Bài 9. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Châu Phi SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều>
Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của châu Phi là. Châu Phi được bao bọc bởi hai đại dương nào sau đây?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Câu 1. Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của châu Phi là
A. lãnh thổ kéo dài nhiều vĩ độ.
B. có đường xích đạo chạy qua.
C. tiếp giáp với nhiều biển và đại dương.
D. đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:D
Câu 2
Câu 2. Châu Phi được bao bọc bởi hai đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
B. Nam Đại Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 3
Câu 3. Biển nào sau đây ngăn cách châu Phi với lục địa Á - Âu?
A. Biển Đỏ và Địa Trung Hải.
B. Địa Trung Hải và Biển Đen.
C. Biển Bắc và biển Ca-xpi.
D. Biển Đen và biển Ca-xpi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 4
Câu 4. Dòng sông nào sau đây gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại nổi tiếng trên thế giới?
A. Sông Dăm-be-di.
B. Sông Nin.
C. Sông Ni-giê.
D. Sông Công-gô.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:B
Câu 5
Câu 5. Quan sát hình sau
Hãy ghép tên các địa danh sau đây với vị trí được đánh số trên hình
A. Hoang mạc Xa-ha-ra.
B. Bổn địa Sát.
C. Bổn địa Công-gô
D. Dãy At-lat.
E. Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi.
G, Sơn nguyên Đông Phi.
H. Bồn địa Ca-la-ha-ri.
I. Dãy Đrê-ken-bec.
Lời giải chi tiết:
Điền:
(1) - Dãy Đrê-ken-bec. |
(2) - Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi. |
(3) - Bồn địa Ca-la-ha-ri. |
(4) - Dãy At-lat. |
(5) - Sơn nguyên Đông Phi. |
(6) - Bổn địa Công-gô |
(7) - Bổn địa Sát. |
(8) - Hoang mạc Xa-ha-ra. |
Câu 6
Câu 6. Tại sao lãnh thổ châu Phi được bao bọc xung quanh bởi biển và đại dương nhưng lại có khí hậu khô và nóng?
Lời giải chi tiết:
- Do phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến, đây là khu vực áp cao nên lượng mưa rất ít.
- Đồng thời, do lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít bị chia cắt, địa hình cao và có các dãy núi ăn sát ra biển nên đã ngăn cản ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.
Câu 7
Câu 7. Quan sát các hình sau
Hãy cho biết suy nghĩ của em về hậu quả của nạn săn bắn trộm các loài động vật quý hiếm ở châu Phi.
Lời giải chi tiết:
- Việc săn bắn trộm các loài động vật quý hiếm sẽ làm suy giảm đa dạngsinh học, các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Câu 8
Câu 8. Tại sao châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản nhưng hầu hết các quốc gia ở đây còn nghèo?
Lời giải chi tiết:
- Do khoáng sản khai thác chủ yếu được xuất khẩu ra bên ngoài mà chưa qua chế biến, giá thành thấp.
- Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản ở châu Phi phụ thuộc nhiều vào các công ty của nước ngoài nên chưa mang lại giá trị cao cho mỗi quốc gia.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phong trào văn hoá Phục Hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 3. Phong trào văn hoá Phục Hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều