Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 Kết nối tri thức - Đề số 3
Đề bài
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Điều quan trọng khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy là gì?
-
A.
Chỉ vẽ ra những đối tượng người đó nhớ và cho là chính xác.
-
B.
Sự phản ánh thái độ sống tích cực của người đó đối với cuộc sống.
-
C.
Sự phản ánh thái độ sống tiêu cực của người đó đối với cuộc sống.
-
D.
Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.
Quá trình phát triển của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về
-
A.
sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
-
B.
sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.
-
C.
đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
-
D.
sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
Môn Lịch sử là gì?
-
A.
là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.
-
B.
là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12
-
C.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.
-
D.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Đâu không phải là điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ?
-
A.
Có bộ não lớn hơn.
-
B.
biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo hơn.
-
C.
cao hơn
-
D.
đi được bằng hai chi sau.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?
-
A.
Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
B.
Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.
-
C.
Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.
-
D.
Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.
Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:
-
A.
Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.
-
B.
Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.
-
C.
Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.
-
D.
Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
-
A.
xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
-
B.
hệ thống hóa kiến thức của bài học.
-
C.
mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
D.
giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?
-
A.
Kim tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thủy tinh.
-
D.
Thiên Vương tinh.
Nhận định nào dưới đây không đúng về lực côriôlít:
-
A.
Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
-
B.
Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
-
C.
Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
-
D.
Lực côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.
Bảo tàng gì ở Pháp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của người nguyên thủy?
-
A.
Quai Bờ-ran-li
-
B.
Ép-phen.
-
C.
Ê-đi-sơn
-
D.
Đờ-gôn
Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?
-
A.
Giáo dục.
-
B.
Chiến tranh.
-
C.
Sản xuất
-
D.
Lao động
Tư liệu nào không phải tư liệu hiện vật?
-
A.
Trống đồng Đông Sơn.
-
B.
Hoàng thành Thăng Long
-
C.
Tuyên ngôn độc lập.
-
D.
Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung ở Hoàng thành Thăng Long
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
-
A.
Cần có hứng thú trong học tập.
-
B.
Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.
-
C.
Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.
-
D.
Đạt nhiều điểm cao
Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
-
A.
2000 năm trước.
-
B.
3000 năm trước.
-
C.
4000 năm trước.
-
D.
5000 năm trước.
Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước lớn nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thiên Vương tinh.
-
D.
Hỏa tinh.
Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu
-
A.
tượng hình
-
B.
điểm
-
C.
đường
-
D.
diện tích
Nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử?
-
A.
Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.
-
B.
Ghi nhớ thời gian xảy ra các sự kiện
-
C.
Sắp xếp các thời gian xảy ra sự kiện.
-
D.
Dựng lại các sự kiện lịch sử.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Văn hóa Bắc Sơn thuộc địa phận tỉnh nào ngày nay?
-
A.
Hòa Bình.
-
B.
Lạng Sơn.
-
C.
Quảng Ninh.
-
D.
Nghệ An.
Điền từ vào câu sau: “Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang …”
-
A.
xã hội có giai cấp.
-
B.
xã hội bị phân hóa.
-
C.
xã hội có nhà nước.
-
D.
xã hội bị thông trị
Trong xã hội có giai cấp bao gồm những thành phần nào?
-
A.
Địa chủ và nông dân.
-
B.
Lãnh chúa và nông nô.
-
C.
Tư sản và vô sản.
-
D.
Thống trị và bị trị.
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
-
A.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
-
B.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
-
C.
Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
-
D.
Bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
Máy bay đi từ Hà nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây ?
-
A.
Hướng Nam
-
B.
Hướng Tây
-
C.
Hướng Bắc
-
D.
Hướng Tây Nam
Cho bản đồ sau
-
A.
Điểm A
-
B.
Điểm H
-
C.
Điểm G
-
D.
Điểm E
Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
-
A.
đường đồng mức
-
B.
phân tầng màu
-
C.
kí hiệu
-
D.
kẻ gạch.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ?
-
A.
Lược đồ trí nhớ bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.
-
B.
Lược đồ trí nhớ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.
-
C.
Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.
-
D.
Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.
Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học.
1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.
2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.
3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.
4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.
-
A.
1-2-3-4.
-
B.
1-4-3-2.
-
C.
1-3-2-4.
-
D.
1-4-2-3.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
-
A.
Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
-
B.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
-
C.
Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
-
D.
Trái Đất có dạng hình cầu.
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm
-
B.
Giờ trên Trái Đất.
-
C.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
D.
Hiện tượng mùa trong năm.
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
-
A.
11 giờ.
-
B.
5 giờ
-
C.
9 giờ
-
D.
12 giờ
Trái Đất có sự sống vì
-
A.
có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời
-
B.
có dạng hình cầu.
-
C.
có sự phân bố lục địa và đại dương.
-
D.
có kích thước rất lớn.
Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
-
A.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
-
C.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
D.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
Lời giải và đáp án
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đáp án : D
Do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên tia sáng mặt trời là những đường thẳng song song chỉ chiếu sáng được một nửa (ban ngày), nửa còn lại sẽ bị khuất sau bóng tối (ban đêm).
=> Vì vậy sinh ra ngày và đêm.
Điều quan trọng khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy là gì?
-
A.
Chỉ vẽ ra những đối tượng người đó nhớ và cho là chính xác.
-
B.
Sự phản ánh thái độ sống tích cực của người đó đối với cuộc sống.
-
C.
Sự phản ánh thái độ sống tiêu cực của người đó đối với cuộc sống.
-
D.
Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.
Đáp án : A
Điều quan trọng khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy là chỉ vẽ ra những đối tượng người đó nhớ và cho là chính xác.
Quá trình phát triển của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về
-
A.
sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
-
B.
sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.
-
C.
đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
-
D.
sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
Đáp án : D
Sự thay đổi của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
Môn Lịch sử là gì?
-
A.
là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.
-
B.
là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12
-
C.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.
-
D.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Đáp án : D
Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Ví dụ môn Lịch sử 6 trong sách kết nối tri thức với cuộc sông.
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Đáp án : A
Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Đâu không phải là điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ?
-
A.
Có bộ não lớn hơn.
-
B.
biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo hơn.
-
C.
cao hơn
-
D.
đi được bằng hai chi sau.
Đáp án : D
Nội dung không phải điểm tiến bộ của Người tinh khôn với Người tối cổ là đi được bằng hai chi sau.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Đáp án : B
Quan sát bản đồ các nước châu Á, dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc (đi lên)
=> Xác định được Việt Nam có vị trí nằm ở phía đông nam của châu Á
Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?
-
A.
Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
B.
Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.
-
C.
Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.
-
D.
Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.
Đáp án : A
Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng đồng xung quang bằng cách miêu tả bằng lời, vẽ bức họa khung cảnh, vẽ một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích, về các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa phương. Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương gọi là lược đồ trí nhớ.
Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:
-
A.
Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.
-
B.
Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.
-
C.
Nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.
-
D.
Nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Tây.
Đáp án : A
Từ hệ toạ độ đã cho ta có:
- Vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B -> Nước ta thuộc bán cầu Bắc.
- Kinh độ: 102°109′Đ – l09°24′Đ -> Nước ta thuộc bán cầu Đông hay Tây.
=> Như vậy, nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
-
A.
xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
-
B.
hệ thống hóa kiến thức của bài học.
-
C.
mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
D.
giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.
Đáp án : C
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Đáp án : C
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?
-
A.
Kim tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thủy tinh.
-
D.
Thiên Vương tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
nên ta chọn đáp án D. Thiên Vương tinh.
Nhận định nào dưới đây không đúng về lực côriôlít:
-
A.
Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
-
B.
Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
-
C.
Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
-
D.
Lực côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.
Đáp án : C
Lực côriôlit lực làm lệch hướng chuyển động của tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất.
- Nếu nhìn theo hướng di chuyển của vật thể thì ở bán cầu Bắc vật chuyển động sẽ lệch về hướng bên phải. Ở bán cầu Nam vật chuyển động sẽ bị lệch về phía bên trái. Lực Côriôlit có tác động ở hai bán cầu là như nhau. Vì vậy các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái do dòng chảy nước bị lực cô-ri-ô-lít làm dòng chảy lệch hường về bờ trái.
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Lực cô ri-ô-lít ở cả hai bán cầu là như nhau.
=> Nhận xét C: Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc là không đúng.
Bảo tàng gì ở Pháp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của người nguyên thủy?
-
A.
Quai Bờ-ran-li
-
B.
Ép-phen.
-
C.
Ê-đi-sơn
-
D.
Đờ-gôn
Đáp án : A
Bảo tàng Quai Bờ-ran-li ở Pa-ri (Pháp) là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của nhiều khu vực trên thế giới.
Người nguyên thủy thông qua gì để chinh phục thiên nhiên?
-
A.
Giáo dục.
-
B.
Chiến tranh.
-
C.
Sản xuất
-
D.
Lao động
Đáp án : D
Thông qua lao động, người nguyên thủy từng bước chinh phục tự nhiên.
Tư liệu nào không phải tư liệu hiện vật?
-
A.
Trống đồng Đông Sơn.
-
B.
Hoàng thành Thăng Long
-
C.
Tuyên ngôn độc lập.
-
D.
Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung ở Hoàng thành Thăng Long
Đáp án : C
Tư liệu không phải tư liệu hiện vật là bản Tuyên ngôn độc lập.
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Đáp án : D
Chùa Một Cột là tư liệu hiện vật được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
-
A.
Cần có hứng thú trong học tập.
-
B.
Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.
-
C.
Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.
-
D.
Đạt nhiều điểm cao
Đáp án : A
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập. Địa lí là một môn học tìm tòi và khám phá nên yêu cầu người học phải có đam mê và hứng thú.
Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
-
A.
2000 năm trước.
-
B.
3000 năm trước.
-
C.
4000 năm trước.
-
D.
5000 năm trước.
Đáp án : C
Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân Bắc Bộ đã biết đến đồ đồng.
Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước lớn nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thiên Vương tinh.
-
D.
Hỏa tinh.
Đáp án : A
Mộc tinh là hành tinh đứng thứ năm trong Hệ Mặt Trời.
Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu
-
A.
tượng hình
-
B.
điểm
-
C.
đường
-
D.
diện tích
Đáp án : B
Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.
Nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử?
-
A.
Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.
-
B.
Ghi nhớ thời gian xảy ra các sự kiện
-
C.
Sắp xếp các thời gian xảy ra sự kiện.
-
D.
Dựng lại các sự kiện lịch sử.
Đáp án : A
Nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử đó là xác định thời gian xảy ra các sự kiện.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
Cho nên đứng thứ nhất là Thủy tinh.
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Đáp án : C
Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.
Văn hóa Bắc Sơn thuộc địa phận tỉnh nào ngày nay?
-
A.
Hòa Bình.
-
B.
Lạng Sơn.
-
C.
Quảng Ninh.
-
D.
Nghệ An.
Đáp án : B
Văn hóa Bắc Sơn thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn của nước ta ngày nay.
Điền từ vào câu sau: “Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang …”
-
A.
xã hội có giai cấp.
-
B.
xã hội bị phân hóa.
-
C.
xã hội có nhà nước.
-
D.
xã hội bị thông trị
Đáp án : A
Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
Trong xã hội có giai cấp bao gồm những thành phần nào?
-
A.
Địa chủ và nông dân.
-
B.
Lãnh chúa và nông nô.
-
C.
Tư sản và vô sản.
-
D.
Thống trị và bị trị.
Đáp án : A
Xã hội nguyên thủy bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
-
A.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
-
B.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
-
C.
Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
-
D.
Bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
Đáp án : D
- Ba kiến thức đã học ở lớp 4
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
+ Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
- Còn nội dung bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất sẽ được học ở chương trình lớp 6.
Máy bay đi từ Hà nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây ?
-
A.
Hướng Nam
-
B.
Hướng Tây
-
C.
Hướng Bắc
-
D.
Hướng Tây Nam
Đáp án : D
Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến, xác định được Băng Cốc có vị trị nằm ở phía tây nam so với Hà Nội.
=> Vậy từ Hà Nội đến Băng Cốc máy bay sẽ bay theo hướng tây nam.
Cho bản đồ sau
-
A.
Điểm A
-
B.
Điểm H
-
C.
Điểm G
-
D.
Điểm E
Đáp án : C
Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, xác định được: đường kinh tuyến 1300 Đ và vĩ tuyến 150 B (nằm giữa vĩ tuyến 100B và 200B).
=> Kéo dài hai đường kinh, vĩ tuyến này cắt nhau tại một điểm. Điểm cắt nhau của hai đường kinh, vĩ tuyến này chính là tọa độ địa lí của điểm đó.
Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
-
A.
đường đồng mức
-
B.
phân tầng màu
-
C.
kí hiệu
-
D.
kẻ gạch.
Đáp án : B
Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Đáp án : B
Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:
- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.
- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.
=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.
Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ?
-
A.
Lược đồ trí nhớ bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.
-
B.
Lược đồ trí nhớ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.
-
C.
Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.
-
D.
Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.
Đáp án : D
Ý không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đồ trí nhớ:
D. Lược đồ trí nhớ có đầy đủ các yếu tố: kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.
=> Giải thích: Khi xây dựng một bản đồ mới cần có các yếu tố trên.
Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học.
1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.
2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.
3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.
4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.
-
A.
1-2-3-4.
-
B.
1-4-3-2.
-
C.
1-3-2-4.
-
D.
1-4-2-3.
Đáp án : D
Thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học: 1 - 4 - 2 - 3.
1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.
2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.
3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.
4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet.
- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
Ví dụ: Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
-
A.
Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
-
B.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
-
C.
Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
-
D.
Trái Đất có dạng hình cầu.
Đáp án : B
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên các địa điểm ở phía Đông sẽ lần lượt được chiếu sáng sớm hơn các địa điểm ở phía Tây (có ngày đến sớm hơn), vì vậy giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây.
Ví dụ: Việt Nam (nằm ở bán cầu Đông) đang là giữa trưa thì ở Niu –Iooc (Mĩ - ở bán cầu Tây) đang là nửa đêm (chênh nhau 12 múi giờ).
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm
-
B.
Giờ trên Trái Đất.
-
C.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
D.
Hiện tượng mùa trong năm.
Đáp án : A
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.
=> Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
-
A.
11 giờ.
-
B.
5 giờ
-
C.
9 giờ
-
D.
12 giờ
Đáp án : A
Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ.
- Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn.
=> Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 + số múi giờ chênh lệch
= 4 giờ + 7 giờ = 11 giờ cùng ngày.
=> Khi Luân Đôn đang là 4 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 11 giờ cùng ngày.
Trái Đất có sự sống vì
-
A.
có khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời
-
B.
có dạng hình cầu.
-
C.
có sự phân bố lục địa và đại dương.
-
D.
có kích thước rất lớn.
Đáp án : A
Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) -> con người và sinh vật có thể phát triển, trên Trái Đất tồn tại sự sống.
Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
-
A.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
-
C.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
D.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
Đáp án : B
- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.
- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.
- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc
=> Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.