Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 1

Tải về

Anh bù nhìn được làm bằng gì? Anh bù nhìn có “nhiệm vụ” gì? Người nông dân làm gì khi lũ chim ăn hết hạt mới gieo ngoài đồng? Điểm đáng yêu của các anh bù nhìn là: Câu “Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công” thuộc kiểu câu nào? Chủ ngữ trong câu “Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu” là gì? Em hãy tìm từ đơn, từ ghép và từ láy trong câu văn sau: Phân tích cấu tạo các câu sau: Em hãy viết một bài

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc:

Anh bù nhìn

          Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.

          Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoàng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa…. Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

          Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

          Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

          Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

          Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt…

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Anh bù nhìn được làm bằng gì?

A. Giấy và bao tải cũ

B. Giấy và rơm

C. Gỗ và áo tơi lá cũ

D. Thanh tre, bao tải rách, áo tơi lá cũ

Câu 2: Anh bù nhìn có “nhiệm vụ” gì?

A. Dọa trẻ con trong làng, không cho chơi ở cánh đồng

B. Dọa chim, bảo vệ ruộng mới gieo hạt

C. Làm đồ chơi cho trẻ con

D. Bảo vệ lúa khỏi bị chuột ăn

Câu 3: Người nông dân làm gì khi lũ chim ăn hết hạt mới gieo ngoài đồng?

A. Gieo lại hạt và làm một anh bù nhìn mới

B. Gieo lại hạt và làm bẫy chim

C. Giăng lưới để bắt chim

D. Vừa làm bẫy chim vừa làm anh bù nhìn khác

Câu 4: Điểm đáng yêu của các anh bù nhìn là:

A. Hiền lành, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ trẻ con trong làng

B. Vui tính, không cáu gắt, làm trò vui cho trẻ con

C. Giúp các bác nông dân gieo hạt, cấy cày để có một vụ mùa bội thu

D. Không dọa dẫm, cáu gắt, lên mặt với trẻ con, giúp người nông dân bảo vệ ruộng mới gieo hạt

Câu 5: Câu “Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu” là gì?

A. Tay

B. Tay anh

C. Tay anh bù nhìn

D. Anh bù nhìn

Câu 7: Có thể thay từ ranh ma trong câu “Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ….” bằng từ nào dưới đây:

A. láu cá

B. khôn ngoan

C. tinh anh

D. thông minh

Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn.

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật

C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là các ý liệt kê

D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là suy nghĩ của nhân vật

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nhìn – viết:

Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,

Cá thu Biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Câu 2: Em hãy tìm từ đơn, từ ghép và từ láy trong câu văn sau:

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.

- Từ đơn

- Từ ghép

- Từ láy

Câu 3: Phân tích cấu tạo các câu sau:

a. Về đêm, cảnh vật thật im lìm.

b. Trước sân nhà, ba em có trồng một cây mai tứ quý.

c. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả lại một con vật nuôi mà em biết.

-------- Hết --------

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Anh bù nhìn được làm bằng gì?

A. Giấy và bao tải cũ

B. Giấy và rơm

C. Gỗ và áo tơi lá cũ

D. Thanh tre, bao tải rách, áo tơi lá cũ

Phương pháp: 

Em đọc kĩ những câu văn sau để chọn đáp án đúng nhất.

“Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn.”

Cách giải:

Anh bù nhìn được làm bằng thanh tre, bao tải rách, áo tơi lá cũ

Chọn D.

Câu 2: Anh bù nhìn có “nhiệm vụ” gì?

A. Dọa trẻ con trong làng, không cho chơi ở cánh đồng

B. Dọa chim, bảo vệ ruộng mới gieo hạt

C. Làm đồ chơi cho trẻ con

D. Bảo vệ lúa khỏi bị chuột ăn

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn sau để chọn đáp án đúng:

“Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoàng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa…. Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…”

Cách giải:

Anh bù nhìn có “nhiệm vụ” dọa chim, bảo vệ ruộng mới gieo hạt

Chọn B.

Câu 3: Người nông dân làm gì khi lũ chim ăn hết hạt mới gieo ngoài đồng?

A. Gieo lại hạt và làm một anh bù nhìn mới

B. Gieo lại hạt và làm bẫy chim

C. Giăng lưới để bắt chim

D. Vừa làm bẫy chim vừa làm anh bù nhìn khác

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn sau để chọn đáp án đúng nhất.

“Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.”

Cách giải:

Khi lũ chim ăn hết hạt mới gieo ngoài đồng, người nông dân gieo lại hạt và làm một anh bù nhìn mới.

Chọn A.

Câu 4: Điểm đáng yêu của các anh bù nhìn là:

A. Hiền lành, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ trẻ con trong làng

B. Vui tính, không cáu gắt, làm trò vui cho trẻ con

C. Giúp các bác nông dân gieo hạt, cấy cày để có một vụ mùa bội thu

D. Không dọa dẫm, cáu gắt, lên mặt với trẻ con, giúp người nông dân bảo vệ ruộng mới gieo hạt

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn sau để chọn đáp án đúng nhất.

“Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…”

Cách giải:

Điểm đáng yêu của anh bù nhìn là: không dọa dẫm, cáu gắt, lên mặt với trẻ con, giúp người nông dân bảo vệ ruộng mới gieo hạt

Chọn D.

Câu 5: Câu “Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu nào?

Lời giải chi tiết:

Câu văn trên thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?

Chọn B.

Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu” là gì?

A. Tay

B. Tay anh

C. Tay anh bù nhìn

D. Anh bù nhìn

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và phân tích cấu tạo câu để xác định chủ ngữ của câu.

Chủ ngữ là những từ, cụm từ trả lời cho câu hỏi Ai, Cái gì, Con gì

Cách giải:

Chủ ngữ trong câu văn trên là Tay anh bù nhìn

Chọn C.

Câu 7: Có thể thay từ ranh ma trong câu “Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ….” bằng từ nào dưới đây:

A. láu cá

B. khôn ngoan

C. tinh anh

D. thông minh

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và xác định ý nghĩa của từ ranh ma để lựa chọn từ ngữ thay thế phù hợp.

ranh ma: chỉ sự khôn vặt, tinh quái

Cách giải:

Từ có thể dùng để thay thế từ ranh ma trong câu văn trên là từ láu cá

Chọn A.

Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn.

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật

C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là các ý liệt kê

D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là suy nghĩ của nhân vật

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu, chú ý phần sau dấu hai chấm để xác định tác dụng của dấu hai chấm.

Cách giải:

Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Chọn A.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nhìn – viết:

Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,

Cá thu Biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Phương pháp:

Em viết đoạn thơ vào vở, giấy kiểm tra

Cách giải:

Em chủ động hoàn thành bài chính tả.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

Câu 2: Em hãy tìm từ đơn, từ ghép và từ láy trong câu văn sau:

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.

- Từ đơn

- Từ ghép

- Từ láy

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu và xác định từ đơn, từ ghép và từ láy có trong câu đó.

- Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng

- Từ ghép là từ được tạo từ các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau

- Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau

Cách giải:

- Từ đơn: xe, leo, trên, dốc, cao, của, xuyên, tỉnh

- Từ ghép: chúng tôi, con đường

- Từ láy: chênh vênh

Câu 3: Phân tích cấu tạo các câu sau:

a. Về đêm, cảnh vật thật im lìm.

b. Trước sân nhà, ba em có trồng một cây mai tứ quý.

c. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

Phương pháp:

Em đọc kĩ các câu văn và xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của chúng.

Cách giải:

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả lại một con vật nuôi mà em biết.

Phương pháp:

Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.

Mở bài: Giới thiệu về vật nuôi nhà em

- Nuôi từ lúc nào?

- Do ai cho (tặng, mua)?

Thân bài:

a. Tả bao quát

- Vật nuôi đó có tên là gì? Thuộc giống gì?

- Hình dáng của con vật đó thế nào?

- Con vật đó có lông không? Nếu có lông thì màu gì?

b. Tả chi tiết

- Đầu của con vật đó thế nào?

- Mắt của vật nuôi màu gì?

- Cái mũi của vật nuôi như thế nào?

c. Tả hoạt động

- Vật nuôi thường làm gì?

- Vật nuôi giúp ích gì cho gia đình em?

- Kể một kỉ niệm của em với con vật đó.

Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em với vật nuôi ấy

Cách giải:

Bài tham khảo 1: Tả chú chim bồ câu

Trong tất cả các con vật nuôi trong gia đình em, em thích nhất là con chim bồ câu mái do chú em tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em.

Vì là con chim mái nên trông nó nhỏ hơn con chim trống một chút. Toàn thân nó được khoát bộ lông xám pha xanh lục. Đầu nó thật xinh xắn. Chiếc mỏ nâu ngắn ngủn nhô ra trông rất dễ thương mỗi khi chị rỉa lông hoặc dụi dụi vào cánh. Đôi mắt no tròn, to và đen láy, nguyên cả tròng viền quanh mắt là một đường tròn nhỏ đỏ au. Lông cổ mịn màng màu đậm hơn hai cánh một chút, nối với thân dài nhưng thon thon trông giống như cái bắp chuối nhỏ. Lưng và vai của con chim no tròn, đầy đặn. Hai cánh khum khum như hai vỏ trai lớn úp dài theo chân. Những chiếc lông vũ cứng và dài giúp cho bồ câu bay xa. Đuôi xòe ra như chiếc quạt nhỏ làm bồ câu thêm duyên dáng. Đôi chân nó thấp, bé loắt choắt, màu đỏ, nhưng nhảy rất lẹ.

Suốt ngày bồ câu quanh quẩn bay là sà ở vườn, ở sân để kiếm ăn: khi thì luẩn quẩn trong sân, khi thì gáy rân rân trên mái nhà. Tiếng “ gì gù “ của bồ câu nghe trầm ấm rất dễ thương.

Thỉnh thoảng chị mái cũng đi theo tiếng chim trống đi kiếm ăn và dạo chơi xa nhà trong đôi ba tiếng. Thế nhưng nó rất nhớ đường về nhà và chưa bao giờ đi lạc. Chim bồ câu mái này rất hiền lành, tính ưa sạch, thích ở nhà đẹp. Vì thế mẹ vẫn mua thêm đậu xanh hoặc hạt kê để bồi dưỡng cho con bồ câu. Ba thuê đóng một cái chuồng được trang trí nhiều màu sắc rất sáng sủa cho bồ câu ở.

Đến nay con chim mái đã sinh được hai quả trứng và đang ấp. Bồ câu mau đẻ lắm. Chẳng mấy chốc có một đàn bồ câu xinh xắn tô điểm cho nhà em thêm đẹp. Ai cũng bảo thịt chim bồ câu vừa ngon, vừa bổ, nhưng với em, em cứ thích để nuôi chúng hoài.

Nuôi chim bồ câu không tốn công nhiều mà lại sạch sẽ. Đó là một loài chim hiền hậu, luôn sống hòa thuận với nhau. Vì vậy loài người đã chọn bồ câu làm biểu tượng cho ước nguyện hòa bình.

Bài tham khảo 2: Tả chú chó

Em rất thích chó. Vừa rồi, nhân dịp sinh nhật em, bố đã mua tặng em một chú chó con rất đẹp.

Chú đáng yêu vô cùng. Em đặt tên cho chú là Kẹo. Mẹ bảo con đặt tên gì mà kỳ vậy. Nhưng em thích cái tên này. Từ hôm bố tặng, ngày nào em cũng vuốt ve và chăm sóc cho Kẹo rất chu đáo. Chú nặng khoảng bốn đến năm kilogam, em sẽ chăm cho chú nhanh lớn.

Chú khoác trên mình bộ lông tơ màu vàng nhạt mềm mại nhưng phần lông ở bốn chân chú màu trắng rất đáng yêu. Kẹo khôn lắm, chú có huyền đề, hai tai cụp xuống thỉnh thoảng mới vểnh lên như để nghe ngóng điều gì đó. Kẹo có đôi mắt đen láy, tròn xoe.

Chú rất thích nghịch. Mỗi buổi chiều rảnh rỗi, em lại dẫn chú ra cánh đồng chơi trò đuổi bắt. Em chạy, chú cũng chạy theo. Khi đuổi kịp, chú nhảy phốc lên người em quấn quýt có vẻ thích thú lắm.

Em rất yêu Kẹo. Em cũng rất cảm ơn bố đã tặng cho em món quà đặc biệt này.

Bài tham khảo 3: Tả chú mèo

Trong rất nhiều các loại vật nuôi trong gia đình, em yêu thích là con mèo. Con mèo không chỉ hiền lành ngoan ngoãn mà còn biết bắt chuột giỏi. 

Con mèo nhà em là giống mèo mướp bình thường, không quá mập mạp cũng không quá gầy nhưng rất ngoan và không bao giờ ăn vụng thức ăn của người. Con mèo mướp có bộ lông dài, dày rậm và rất mềm mượt, con mèo rất thích nằm úp bụng xuống đất rồi được em vuốt từ trên đỉnh đầu xuống tận đuôi. Mỗi khi em vuốt ve như thế đôi tai nhỏ của nó lại bè sang hai bên, đôi mắt lim dim như muốn ngủ, chẳng thèm động đậy, như là đang hưởng thụ cảm giác thoải mái.

Con mèo có đôi chân khá dài, thon thả và đặc biệt là bàn chân rất êm và mềm. Lớp đệm dưới chân của mèo giúp chúng đi lại trên mọi địa hình mà không phát ra tiếng động. Ngay cả chuột tinh nhanh, nhạy bén đến thế cũng không thể phát hiện ra. Trong một lần bắt chuột, con mèo bị rơi từ trên ban công tầng một xuống, chiếc đuôi của nó bị kẹt vào miếng tôn sắc nên bị chảy máu. Con mèo rất đau đớn, không ngừng kêu “meo meo” rất đáng thương, gia đình em đã chăm sóc vết thương cho nó, vết thương chỉ mất năm ngày là đã lành hẳn. Con mèo lai trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát như bình thường, chỉ khác là bây giờ con mèo rất ít khi trèo lên những chỗ cao.

Em rất thương con mèo nhà em và cảm thấy rất yêu quý nó, coi con mèo như một thành viên trong gia đình. Nếu có một ngày con mèo bị ốm em cũng không thể vui vẻ được.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 2

    Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? Giôn đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu? Cậu bé ngã mấy lần trong khi chạy đua? Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? Câu “Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích và gọi to” thuộc kiểu câu nào? Trạng ngữ trong câu “Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã.” là gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Viết các tính từ sau vào cột phù hợp. Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biế

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 3

    Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt có thái độ như thế nào đối với mọi người xung quanh? Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa có thái độ như thế nào với khách? Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố đã “chơi” cùng các bạn như thế nào? Những cô bé, cậu bé gặp trên đường đã để lại ấn tượng gì cho tác giả? Câu văn nào sau đây nói rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện? Dấu gạch ngang thứ hai trong câu “- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.” có tác dụng gì? Có thể thay thế từ

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 4

    Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? Dấu hai chấm trong câu Bạn tôi đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé” có tác dụng gì? Chủ ngữ trong câu “Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu l

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5

    Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? Thầy giáo cho mấy loại đề kiểm tra? Loại đề thứ mấy là dễ nhất? Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? Chủ ngữ trong câu “Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học” là. Trạng ngữ trong câu “Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra” chỉ gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Nối các kiểu trạng ngữ với ví dụ tương ứng. Phân loại những hoạt động sau thành hai nhóm. Em hãy viết một bài văn tả về một

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 6

    Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì? Xin Thiên thần Tình Thương điều gì? Còn ở Thiên thần Ước Mơ, bạn ấy cầu xin điều gì? Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao? Có bao nhiêu Thiên thần được nhắc đến trong bức thư? Em hiểu “hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” nghĩa là gì? Em hiểu thành ngữ “màn trời chiếu đất” được nhắc đến trong bài nghĩa là gì? Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì? Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng. Tìm d

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.