Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 Cánh Diều - Đề số 4
Đề bài
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì
-
A.
Mức độ chi tiết của bản đồ càng thấp.
-
B.
Thể hiện được ít đối tượng địa lí hơn.
-
C.
Mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
-
D.
Sai số về hình dạng và diện tích các vùng đất càng thấp.
Các dân tộc trên thế giới đều sử dụng chung một bộ lịch là
-
A.
Công lịch
-
B.
Âm lịch
-
C.
Lịch tôn giáo
-
D.
Lịch tài chính
Tỉ lệ bản đồ cho biết
-
A.
độ thu nhỏ của bản đồ so với thực địa.
-
B.
độ lớn của bản đồ so với thực địa.
-
C.
độ chuẩn xác của bản đồ so với thực địa.
-
D.
diện tích của lãnh thổ trên thực địa.
Tại sao người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da khác nhau?
-
A.
Điều kiện tự nhiên
-
B.
Nguồn gốc khác nhau
-
C.
Tục nhuộm màu da của mỗi nơi.
-
D.
Do tổ chức xã hội
Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Thiên niên kỉ II TCN.
-
B.
Thiên niên kỉ III TCN.
-
C.
Thiên niên kỉ IV TCN.
-
D.
Thiên niên kỉ V TCN.
Đâu là bản đồ có tỉ lệ trung bình?
-
A.
1 : 500.000
-
B.
1 : 150.000
-
C.
1 : 100.000
-
D.
1 : 2000.000
Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?
-
A.
Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
B.
Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.
-
C.
Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.
-
D.
Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là
-
A.
1 : 900.000
-
B.
1 : 100.000
-
C.
1 : 3000.000
-
D.
1 : 1000.000
Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ phụ thuộc vào
-
A.
kí hiệu bản đồ.
-
B.
tỉ lệ bản đồ.
-
C.
phép chiếu đồ.
-
D.
mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Tỉ lệ 1 : 100.000 là bản đồ có tỉ lệ
-
A.
Lớn.
-
B.
Trung bình.
-
C.
Nhỏ.
-
D.
Rất nhỏ.
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
-
A.
00– 1800
-
B.
600 – 2400
-
C.
900 – 2700
-
D.
300 – 1200
Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm
-
A.
dài bằng nhau.
-
B.
ngày ngắn, đêm dài.
-
C.
ngày dài – đêm ngắn.
-
D.
một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
-
A.
xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
-
B.
hệ thống hóa kiến thức của bài học.
-
C.
mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
D.
giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.
Cách thức lao động chính của người tối cổ là?
-
A.
Săn bắt, hái lượm.
-
B.
Trồng lúa nước
-
C.
Trồng trọt, chăn nuôi
-
D.
chế tác công cụ lao động.
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ có
-
A.
tỉ lệ rất lớn.
-
B.
tỉ lệ lớn.
-
C.
tỉ lệ trung bình.
-
D.
tỉ lệ nhỏ.
Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, được Bác nói khi nào?
-
A.
20/03/1945.
-
B.
20/03/1948
-
C.
19/09/1954.
-
D.
19/09/1945
Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ gồm
-
A.
Tỉ lệ số và tỉ lệ thức.
-
B.
Tỉ lệ khoảng cách và tỉ lệ thước.
-
C.
Tỉ lệ thức và tỉ lệ khoảng cách.
-
D.
Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt.
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?
-
A.
Kim tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thủy tinh.
-
D.
Thiên Vương tinh.
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước lớn nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thiên Vương tinh.
-
D.
Hỏa tinh.
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ đeo tay
-
C.
Đồng hồ Mặt Trời
-
D.
Đồng hồ nước
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
-
A.
Khởi nghĩa Lí Bí.
-
B.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-
C.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
D.
Khởi nghĩa Bà Triệu
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Cho bản đồ sau
-
A.
Điểm A
-
B.
Điểm H
-
C.
Điểm G
-
D.
Điểm E
Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
-
A.
đường đồng mức
-
B.
phân tầng màu
-
C.
kí hiệu
-
D.
kẻ gạch.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Bản đồ có thước tỉ lệ như sau:
Cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
-
A.
2 km
-
B.
5 km.
-
C.
10 km.
-
D.
8 km.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
-
A.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
-
C.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
D.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở
-
A.
Bắc bán cầu
-
B.
Nam bán cầu
-
C.
Cả hai bán cầu
-
D.
Khu vực nhiệt đới
Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả
-
A.
sự luân phiên ngày và đêm.
-
B.
lực cô-ri-ô-lit.
-
C.
ngày – đêm dài ngắn theo mùa.
-
D.
giờ trên Trái Đất.
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm
-
B.
Giờ trên Trái Đất.
-
C.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
D.
Hiện tượng mùa trong năm.
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
-
A.
11 giờ.
-
B.
5 giờ
-
C.
9 giờ
-
D.
12 giờ
Lời giải và đáp án
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Đáp án : A
Nhà chính trị nổi tiếng Xi-xê-rông đã nói: ““Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì
-
A.
Mức độ chi tiết của bản đồ càng thấp.
-
B.
Thể hiện được ít đối tượng địa lí hơn.
-
C.
Mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
-
D.
Sai số về hình dạng và diện tích các vùng đất càng thấp.
Đáp án : C
Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao, các đối tượng địa lí được biểu hiện rõ hơn.
Các dân tộc trên thế giới đều sử dụng chung một bộ lịch là
-
A.
Công lịch
-
B.
Âm lịch
-
C.
Lịch tôn giáo
-
D.
Lịch tài chính
Đáp án : A
Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
Tỉ lệ bản đồ cho biết
-
A.
độ thu nhỏ của bản đồ so với thực địa.
-
B.
độ lớn của bản đồ so với thực địa.
-
C.
độ chuẩn xác của bản đồ so với thực địa.
-
D.
diện tích của lãnh thổ trên thực địa.
Đáp án : A
Tỉ lệ bản đồ cho biết độ thu nhỏ của bản đồ so với thực địa. Cụ thể, dựa vào bản đồ chúng ta có thể biết được khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực địa.
Tại sao người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da khác nhau?
-
A.
Điều kiện tự nhiên
-
B.
Nguồn gốc khác nhau
-
C.
Tục nhuộm màu da của mỗi nơi.
-
D.
Do tổ chức xã hội
Đáp án : A
Người Châu Á, châu Âu có màu da khác nhau là vì điều kiện tự nhiên khác nhau. Ở những vùng đất ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nhiều da người có màu đen hơn. Những nơi có ít ánh sáng như châu Âu, thường lạnh thì da sẽ trắng như người châu Âu.
Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
-
A.
Thiên niên kỉ II TCN.
-
B.
Thiên niên kỉ III TCN.
-
C.
Thiên niên kỉ IV TCN.
-
D.
Thiên niên kỉ V TCN.
Đáp án : C
Vào khoảng thiên niên kỉ VI TCN, con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tác công cụ thay cho đá.
Đâu là bản đồ có tỉ lệ trung bình?
-
A.
1 : 500.000
-
B.
1 : 150.000
-
C.
1 : 100.000
-
D.
1 : 2000.000
Đáp án : A
Biết: bản đồ có tỉ lệ từ 1 : 200.000 đến 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ trung bình.
Tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ
=> Ta có: 1 : 200.000 >1 : 500.000 > từ đến 1 : 1000.000
=> Bản đồ có tỉ lệ 1 : 500.000 là bản đồ có tỉ lệ trung bình.
Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?
-
A.
Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
B.
Những lời nói của người đó đối với cuộc sống xung quanh.
-
C.
Một bức tranh phác họa về khung cảnh địa phương.
-
D.
Sự cảm nhận của những người xung quanh và không gian đối với cá nhân đó.
Đáp án : A
Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng đồng xung quang bằng cách miêu tả bằng lời, vẽ bức họa khung cảnh, vẽ một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích, về các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa phương. Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương gọi là lược đồ trí nhớ.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là
-
A.
1 : 900.000
-
B.
1 : 100.000
-
C.
1 : 3000.000
-
D.
1 : 1000.000
Đáp án : C
Biết: bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ.
=> Ta có: 1 : 3000.000 < 1 : 1000.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ)
=> Bản đồ có tỉ lệ 1 : 3000.000 là bản đồ có tỉ lệ nhỏ
Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ phụ thuộc vào
-
A.
kí hiệu bản đồ.
-
B.
tỉ lệ bản đồ.
-
C.
phép chiếu đồ.
-
D.
mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Đáp án : B
Mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ.
Tỉ lệ 1 : 100.000 là bản đồ có tỉ lệ
-
A.
Lớn.
-
B.
Trung bình.
-
C.
Nhỏ.
-
D.
Rất nhỏ.
Đáp án : A
Biết: Những bản đồ có tỉ lệ trên 1 : 200.000 là bản đồ có tỉ lệ lớn.
=> Ta có: 1 : 100.000 > 1 : 200.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ)
=> Bản đồ có tỉ lệ 1 : 100.000 là bản đồ có tỉ lệ lớn.
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Đáp án : A
Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
Cho nên đứng thứ nhất là Thủy tinh.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Đáp án : B
Quan sát bản đồ các nước châu Á, dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc (đi lên)
=> Xác định được Việt Nam có vị trí nằm ở phía đông nam của châu Á
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
-
A.
00– 1800
-
B.
600 – 2400
-
C.
900 – 2700
-
D.
300 – 1200
Đáp án : A
- Hướng bắc: mũi tên đi thẳng lên, có số độ là 00
- Hướng nam: mũi tên đi thẳng xuống, hợp với mũi tên chỉ hướng bắc tạo thành góc 1800 (nửa vòng tròn).
=> Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường: 00 – 1800
Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có độ dài ngày – đêm
-
A.
dài bằng nhau.
-
B.
ngày ngắn, đêm dài.
-
C.
ngày dài – đêm ngắn.
-
D.
một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
Đáp án : D
Vào ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có một ngày hoặc hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
-
A.
xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
-
B.
hệ thống hóa kiến thức của bài học.
-
C.
mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
D.
giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.
Đáp án : C
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
Cách thức lao động chính của người tối cổ là?
-
A.
Săn bắt, hái lượm.
-
B.
Trồng lúa nước
-
C.
Trồng trọt, chăn nuôi
-
D.
chế tác công cụ lao động.
Đáp án : A
Cách thức lao động chính của người tinh khôn là săn bắt và hái lượm.
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Đáp án : D
Chùa Một Cột là tư liệu hiện vật được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ có
-
A.
tỉ lệ rất lớn.
-
B.
tỉ lệ lớn.
-
C.
tỉ lệ trung bình.
-
D.
tỉ lệ nhỏ.
Đáp án : D
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ có tỉ lệ nhỏ.
Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, được Bác nói khi nào?
-
A.
20/03/1945.
-
B.
20/03/1948
-
C.
19/09/1954.
-
D.
19/09/1945
Đáp án : C
Ngày 19/09/1954, tại Đền Hùng (Phú Thọ), Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc… Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ gồm
-
A.
Tỉ lệ số và tỉ lệ thức.
-
B.
Tỉ lệ khoảng cách và tỉ lệ thước.
-
C.
Tỉ lệ thức và tỉ lệ khoảng cách.
-
D.
Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Đáp án : D
Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng là tỉ lệ số và tỉ lệ thước
+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+ Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt.
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Đáp án : C
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Đáp án : C
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?
-
A.
Kim tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thủy tinh.
-
D.
Thiên Vương tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
nên ta chọn đáp án D. Thiên Vương tinh.
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đáp án : D
Do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên tia sáng mặt trời là những đường thẳng song song chỉ chiếu sáng được một nửa (ban ngày), nửa còn lại sẽ bị khuất sau bóng tối (ban đêm).
=> Vì vậy sinh ra ngày và đêm.
Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước lớn nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thiên Vương tinh.
-
D.
Hỏa tinh.
Đáp án : A
Mộc tinh là hành tinh đứng thứ năm trong Hệ Mặt Trời.
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ đeo tay
-
C.
Đồng hồ Mặt Trời
-
D.
Đồng hồ nước
Đáp án : B
Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
-
A.
Khởi nghĩa Lí Bí.
-
B.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-
C.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
D.
Khởi nghĩa Bà Triệu
Đáp án : D
Sự kiện lịch sử diễn ra trước năm 938 chiến thắng Bạch Đằng 690 năm là khởi nghĩa Bà Triệu. Ta lấy 938-690=248. Đây là năm diễn ra khởi nghĩa của Bà Triệu (hay có tên thật là Triệu Thị Trinh).
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Đáp án : C
Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.
Cho bản đồ sau
-
A.
Điểm A
-
B.
Điểm H
-
C.
Điểm G
-
D.
Điểm E
Đáp án : C
Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, xác định được: đường kinh tuyến 1300 Đ và vĩ tuyến 150 B (nằm giữa vĩ tuyến 100B và 200B).
=> Kéo dài hai đường kinh, vĩ tuyến này cắt nhau tại một điểm. Điểm cắt nhau của hai đường kinh, vĩ tuyến này chính là tọa độ địa lí của điểm đó.
Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
-
A.
đường đồng mức
-
B.
phân tầng màu
-
C.
kí hiệu
-
D.
kẻ gạch.
Đáp án : B
Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Đáp án : B
Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:
- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.
- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.
=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.
Bản đồ có thước tỉ lệ như sau:
Cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
-
A.
2 km
-
B.
5 km.
-
C.
10 km.
-
D.
8 km.
Đáp án : B
Quan sát thước tỉ lệ:
+ Đoạn thẳng đánh số 0 đến số 1: tương đương 1cm
+ Đoạn thẳng đánh số 0 đến số 2 (2km): đương đương 2cm
=> Thước tỉ lệ trên cho biết: 1cm trên bản đồ ứng với 1km trên thực địa, 2cm trên bản đồ ứng với 2km trên thực địa.
=> Vậy 5cm trên bản đồ ứng với 5km trên thực địa (bản đồ có tỉ lệ: 1 : 100.000)
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet.
- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
Ví dụ: Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).
Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
-
A.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
-
C.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
D.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
Đáp án : B
- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.
- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.
- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc
=> Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở
-
A.
Bắc bán cầu
-
B.
Nam bán cầu
-
C.
Cả hai bán cầu
-
D.
Khu vực nhiệt đới
Đáp án : A
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)
=> “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.
- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)
=> “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.
=> Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả
-
A.
sự luân phiên ngày và đêm.
-
B.
lực cô-ri-ô-lit.
-
C.
ngày – đêm dài ngắn theo mùa.
-
D.
giờ trên Trái Đất.
Đáp án : C
Vào mùa hè: buổi sáng bắt đầu làm việc sớm và mùa đông: buổi sáng bắt đầu muộn hơn
=> Lịch làm việc như trên phù hợp với thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở nước ta (thuộc bán cầu Bắc):
- Mùa hạ: là thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm (mặt trời mọc sớm, lặn muộn). Do vậy mùa hạ lịch làm việc sẽ sớm hơn.
- Mùa đông: là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, bán cầu Bắc ngả về phía đối diện nên đường phân chia sáng tối đi qua phía trước vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn và có ngày ngắn hơn đêm (mặt trời mọc muộn mà lặn sớm). Do vậy mùa đông lịch làm việc bắt đầu muộn hơn.
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm
-
B.
Giờ trên Trái Đất.
-
C.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
D.
Hiện tượng mùa trong năm.
Đáp án : A
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.
=> Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
-
A.
11 giờ.
-
B.
5 giờ
-
C.
9 giờ
-
D.
12 giờ
Đáp án : A
Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ.
- Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn.
=> Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 + số múi giờ chênh lệch
= 4 giờ + 7 giờ = 11 giờ cùng ngày.
=> Khi Luân Đôn đang là 4 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 11 giờ cùng ngày.
Các bài khác cùng chuyên mục