Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Lí - Đề số 7

Đề bài

Câu 1 :

Độ cao của âm phụ thuộc vào

  • A.
     môi trường. 
  • B.
     biên độ dao động.
  • C.
     tần số.
  • D.
     kích thước của vật dao động.
Câu 2 :

Độ to của âm phụ thuộc vào

  • A.
     biên độ dao động.
  • B.
     môi trường.
  • C.
     tần số.
  • D.
     kích thước của vật dao động.
Câu 3 :

Âm có thể truyền qua những môi trường nào sau đây?

  • A.
     Môi trường chất rắn.
  • B.
     Môi trường chất rắn, lỏng, khí.
  • C.
     Môi trường chất rắn, lỏng.
  • D.
     Chân không.
Câu 4 :

Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?

  • A.
     Áo len.
  • B.
     Rèm nhung.
  • C.
     Mặt đá hoa.
  • D.
     Vải lụa.
Câu 5 :

Mắt ta nhìn thấy quyển sách khi:

  • A.
     mắt ta hướng vào quyển sách.
  • B.
     mắt ta phát ra những tia sáng đến quyển sách.
  • C.
     có ánh sáng truyền từ quyển sách đến mắt ta.
  • D.
     giữa quyển sách và mắt có khoảng cách không đổi.
Câu 6 :

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo:

  • A.
     nhiều đường khác nhau.
  • B.
     đường thẳng. 
  • C.
     đường cong.
  • D.
     đường gấp khúc.
Câu 7 :

Khi nhấn vào phím đàn piano, ta nghe thấy tiếng đàn. Vậy bộ phận nào dao động phát ra âm?

  • A.
     Hộp đàn. 
  • B.
     Phím đàn. 
  • C.
     Nguồn điện.
  • D.
     Loa của đàn.
Câu 8 :

Trường hợp nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

  • A.
     Tiếng hét rất to sát tai.
  • B.
     Tiếng còi xe cứu hỏa.
  • C.
     Tiếng máy xay xát thóc, gạo, ngô. 
  • D.
     Tiếng sấm, sét.
Câu 9 :

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là

  • A.
     ảnh ảo lớn hơn vật.
  • B.
     ảnh thật lớn hơn vật.
  • C.
     ảnh ảo lớn bằng vật.
  • D.
     ảnh ảo nhỏ hơn vật.
Câu 10 :

Đặt bút chì gần sát gương, thu được ảnh ảo lớn hơn vật. Bút chì đặt trước gương

  • A.
     gương phẳng.
  • B.
     gương cầu lõm.
  • C.
     gương cầu lồi.
  • D.
     kính mát
Câu 11 :

Góc tới là góc hợp bởi

  • A.
     tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
  • B.
     tia tới và tia phản xạ.
  • C.
     tia phản xạ và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
  • D.
     tia phản xạ và mặt phẳng của gương.
Câu 12 :

Vật nào sau đây là nguồn sáng?

  • A.
     Mặt trời. 
  • B.
     Mảnh giấy trắng.
  • C.
     Mặt trăng.
  • D.
     Tấm kính.
Câu 13 :

Để đo độ sâu của biển, người ta phát ra siêu âm và thu lại sau \(2\) giây. Vậy độ sâu của biển tại vị trí đó là bao nhiêu? Biết vận tốc âm truyền trong nướcc là \(1500m/s.\)

  • A.
     3000m
  • B.
     1,5km
  • C.
     15km
  • D.
     150m
Câu 14 :

Một người nghe được tiếng sét sau khi nhìn thấy tia chớp 3 giây. Tính khoảng cách từ người nghe đến nơi phát ra tiếng sét. Bỏ qua thời gian tia chớp truyền ánh sáng đến mắt. Biết vận tốc âm truyền trong không khí là \(340m/s.\)

  • A.
     1,02km
  • B.
     1500m
  • C.
     170km
  • D.
     340m
Câu 15 :

Giả sử tại một địa phương A trên Trái đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, kết luận nào sau đây là đúng?

  • A.
     Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban đêm.
  • B.
     Địa phương đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
  • C.
     Địa phương đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng.
  • D.
     Địa phương đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trời.
Câu 16 :

Nguyệt thực xảy ra khi

  • A.
     Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.
  • B.
     Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng.
  • C.
     Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
  • D.
     Mặt Trời ngừng không chiếu sáng nữa.
Câu 17 :

Khi các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng thì đó là chùm sáng:

  • A.
     hội tụ.
  • B.
     song song.
  • C.
     phân kì.
  • D.
     màu trắng.
Câu 18 :

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song được tính:

  • A.
     \(I = {I_1} + {I_2}\)                                          
  • B.
     \(I = {I_1} \times {I_2}\)
  • C.
     \(I = {I_1} - {I_2}\)                                          
  • D.
     \(I = {I_1}:{I_2}\)
Câu 19 :

 Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

  • A.
     Bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ.
  • B.
     Bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
  • C.
     Bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ.
  • D.
     Bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
Câu 20 :

Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là

  • A.
     Một đoạn dây nhựa.                                          
  • B.
     Một đoạn dây nhôm.
  • C.
     Một đoạn dây thép.                                          
  • D.
     Một đoạn ruột bút chì.
Câu 21 :

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • A.
     Điện thoại, quạt điện.
  • B.
     Mô tơ điện, máy bơm nước.
  • C.
     Bàn là, bếp điện.
  • D.
     Máy hút bụi, nam châm điện.
Câu 22 :

Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:

  • A.
     Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.
  • B.
     Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
  • C.
     Làm cho phòng sáng hơn.
  • D.
     Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.
Câu 23 :

Trường hợp nào dưới đây có hiệu thế bằng không?

  • A.
     Giữa hai cực của một pin còn khi chưa mắc vào mạch.
  • B.
     Giữa hai cực của một pin nguồn điện trong mạch kín.
  • C.
     Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch.
  • D.
     Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 24 :

Hiện tượng sấm chớp khi trời mưa là:

  • A.
     Do va chạm những đám mây.
  • B.
     Do thần sấm, thần chớp tạo nên.
  • C.
     Do sự nhiễm điện do cọ xát những đám mây với không khí.
  • D.
     Do tự nhiên xảy ra.
Câu 25 :

Khi đưa 1 thanh nhựa bị nhiễm điện lại gần 1 điện tích. Ta thấy nó bị đẩy ra. Vậy điện tích đó là

  • A.
     Dương                                            
  • B.
     Không mang điện
  • C.
     Âm                                            
  • D.
     Thừa điện tích dương.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Độ cao của âm phụ thuộc vào

  • A.
     môi trường. 
  • B.
     biên độ dao động.
  • C.
     tần số.
  • D.
     kích thước của vật dao động.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

1. Tần số: Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)

Lời giải chi tiết :

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.

Câu 2 :

Độ to của âm phụ thuộc vào

  • A.
     biên độ dao động.
  • B.
     môi trường.
  • C.
     tần số.
  • D.
     kích thước của vật dao động.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

Độ to của âm được đo bằng bằng đơn vị dexiben (dB).

Lời giải chi tiết :

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.

Câu 3 :

Âm có thể truyền qua những môi trường nào sau đây?

  • A.
     Môi trường chất rắn.
  • B.
     Môi trường chất rắn, lỏng, khí.
  • C.
     Môi trường chất rắn, lỏng.
  • D.
     Chân không.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.

Chân không không thể truyền được âm.

Lời giải chi tiết :

Âm có thể truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí.

Câu 4 :

Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?

  • A.
     Áo len.
  • B.
     Rèm nhung.
  • C.
     Mặt đá hoa.
  • D.
     Vải lụa.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

Lời giải chi tiết :

Mặt đá hoa có bề mặt cứng và nhẵn nên phản xạ âm tốt.

Câu 5 :

Mắt ta nhìn thấy quyển sách khi:

  • A.
     mắt ta hướng vào quyển sách.
  • B.
     mắt ta phát ra những tia sáng đến quyển sách.
  • C.
     có ánh sáng truyền từ quyển sách đến mắt ta.
  • D.
     giữa quyển sách và mắt có khoảng cách không đổi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

Lời giải chi tiết :

Mắt ta nhìn thấy quyển sách khi có ánh sáng truyền từ quyển sách đến mắt ta.

Câu 6 :

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo:

  • A.
     nhiều đường khác nhau.
  • B.
     đường thẳng. 
  • C.
     đường cong.
  • D.
     đường gấp khúc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Lời giải chi tiết :

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 7 :

Khi nhấn vào phím đàn piano, ta nghe thấy tiếng đàn. Vậy bộ phận nào dao động phát ra âm?

  • A.
     Hộp đàn. 
  • B.
     Phím đàn. 
  • C.
     Nguồn điện.
  • D.
     Loa của đàn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Các vật phát ra âm đều dao động.

Lời giải chi tiết :

Khi nhấn vào phím đàn piano, ta nghe thấy tiếng đàn. Bộ phận dao động phát ra âm là loa của đàn.

Câu 8 :

Trường hợp nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

  • A.
     Tiếng hét rất to sát tai.
  • B.
     Tiếng còi xe cứu hỏa.
  • C.
     Tiếng máy xay xát thóc, gạo, ngô. 
  • D.
     Tiếng sấm, sét.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

Lời giải chi tiết :

Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn là: tiếng máy xay xát thóc, gạo, ngô.

Câu 9 :

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là

  • A.
     ảnh ảo lớn hơn vật.
  • B.
     ảnh thật lớn hơn vật.
  • C.
     ảnh ảo lớn bằng vật.
  • D.
     ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật...

- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).

Lời giải chi tiết :

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo lớn bằng vật.

Câu 10 :

Đặt bút chì gần sát gương, thu được ảnh ảo lớn hơn vật. Bút chì đặt trước gương

  • A.
     gương phẳng.
  • B.
     gương cầu lõm.
  • C.
     gương cầu lồi.
  • D.
     kính mát

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

Lời giải chi tiết :

Đặt bút chì gần sát gương, thu được ảnh ảo lớn hơn vật. Bút chì đặt trước gương cầu lõm.

Câu 11 :

Góc tới là góc hợp bởi

  • A.
     tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
  • B.
     tia tới và tia phản xạ.
  • C.
     tia phản xạ và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
  • D.
     tia phản xạ và mặt phẳng của gương.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết “Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng – Trang 12 – SGK Vật Lí 7”.

Lời giải chi tiết :

Góc tới là góc hợp bởi tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Câu 12 :

Vật nào sau đây là nguồn sáng?

  • A.
     Mặt trời. 
  • B.
     Mảnh giấy trắng.
  • C.
     Mặt trăng.
  • D.
     Tấm kính.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

Lời giải chi tiết :

Mặt Trời tự phát ra ánh sáng nên là nguồn sáng.

Câu 13 :

Để đo độ sâu của biển, người ta phát ra siêu âm và thu lại sau \(2\) giây. Vậy độ sâu của biển tại vị trí đó là bao nhiêu? Biết vận tốc âm truyền trong nướcc là \(1500m/s.\)

  • A.
     3000m
  • B.
     1,5km
  • C.
     15km
  • D.
     150m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính quãng đường: \(S = vt\)

Lời giải chi tiết :

Gọi chiều sâu của đáy biển cần tìm là \(h\)

Vì sóng siêu âm từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ mất 2 giây nên:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{s = v.t \Leftrightarrow 2.h = v.t \Leftrightarrow 2.h = 1500.2}\\{ \Rightarrow h = \frac{{1500.2}}{2} = 1500m = 1,5km}\end{array}\)

Vậy chiều sâu của đáy biển là \(h = 1,5\left( {km} \right)\)

Câu 14 :

Một người nghe được tiếng sét sau khi nhìn thấy tia chớp 3 giây. Tính khoảng cách từ người nghe đến nơi phát ra tiếng sét. Bỏ qua thời gian tia chớp truyền ánh sáng đến mắt. Biết vận tốc âm truyền trong không khí là \(340m/s.\)

  • A.
     1,02km
  • B.
     1500m
  • C.
     170km
  • D.
     340m

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính quãng đường: \(S = vt\)

Lời giải chi tiết :

Quãng đường âm truyền được sau 3 giây là: \(S = vt = 340.3 = 1020m = 1,02km\)

\( \Rightarrow \) Người đó đứng cách nơi xảy ra sét một khoảng 1,02km.

Câu 15 :

Giả sử tại một địa phương A trên Trái đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, kết luận nào sau đây là đúng?

  • A.
     Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban đêm.
  • B.
     Địa phương đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
  • C.
     Địa phương đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng.
  • D.
     Địa phương đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trời.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hiện tượng nhật thực:

- Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

- Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.

Lời giải chi tiết :

Một địa phương A trên Trái đất có hiện tượng nhật thực toàn phần thì địa phương đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

Câu 16 :

Nguyệt thực xảy ra khi

  • A.
     Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.
  • B.
     Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng.
  • C.
     Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
  • D.
     Mặt Trời ngừng không chiếu sáng nữa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

Lời giải chi tiết :

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.

Câu 17 :

Khi các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng thì đó là chùm sáng:

  • A.
     hội tụ.
  • B.
     song song.
  • C.
     phân kì.
  • D.
     màu trắng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.

Lời giải chi tiết :

Khi các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng thì đó là chùm sáng hội tụ.

Câu 18 :

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song được tính:

  • A.
     \(I = {I_1} + {I_2}\)                                          
  • B.
     \(I = {I_1} \times {I_2}\)
  • C.
     \(I = {I_1} - {I_2}\)                                          
  • D.
     \(I = {I_1}:{I_2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức của đoạn mạch mắc song song: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{U = {U_1} = {U_2}}\\{I = {I_1} + {I_2}}\end{array}} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2}\)

Câu 19 :

 Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

  • A.
     Bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ.
  • B.
     Bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
  • C.
     Bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ.
  • D.
     Bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức của đoạn mạch mắc song song: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{U = {U_1} = {U_2}}\\{I = {I_1} + {I_2}}\end{array}} \right.\)

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.

Câu 20 :

Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là

  • A.
     Một đoạn dây nhựa.                                          
  • B.
     Một đoạn dây nhôm.
  • C.
     Một đoạn dây thép.                                          
  • D.
     Một đoạn ruột bút chì.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Lời giải chi tiết :

Nhựa không cho dòng điện đi qua \( \Rightarrow \) Vật liệu cách điện là một đoạn dây nhựa.

Câu 21 :

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • A.
     Điện thoại, quạt điện.
  • B.
     Mô tơ điện, máy bơm nước.
  • C.
     Bàn là, bếp điện.
  • D.
     Máy hút bụi, nam châm điện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tác dụng nhiệt của dòng điện: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị trong sinh hoạt hàng ngày như bàn là, bếp điện.

Câu 22 :

Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng:

  • A.
     Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.
  • B.
     Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
  • C.
     Làm cho phòng sáng hơn.
  • D.
     Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lí thuyết về sự nhiễm điện do cọ xát:

+ Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

+ Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Lời giải chi tiết :

Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Khi đó các tấm kim loại sẽ hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.

Câu 23 :

Trường hợp nào dưới đây có hiệu thế bằng không?

  • A.
     Giữa hai cực của một pin còn khi chưa mắc vào mạch.
  • B.
     Giữa hai cực của một pin nguồn điện trong mạch kín.
  • C.
     Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch.
  • D.
     Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ \(U\).

+ Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó.

Lời giải chi tiết :

Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng 0.

Câu 24 :

Hiện tượng sấm chớp khi trời mưa là:

  • A.
     Do va chạm những đám mây.
  • B.
     Do thần sấm, thần chớp tạo nên.
  • C.
     Do sự nhiễm điện do cọ xát những đám mây với không khí.
  • D.
     Do tự nhiên xảy ra.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng sấm chớp khi trời mưa là do sự nhiễm điện do cọ xát những đám mây với không khí.

Câu 25 :

Khi đưa 1 thanh nhựa bị nhiễm điện lại gần 1 điện tích. Ta thấy nó bị đẩy ra. Vậy điện tích đó là

  • A.
     Dương                                            
  • B.
     Không mang điện
  • C.
     Âm                                            
  • D.
     Thừa điện tích dương.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo quy ước thanh thủy tinh khi được cọ xát thì nó nhiễm điện âm.

Hai điện tích nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, hai điện tích nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Lời giải chi tiết :

Thanh nhựa sau khi cọ xát sẽ nhiệm điện âm (nhận thêm electron), khi đưa 1 thanh nhựa bị nhiễm điện lại gần 1 điện tích thấy nó bị đẩy ra. Vậy điện tích đó là âm do vật nhiễm điện cùng dấu sẽ đẩy nhau.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.