Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 Cánh Diều - Đề số 3
Đề bài
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt.
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?
-
A.
Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê
-
B.
Sử dụng bản đồ, nhiệt kế, ống nghiệm, vị trí, các số liệu thống kê
-
C.
Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, hóa chất.
-
D.
Ống nghiệm, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê
Đâu không phải đặc điểm của tư liệu truyền miệng?
-
A.
Những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời
-
B.
Không cho biết chính xác về thời gian.
-
C.
Cho biết chính xác về thời gian.
-
D.
Không cho biết cụ thể địa điểm.
Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?
-
A.
Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
-
B.
Giúp các em được du lịch thật nhiều nơi.
-
C.
Giúp các em nâng cao kĩ năng ứng xử đối với mọi người.
-
D.
Giúp các em nâng cao khả năng tính toán, tư duy logic.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
-
A.
Cần có hứng thú trong học tập.
-
B.
Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.
-
C.
Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.
-
D.
Đạt nhiều điểm cao
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Đâu không phải văn hóa trong đời sống xã hội nguyên thủy?
-
A.
Văn hóa Hòa Bình.
-
B.
Văn hóa Bắc Sơn
-
C.
Văn hóa Quỳnh Văn.
-
D.
Văn hóa Đông Sơn
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
-
A.
00– 1800
-
B.
600 – 2400
-
C.
900 – 2700
-
D.
300 – 1200
Tư liệu hiện vật là gì?
-
A.
Tư liệu bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây,…
-
B.
Tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra lịch sử
-
C.
Những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
-
D.
Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
Các dạng người trong quá trình tiến hóa bao gồm
-
A.
người tối cổ, vượn người, người tinh khôn
-
B.
người vượn cổ, người vượn tinh khôn, vượn tối cổ.
-
C.
vượn cổ, vượn tinh khôn, vượn người
-
D.
vượn cổ, tinh tinh, khủng long
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Con người biết chế tạo các công cụ bằng sắt khi nào?
-
A.
Khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN
-
B.
Khoảng cuối thiên niên kỉ I TCN
-
C.
Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN
-
D.
Khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN
Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ nào?
-
A.
Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.
-
B.
Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
-
C.
Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.
-
D.
Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
-
A.
xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
-
B.
hệ thống hóa kiến thức của bài học.
-
C.
mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
D.
giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là
-
A.
1 : 900.000
-
B.
1 : 100.000
-
C.
1 : 3000.000
-
D.
1 : 1000.000
Đâu không phải dụng cụ đo thời gian của người xưa?
-
A.
Đồng hồ quả lắc
-
B.
Đồng hồ cát
-
C.
Đồng hồ nước.
-
D.
Đồng hồ mặt trời.
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?
-
A.
Kim tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thủy tinh.
-
D.
Thiên Vương tinh.
Môn Lịch sử là gì?
-
A.
là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.
-
B.
là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12
-
C.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.
-
D.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
-
A.
Khởi nghĩa Lí Bí.
-
B.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-
C.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
D.
Khởi nghĩa Bà Triệu
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ đeo tay
-
C.
Đồng hồ Mặt Trời
-
D.
Đồng hồ nước
Điền từ vào câu sau: “Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang …”
-
A.
xã hội có giai cấp.
-
B.
xã hội bị phân hóa.
-
C.
xã hội có nhà nước.
-
D.
xã hội bị thông trị
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
-
A.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
-
B.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
-
C.
Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
-
D.
Bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết kiến thức địa lí không được học ở lớp 5?
-
A.
Tự nhiên Việt Nam.
-
B.
Dân cư Việt Nam.
-
C.
Kinh tế Việt Nam.
-
D.
Nước trên Trái Đất.
Câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmít có ý nghĩa gì?
-
A.
Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, vùng đất mới lạ.
-
B.
Hiểu được ý nghĩa của không gian sống.
-
C.
Vì em có thể tự mình giải thích được các hiện tượng tự nhiên.
-
D.
Vai trò quan trọng của việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống.
Cho bản đồ hướng di chuyển của cơn bão Doksuri đổ bộ vào nước ta:
Bão Doksuri di chuyển vào nước ta theo hướng
-
A.
Tây Bắc.
-
B.
Đông Nam.
-
C.
Tây.
-
D.
Bắc.
Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
-
A.
đường đồng mức
-
B.
phân tầng màu
-
C.
kí hiệu
-
D.
kẻ gạch.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:
-
A.
Gió Đông Nam.
-
B.
Gió Tây Nam.
-
C.
Gió Đông Bắc.
-
D.
Gió Tây Bắc.
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
-
A.
Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
-
B.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
-
C.
Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
-
D.
Trái Đất có dạng hình cầu.
Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
-
A.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
-
C.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
D.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
-
A.
11 giờ.
-
B.
5 giờ
-
C.
9 giờ
-
D.
12 giờ
Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả
-
A.
sự luân phiên ngày và đêm.
-
B.
lực cô-ri-ô-lit.
-
C.
ngày – đêm dài ngắn theo mùa.
-
D.
giờ trên Trái Đất.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở
-
A.
Bắc bán cầu
-
B.
Nam bán cầu
-
C.
Cả hai bán cầu
-
D.
Khu vực nhiệt đới
Lời giải và đáp án
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt.
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Đáp án : C
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.
Lịch sử là gì?
-
A.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
B.
Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.
-
C.
Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay
-
D.
Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Đáp án : A
Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?
-
A.
Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê
-
B.
Sử dụng bản đồ, nhiệt kế, ống nghiệm, vị trí, các số liệu thống kê
-
C.
Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, hóa chất.
-
D.
Ống nghiệm, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê
Đáp án : A
Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ đó là Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê để giúp đỡ khi các em học tập môn Địa lí.
Đâu không phải đặc điểm của tư liệu truyền miệng?
-
A.
Những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời
-
B.
Không cho biết chính xác về thời gian.
-
C.
Cho biết chính xác về thời gian.
-
D.
Không cho biết cụ thể địa điểm.
Đáp án : C
Tư liệu truyền miệng không cho biết chính xác về thời gian được vì những tư liệu này được lưu truyền đã bị “tam sao thất bản”.
Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?
-
A.
Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
-
B.
Giúp các em được du lịch thật nhiều nơi.
-
C.
Giúp các em nâng cao kĩ năng ứng xử đối với mọi người.
-
D.
Giúp các em nâng cao khả năng tính toán, tư duy logic.
Đáp án : A
Để học tốt môn Địa lí, các em cần nắm chắc các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu trong môn học. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản sẽ giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
-
A.
Tư liệu truyền miệng
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu hiện vật
-
D.
Tư liệu chữ viết.
Đáp án : C
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
-
A.
Cần có hứng thú trong học tập.
-
B.
Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.
-
C.
Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.
-
D.
Đạt nhiều điểm cao
Đáp án : A
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập. Địa lí là một môn học tìm tòi và khám phá nên yêu cầu người học phải có đam mê và hứng thú.
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
-
A.
Xi-xê-rông.
-
B.
Hê-rô-đốt
-
C.
Hồ Chí Minh.
-
D.
Võ Nguyên Giáp
Đáp án : A
Nhà chính trị nổi tiếng Xi-xê-rông đã nói: ““Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Đâu không phải văn hóa trong đời sống xã hội nguyên thủy?
-
A.
Văn hóa Hòa Bình.
-
B.
Văn hóa Bắc Sơn
-
C.
Văn hóa Quỳnh Văn.
-
D.
Văn hóa Đông Sơn
Đáp án : D
Văn hóa Đông Sơn không phải văn hóa trong đời sống nguyên thủy của Việt Nam.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
-
A.
Tây Nam của châu Á
-
B.
Đông Nam của châu Á
-
C.
Đông Bắc của châu Á
-
D.
Tây Bắc của châu Á
Đáp án : B
Quan sát bản đồ các nước châu Á, dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc (đi lên)
=> Xác định được Việt Nam có vị trí nằm ở phía đông nam của châu Á
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
-
A.
00– 1800
-
B.
600 – 2400
-
C.
900 – 2700
-
D.
300 – 1200
Đáp án : A
- Hướng bắc: mũi tên đi thẳng lên, có số độ là 00
- Hướng nam: mũi tên đi thẳng xuống, hợp với mũi tên chỉ hướng bắc tạo thành góc 1800 (nửa vòng tròn).
=> Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường: 00 – 1800
Tư liệu hiện vật là gì?
-
A.
Tư liệu bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây,…
-
B.
Tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra lịch sử
-
C.
Những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
-
D.
Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
Đáp án : C
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
Các dạng người trong quá trình tiến hóa bao gồm
-
A.
người tối cổ, vượn người, người tinh khôn
-
B.
người vượn cổ, người vượn tinh khôn, vượn tối cổ.
-
C.
vượn cổ, vượn tinh khôn, vượn người
-
D.
vượn cổ, tinh tinh, khủng long
Đáp án : A
Các dạng người trong quá trình tiến hóa bao gồm người tối cổ, vượn người, người tinh khôn.
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
-
A.
Tư liệu chữ viết.
-
B.
Tư liệu gốc.
-
C.
Tư liệu truyền miệng.
-
D.
Tư liệu hiện vật.
Đáp án : D
Chùa Một Cột là tư liệu hiện vật được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Con người biết chế tạo các công cụ bằng sắt khi nào?
-
A.
Khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN
-
B.
Khoảng cuối thiên niên kỉ I TCN
-
C.
Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN
-
D.
Khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN
Đáp án : A
Con người phát hiện ra đồng thau vào khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN.
Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ nào?
-
A.
Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.
-
B.
Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
-
C.
Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.
-
D.
Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.
Đáp án : B
Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là
-
A.
Mộc tinh.
-
B.
Thủy tinh.
-
C.
Kim tinh.
-
D.
Thổ tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
Cho nên đứng thứ nhất là Thủy tinh.
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
-
A.
xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
-
B.
hệ thống hóa kiến thức của bài học.
-
C.
mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
-
D.
giải thích sự phân bố của đố tượng địa lí trên bản đồ.
Đáp án : C
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là
-
A.
1 : 900.000
-
B.
1 : 100.000
-
C.
1 : 3000.000
-
D.
1 : 1000.000
Đáp án : C
Biết: bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ.
=> Ta có: 1 : 3000.000 < 1 : 1000.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ)
=> Bản đồ có tỉ lệ 1 : 3000.000 là bản đồ có tỉ lệ nhỏ
Đâu không phải dụng cụ đo thời gian của người xưa?
-
A.
Đồng hồ quả lắc
-
B.
Đồng hồ cát
-
C.
Đồng hồ nước.
-
D.
Đồng hồ mặt trời.
Đáp án : A
Đồng hồ quả lắc không phải là dụng cụ đo thời gian của người xưa.
Một số cách đo của người xưa:
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào dưới đây xa Mặt Trời nhất?
-
A.
Kim tinh.
-
B.
Hải Vương tinh.
-
C.
Thủy tinh.
-
D.
Thiên Vương tinh.
Đáp án : B
Thứ tự các hành tinh tính từ khoảng cách xa dần Mặt Trời:
- Thủy tinh.
- Kim tinh.
- Trái Đất.
- Hỏa tinh.
- Mộc tinh.
- Thổ tinh.
- Thiên Vương tinh.
- Hải Vương tinh.
nên ta chọn đáp án D. Thiên Vương tinh.
Môn Lịch sử là gì?
-
A.
là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.
-
B.
là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12
-
C.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.
-
D.
Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Đáp án : D
Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. Ví dụ môn Lịch sử 6 trong sách kết nối tri thức với cuộc sông.
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
-
A.
Trái Đất tự quay quanh trục.
-
B.
Trục Trái Đất nghiêng.
-
C.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.
Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đáp án : D
Do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên tia sáng mặt trời là những đường thẳng song song chỉ chiếu sáng được một nửa (ban ngày), nửa còn lại sẽ bị khuất sau bóng tối (ban đêm).
=> Vì vậy sinh ra ngày và đêm.
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
-
A.
Khởi nghĩa Lí Bí.
-
B.
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-
C.
Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
D.
Khởi nghĩa Bà Triệu
Đáp án : D
Sự kiện lịch sử diễn ra trước năm 938 chiến thắng Bạch Đằng 690 năm là khởi nghĩa Bà Triệu. Ta lấy 938-690=248. Đây là năm diễn ra khởi nghĩa của Bà Triệu (hay có tên thật là Triệu Thị Trinh).
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
-
A.
10
-
B.
100
-
C.
1000
-
D.
10000
Đáp án : C
Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
-
A.
Đồng hồ cát
-
B.
Đồng hồ đeo tay
-
C.
Đồng hồ Mặt Trời
-
D.
Đồng hồ nước
Đáp án : B
Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.
Điền từ vào câu sau: “Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang …”
-
A.
xã hội có giai cấp.
-
B.
xã hội bị phân hóa.
-
C.
xã hội có nhà nước.
-
D.
xã hội bị thông trị
Đáp án : A
Công cụ lao động bằng kim loại được sử dụng phổ biến không chỉ tác động trực tiếp đến kinh tế mà còn dẫn đến sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
-
A.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
-
B.
Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
-
C.
Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
-
D.
Bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
Đáp án : D
- Ba kiến thức đã học ở lớp 4
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.
+ Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
- Còn nội dung bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất sẽ được học ở chương trình lớp 6.
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết kiến thức địa lí không được học ở lớp 5?
-
A.
Tự nhiên Việt Nam.
-
B.
Dân cư Việt Nam.
-
C.
Kinh tế Việt Nam.
-
D.
Nước trên Trái Đất.
Đáp án : D
Ba kiến thức địa lí đã học ở lớp 5
+ Tự nhiên Việt Nam.
+ Dân cư Việt Nam.
+ Kinh tế Việt Nam.
- Kiến thức Nước trên Trái Đất sẽ được học vào chương trình môn Địa lí lớp 6.
Câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmít có ý nghĩa gì?
-
A.
Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, vùng đất mới lạ.
-
B.
Hiểu được ý nghĩa của không gian sống.
-
C.
Vì em có thể tự mình giải thích được các hiện tượng tự nhiên.
-
D.
Vai trò quan trọng của việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống.
Đáp án : D
Năm 2004, một trận sóng thần khủng khiếp khiến hơn 100 000 người thiệt mạng ở các nước Nam Á. Khi đang dạo chơi trên bãi biển, Tiu-li phát hiện ra những thay đổi kì lạ trên bãi biển và bài học về thảm họa sóng thần trong giờ Địa lí đã lóe lên trong đầu cô bé. Câu chuyện này cho thấy được vai trò quan trọng của việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống.
Cho bản đồ hướng di chuyển của cơn bão Doksuri đổ bộ vào nước ta:
Bão Doksuri di chuyển vào nước ta theo hướng
-
A.
Tây Bắc.
-
B.
Đông Nam.
-
C.
Tây.
-
D.
Bắc.
Đáp án : A
Ta có: đầu phía trên của kinh tuyến là hướng bắc, đầubên trái của vĩ tuyến là hướng tây.
=> Quan sát bản đồ kết hợp hình mũi tên chỉ các phương hướng ở trên: bão Doksuri di chuyển ở giữa hướng bắc và hướng tây.
=> Như vậy, bão di chuyển vào nước ta theo hướng tây bắc.
Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
-
A.
đường đồng mức
-
B.
phân tầng màu
-
C.
kí hiệu
-
D.
kẻ gạch.
Đáp án : B
Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.
Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
-
A.
đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B.
sườn tây dốc, sườn đông thoải.
-
C.
đỉnh tròn, sườn thoải.
-
D.
sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Đáp án : B
Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:
- Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.
- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.
=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
-
A.
Mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
-
B.
Dự báo thời tiết.
-
C.
Bảo vệ biên giới.
-
D.
Ngắm sao băng.
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet.
- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa.
Ví dụ: Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:
-
A.
Gió Đông Nam.
-
B.
Gió Tây Nam.
-
C.
Gió Đông Bắc.
-
D.
Gió Tây Bắc.
Đáp án : A
Ở bán cầu Nam, do chịu tác động của lực Côriôlit => các vật thể chuyển động sẽ bị lệch trái. Do vậy, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Nam.
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
-
A.
Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
-
B.
Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
-
C.
Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
-
D.
Trái Đất có dạng hình cầu.
Đáp án : B
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên các địa điểm ở phía Đông sẽ lần lượt được chiếu sáng sớm hơn các địa điểm ở phía Tây (có ngày đến sớm hơn), vì vậy giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây.
Ví dụ: Việt Nam (nằm ở bán cầu Đông) đang là giữa trưa thì ở Niu –Iooc (Mĩ - ở bán cầu Tây) đang là nửa đêm (chênh nhau 12 múi giờ).
Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
-
A.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B.
Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
-
C.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
D.
Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
Đáp án : B
- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.
- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.
- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc
=> Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
-
A.
11 giờ.
-
B.
5 giờ
-
C.
9 giờ
-
D.
12 giờ
Đáp án : A
Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ.
- Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn.
=> Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 + số múi giờ chênh lệch
= 4 giờ + 7 giờ = 11 giờ cùng ngày.
=> Khi Luân Đôn đang là 4 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 11 giờ cùng ngày.
Ở nước ta: vào mùa hè, nhiều trường học và cơ quan nhà nước có lịch làm việc bắt đầu sớm hơn vào buổi sáng; ngược lại vào mùa đông lịch làm việc được lùi xuống muộn hơn. Sự thay đổi giờ như trên là do tác động của hệ quả
-
A.
sự luân phiên ngày và đêm.
-
B.
lực cô-ri-ô-lit.
-
C.
ngày – đêm dài ngắn theo mùa.
-
D.
giờ trên Trái Đất.
Đáp án : C
Vào mùa hè: buổi sáng bắt đầu làm việc sớm và mùa đông: buổi sáng bắt đầu muộn hơn
=> Lịch làm việc như trên phù hợp với thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở nước ta (thuộc bán cầu Bắc):
- Mùa hạ: là thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm (mặt trời mọc sớm, lặn muộn). Do vậy mùa hạ lịch làm việc sẽ sớm hơn.
- Mùa đông: là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, bán cầu Bắc ngả về phía đối diện nên đường phân chia sáng tối đi qua phía trước vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn và có ngày ngắn hơn đêm (mặt trời mọc muộn mà lặn sớm). Do vậy mùa đông lịch làm việc bắt đầu muộn hơn.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở
-
A.
Bắc bán cầu
-
B.
Nam bán cầu
-
C.
Cả hai bán cầu
-
D.
Khu vực nhiệt đới
Đáp án : A
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Từ ngày 21/3 – 22/6: bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng. Do vậy thời kì này, các địa điểm ở bán cầu Bắc sẽ có thời gian chiếu sáng lớn hơn (ngày dài hơn đêm)
=> “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” phù hợp với thời kì mùa nóng ở bán cầu Bắc.
- Ngược lại từ ngày 23/9 – 22/12 : là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng. Do vậy thời kì này các địa điểm ở bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng ngắn hơn (ngày ngắn hơn đêm)
=> “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” phù hợp với thời kì mùa lạnh ở Bắc bán cầu.
=> Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối“ là câu ca dao chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
Các bài khác cùng chuyên mục