Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Cánh diều Chương 2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX

Bài 7. Văn hoá Trung Quốc SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều


Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1. Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là

A. Nho giáo.

B. Đạo giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Phật giáo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX là Nho giáo

Chọn A

Câu 2

Câu 2. Những tôn giáo nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

A. Hồi giáo, Đạo giáo.

B. Phật giáo, Đạo giáo.

C. Phật giáo, Hồi giáo.

D. Thiên Chúa giáo, Đạo giáo.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đó là Phật giáo và Đạo giáo

Chọn B

Câu 3

Câu 3. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về thành tựu trong kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến?

A. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo.

B. Không có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc.

C. Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hoá Trung Quốc.

D. Không có tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Thành tựu trong kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến đó chính là có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hoá Trung Quốc như: Vạn Lý Trường Thành, Lầu Hoàng Hạc, Tử Cấm Thành, …

Chọn C

Câu 4

Câu 4. Hãy đặt các cụm từ sau đây vào chỗ chấm (...) để có nội dung đúng về thành tựu kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến: A. dệt lụa tơ tằm; B. đồ sứ; C. khai thác hầm mỏ; D. làm giấy; E, chế tạo thuốc súng.

“Tiếp nối thành tựu kĩ thuật từ thời kì cổ đại, các lĩnh vực….... (1),…….. (2), làm đồ gốm tiếp tục được duy trì và có bước phát triển với. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực. ngành nghề mới xuất hiện hoặc có nhiều tiến bộ như làm……...(3), ………..(4), ………(5). La bàn đi biển và bánh lái tàu thuyền cũng có nhiều cải tiến mới”

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức và hiểu biết của bản thân, ta có thể điền các từ cho sẵn vào chỗ trống như sau:

 

 

1 - Dệt lụa tơ tằm

2 - Làm giấy

3 - Đồ sứ

4 - Chế tạo thuốc súng

5 - Khai thác hầm mỏ

 

Câu 5

Câu 5. Hãy kể tên ba tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời phong kiến. Tác phẩm nào gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Xem video, tài liệu, tư liệu tham khảo

Lời giải chi tiết:

- Ba tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời phong kiến:

+ Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần).

+ Thủy Hử (của Thi Nại Am).

+ Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung)

- Tác phẩm Tây du kí (của Ngô Thừa Ân) gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam.

Câu 6

Câu 6. Bằng những hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thêm các nguồn thông tin phù hợp, hãy viết một đoạn văn ngắn về ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc để khu vực châu Á.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Xem sách tham khảo, tài liệu, tư liệu tham khảo

Lời giải chi tiết:

- Nền văn hóa Trung Quốc phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu. Các thành tựu văn hóa này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng đến văn hóa của nhiều nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là trên các lĩnh vực: chữ viết, tư tưởng, văn học, nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc… Ví dụ:

+ Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc, cư dân các quốc gia Việt Nam, Triều Tiên thời phong kiến đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. Đó là: chữ Nôm (ở Việt Nam); chữ Hangul (ở Triều Tiên)…

+ Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống trong đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên thời phong kiến.

+ Tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên thời phong kiến có sự học hỏi các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của Trung Quốc…


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí