Bình luận về danh và thực - Ngữ Văn 12


Danh và thực là hai khái niệm gắn liền với con người và xã hội. Đó cũng là hai phạm trù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Bàn về danh và thực, có rất nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm.


Danh và thực là hai khái niệm gắn liền với con người và xã hội. Đó cũng là hai phạm trù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Bàn về danh và thực, có rất nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Danh là tiếng tăm. Có người tiếng tăm lừng lẫy thiên hạ: nhưng phần lớn đều là tiểu tốt vô danh. Chữ danh thường đi kèm với các từ ngữ khác để có một nghĩa rộng hơn: danh giá, danh dự, tài danh, khoa danh, hữu danh, vô danh, thanh danh, công danh.. Danh dự, vinh danh và giá trị của một người rất khó phân giải. Danh tiếng càng lớn thì địa vị càng cao; rất nhiều người nổi tiếng rồi nhờ danh tiếng ấy mà kiếm được nhiều tiền. Các “sao” hiện nay trên vũ trường, kịch trường, các minh tinh màn bạc hiện nay cho ta rõ sự thật đó.

Danh luôn gắn với tài và đức. Có thực tài mới có thực danh. Có đức, có tài mới có danh. Chế độ khoa cử ngày xưa là để chọn nhân tài; những ông trạng, ông nghè là những người tài danh, có thực danh. Thời kháng chiến, trong nhân dân đã xuất hiện bao anh hùng. Đó là những tài danh đã đem xương máu lập nên bao chiến công, tô thắm lá cờ Tổ quốc thêm đỏ chói. Thành ngữ “hữu danh vô thực” là sự đánh giá về “cái tủi” và “cái thực" của một loại người nào đó trong xà hội. Những “giáo sư rởm”, “tiến sĩ rởm”, “chuyên gia rởm” nhan nhản trong xã hội ta hiện nay đã làm cho mọi người hiểu rõ, hiểu sâu hơn thành ngữ “lìữu danh vô thực”. Loại cán bộ tham nhũng hiện nay, dù "cái danh” có cao chót vót tầng mây, dù có đi xe hơi, ở nhà lầu, ăn sơn hào hải vị, thực chất chì là loại sâu mọt, bị nhân dân khinh bỉ, bị đồng loại oăm ghét.

Danh không phải là một thứ, một giá trị bất biến. Có bậc tài danh nhưng sinh bất phùng thời nên đã mai danh ẩn tích. Có người đã thoái quan vi sư. Có người đã lấy “trăng thanh gió mát làm bầu bạn”. Nguyễn Trãi đã có lúc phải lui về Côn Sơn, lấy suối làm đàn cầm, lấv đá, rêu làm chiếu, lấy thông, trúc làm bóng mát để “ngâm thơ nhàn”. Văn vương phải đến bờ sông Vị Thủy để mời Lã Vọng về triều làm Thái sư; Lưu Bị phải “tam cổ thảo lư" để mời cho kì được Khổng Minh làm quân sư.. Đó là chuyện ngày xưa ớ bên Tàu. Còn ớ ta, sau ngàv Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã ân cần, đã trân trọng mời nhiều vị nhân sĩ như cụ Huỳnh Thúc Kháng ra gánh vác việc nước.

Cũng như hương sắc của hoa, danh có thể sớm nở chiều tàn. Trần Đăng Khoa nổi danh tài thơ từ lúc 7 - 8 tuổi. Sau Góc sân và khoảng trời, vườn thơ của đứa con họ Trần đã nhạt nhòa ánh trăng. Sau cái vụ “Giá Lương - Tiền” trong thập kí 80 thế kỉ XX ở nước ta, “cái danh" của một nhà thơ lớn đã bị sứt mẻ. Nhiều người vẫn nhắc lại câu ca dao châm biếm thời hãi hùng đó!

Thời Đông Tấn bên tàu (thế kỉ IV), Đào Uyên Minh chỉ nổi danh là kẻ sĩ cao khiết: treo áo mũ từ quan về quê cày ruộng, ươm cúc, uống rượu, làm thơ. Khi ông mất, Nhan Điền là bạn tri kỉ của ông, một thi bá thuở ấy, trong văn tế truy điệu chỉ ngợi ca danh tiết cao quý của Đào Uyên Minh, không có câu nào nói về thơ của bạn. Nhưng từ mấy thế kỉ nay, người ta đã hết lời ngợi ca phong cách thơ giản dị, sâu sắc của thi sĩ họ Đào, xếp ông ngang hàng với Khuất Nguyên, Lí Bạch, Đỗ Phủ... những đại thi hào cùa Trung Quốc thời cổ đại.

Như trăng, sao có khi tỏ khi mờ, cái danh của các nhân tài,  hiển tài cũng vậy. Nhân tài. hiền tài là vấn quý của quốc gia, cần được vun trồng, ưu ái. Có vua sáng mới có tôi hiền, mới có thịnh trị. Hôn quân bạo chúa coi nhân tài như cỏ rác. Thủa “bình ngô”, Nguyễn Trãi mới có thế phát huy tài năng. “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”, nhưng năm 1442, Nguyễn Trãi đã chết thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên!

Thời Nam Tống, Tể tướng Tần Cối đã dùng 12 kim bài đô sát hại Nhạc Phi, một vị trung thần, một vị danh tướng. Ai đã từng nhìn tận mắt tượng Tần Cối mới hiểu thế nào là ô danh; mới thấy rõ kẻ phản bội để lại tiếng nhơ muôn đời.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, các nhà trí thức lớn như Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩ, Lương Đình Của., đã phát huy cao độ lòng yêu nước, đem tài năng hiến dâng đất nước và nhân dân. Họ đă gặp cụ Hồ. đã được cụ Hồ giao phó trọng trách và đãi ngộ, làm nên bao sự tích to lớn, đúng là “rồng gặp mây”. Nếu coi trí thức là “cục phân” thì sẽ xảy ra bao bi kịch, bao tổn thất to lớn cho xã hội. Đó là một sự thật đau đớn! Nhân tài phải được trọng dụng để phát huy. Cái thói đố kị tài năng thường dễ xảy ra, nhất là những nơi mất đoàn kết nội bộ, bị bọn cơ hội thao túng.

Vì danh và mệnh trong con mắt người đời có giá trị ngang nhau, cho nên nhiều người vì hám danh mà không từ bất cứ một thủ đoạn nào: chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, mua bán bằng cấp, mua quan bán tước... Có người vì hư danh mà “làm láo báo cáo hay", vì hư danh mà đánh mất chính bản thân mình, như tục ngữ đã nói: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.

Có tài mới có danh. Có danh mới có quyền thế, bổng lộc. Có thực tài mới có thực danh. Kẻ sĩ chân chính xưa nay đều là người đức trọng tài cao, nêu gương sáng về tu nhân tích đức, sống cần, kiệm, liêm, chính, hết lòng vì nước vì dân. Tên tuổi họ, công đức họ để lại tiếng thơm muôn đời mai sau.

Trái lại, có kẻ hữu danh vô thực. Cũng bằng cấp đấy, cũng chức trọng quyền cao đấy. nhưng lại là hạng người vô tích sự. Thời nào cũng vậy, sự coi trọng hư danh đã làm nảy sinh tính giả tạo. Không hề ra trận đánh giặc mà có thẻ thương binh. Chẳng có công trạng gì, thành tích gì mà có huân chương treo lủng lẳng đầy ngực. Thích khoe học vị, học hàm ầm ĩ. Vì danh luôn luôn đi liền với lợi; danh lợi là cái bả. Có kẻ chìm đắm trong vòng danh lợi mà thân bại danh liệt. Nhà thơ Tú Xương trong bài Chúc Tết đã châm biếm:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,

Đứa thì mua tước, đứa mua quan

Phen này, ông quyết định đi buôn lọng.

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng!

Thật buồn cười mà đau lòng. Có đứa con bất hiếu nhưng khi cha mẹ qua đời lại khóc lóc thảm thiết, tổ chức ma chay om sòm, kèn trống ầm ĩ. Lại có ả đàn bà dâm đãng nhưng trước mặt chồng lại tỏ ra chính chuyên.

Cổ nhân có nói: “Danh chi vu thục”. Qua đó, muốn nhắc nhở mọi người phải coi trọng tài danh, thực danh, thanh danh, công danh... và đừng vì hám danh, háo danh mà làm méo mó nhân cách, mà đánh mất bản tính của mình.

Ở đời, ai cũng muốn có nhiều tài năng để mưu sinh, để thi thố công danh với thiên hạ.

Có tài năng bẩm sinh, nhưng tất cả đều phải học tập và rèn luyện, trải qua nhiều gian khổ, bền bỉ để “mài sắt nên kim”. Phải khiêm tốn học hỏi, chớ tự kiêu tự đại, mà bông hoa tài năng sớm lụi tàn!

Tài năng chỉ có thể phát huy rực rỡ trên tâm đức. Tâm đức càng sáng, càng trong thì tài năng mới nở rộ. Đức trọng tài cao là cốt cách kẻ sĩ, bất cứ thời nào cũng thế.

Nghĩ về danh và thực, lúc nào tôi cũng nghĩ và nhớ tới hai câu thơ của Ức Trai trong Quốc âm thi tập:

                                            Mấy kể công danh nhàn lẵng đẵng,

                                                Mồ hoang cỏ lục thấy ai đâu?

                                               (Tự thuật - bài số 10)

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
3.7 trên 3 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí