản, tài nguyên, phát tài

 

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một đồ dùng trong gia đình em.

Phương pháp:

Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.

Mở bài: Giới thiệu về đồ vật

- Đồ vật em định tả là gì?

- Tại sao em (gia đình) có nó?

- Em (gia đình em) có nó từ khi nào?

Thân bài:

a. Tả bao quát

- Hình dáng

- Kích thước

- Màu sắc

b. Tả từng bộ phận của đồ vật

c. Công dụng

d. Kỉ niệm của em và gia đình với đồ vật đó

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật

Cách giải:

Bài tham khảo 1: Tả chiếc xe đạp

Năm ngoái, mẹ em có bảo với em rằng là nếu em có thể đạt được học sinh giỏi thì mẹ em sẽ mua cho em một cái xe đạp riêng cho em. Em đã rất cố gắng để cuối năm đạt học sinh giỏi và mẹ đã mua cho em chiếc xe đạp

"Ôi chao! Sao chiếc xe đẹp đến vậy!" Tôi thốt lên thật to. Xe được khoác lên bộ quần áo màu hồng nhạt rất đẹp. Chiếc yên xe êm và rất thoải mái. Nó được mẹ em vặn kích cỡ vừa để cho em đạp xe. Từ yên có một thanh sắt nối ra đến đầu xe. Vành xe rất chắc chắn, bên tay trái là một chiếc chuông màu hồng. Chuông xe rất nhạy. Mỗi khi đi chỗ đông người em thường em thường ấn chiếc chuông kêu "Kính coong". Đầu xe là một chiếc giọ để em đựng đồ. Chiếc giọ này rất thuận tiện, em thường để cặp sách vào trong mỗi khi đến trường. Hai bánh xe của em có rất nhiều nan hoa được làm bằng sắt. Cái xe đạp của em có hai chỗ ngồi, một chỗ ngồi ở trước dành cho người đạp xe và chỗ ngồi dành cho người đi cùng. Em luôn để một cái khăn ở dưới yên xe. Cứ đến chủ nhật là em lại mang khăn ra lau chùi xe để nó luông được sạch sẽ.

Em rất quý chiếc xe đạp này. Vì chiếc xe này là một món quà đáng nhớ nhất của mẹ dành cho em và cũng vì sự hữu ích của nó. Em sẽ giữ gìn chiếc xe thật cẩn thận cũng như giữ gìn tình cảm của mẹ dành cho em.

Bài tham khảo 2: Tả chiếc ti vi

Ở giữa phòng khách nhà em là một chiếc tivi rất đẹp. Đó là món quà mà anh Hai em vừa mua nhân dịp Tết đến.

Đó là chiếc tivi hiệu SamSung đời mới, với vẻ ngoài sang trọng. Màn hình tivi có hình chữ nhật, dài chừng gần một mét rưỡi. Đặc biệt, màn hình chỉ dày khoảng hai đốt ngón tay mà thôi, khác hoàn toàn chiếc tivi cũ của nhà em. Khung tivi đen bóng, đến mức em có thể soi gương được. Ở phía dưới, là hai cái chân hình chữ V, cao khoảng 5cm để đỡ toàn bộ phần màn hình. Phía sau, là một cái dây cắm dài khoảng 1m, để cắm vào ổ điện. Bên cạnh là một số khe để kết nối tivi với máy tính, loa hoặc các thiết bị điện tử khác.

Khi mở tivi lên, em vô cùng ngạc nhiên. Vì hình ảnh và âm thanh quá sống động. Trên một màn hình to lớn, những bộ phim em từng xem trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều. Đặc biệt, ngoài các kênh truyền hình thông thường, chiếc tivi này còn có thể kết nối internet để lên mạng, xem các chương trình khác mọi lúc nữa.

Em thích chiếc tivi mới của nhà mình lắm. Vậy là năm nay, cả nhà em sẽ cùng nhau xem chương trình Táo Quân bên chiếc tivi to và đẹp này.

Bài tham khảo 3: Tả chiếc tủ quần áo

Em có một chiếc tủ đựng quần áo rất xinh xắn. Chiếc tủ này đã gắn bó với em từ khi em còn rất nhỏ. Đến bây giờ, chiếc tủ vẫn được đặt trong góc phòng ngủ của em.

Chiếc tủ này chỉ cao chín mươi lăm phân, thấp hơn so với chiều cao của em một chút nhưng em thấy nó rất vừa vặn và hợp với phòng ngủ của em. Trên mặt tủ, em có đặt một khung ảnh gia đình và một cái đèn ngủ khiến cho chiếc tủ trông đẹp đẽ hơn. Viền trên và viền dưới của tủ được thiết kế theo hình lượn sóng khiến chiếc tủ khô cứng trở nên mềm mại.

Tủ quần áo tuy nhỏ bé như thế nhưng quan trọng hơn cả là nó rất hữu dụng. Chiếc tủ được chia làm hai phần. Phần bên trái của tủ là một ngăn treo quần áo. Ngăn này không có cánh tủ nên em dễ dàng lấy đồ mà không mất thời gian mở ra, đóng vào. Đích thân ông ngoại đã làm cho em những chiếc mắc xinh xắn vừa với tủ để em có thể treo chúng lên.

Bên phải của tủ là những ngăn kéo nhỏ dùng để đựng những món đồ nhỏ xinh. Mỗi ngăn kéo đều có 2 cánh tay cầm hình ngôi sao để em thuận tiện hơn trong việc mở tủ. Đối với em, ngăn tủ chính là một thế giới bí mật giúp em cất giữ những món đồ riêng của mình.

Mai sau, dù có lớn lên, chiếc tủ không còn đủ sức chứa những món đồ của em nữa thì em vẫn yêu mến chiếc tủ này và luôn luôn giữ gìn nó để nó trở thành vật hữu ích nhất.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 10

    Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào? Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi? Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc? Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện? Người thắng cuộc được thưởng gì? Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì? Trong câu “Con tượng vàng béo múp” có mấy tính từ? Tìm những từ láy có trong đoạn văn. Phân loại các từ láy tìm được theo hai nhóm từ láy đã học. Nối câu ở cột bên phải với kiểu câu ở cột bên trái. Em

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 8

    Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”? Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy? Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ? Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ? Câu nào dưới đây là câu

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 7

    Cậu bé và nhiều trẻ em khác chờ trong công viên để làm gì? Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bã, ngượng ngập? Bà cậu bé đã an ủi cậu bằng cách nào? Theo em, tàn nhang là gì? Câu trả lời cuối cùng của cậu bé muốn nói lên điều gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Đặt câu cảm cho các tình huống sau. Sắp xếp các từ ghép dưới đây vào ô phù hợp. Em hãy viết một bài văn tả quang cảnh trường em vào buổi sáng.

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 6

    Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì? Xin Thiên thần Tình Thương điều gì? Còn ở Thiên thần Ước Mơ, bạn ấy cầu xin điều gì? Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao? Có bao nhiêu Thiên thần được nhắc đến trong bức thư? Em hiểu “hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” nghĩa là gì? Em hiểu thành ngữ “màn trời chiếu đất” được nhắc đến trong bài nghĩa là gì? Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì? Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng. Tìm d

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5

    Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? Thầy giáo cho mấy loại đề kiểm tra? Loại đề thứ mấy là dễ nhất? Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? Chủ ngữ trong câu “Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học” là. Trạng ngữ trong câu “Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra” chỉ gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Nối các kiểu trạng ngữ với ví dụ tương ứng. Phân loại những hoạt động sau thành hai nhóm. Em hãy viết một bài văn tả về một

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.