Bài 7. Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức>
Có ý kiến cho rằng "Ngày nay, tất cả mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Theo em, tại sao khi cùng tìm thông tin về một vấn đề, nhưng có người sẽ tìm được rất nhanh và chính xác, có người thì không?
Khởi động
Có ý kiến cho rằng "Ngày nay, tất cả mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Theo em, tại sao khi cùng tìm thông tin về một vấn đề, nhưng có người sẽ tìm được rất nhanh và chính xác, có người thì không?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đồng ý với ý kiến. Khi cùng tìm thông tin về một vấn đề, nhưng có người sẽ tìm được rất nhanh và chính xác, có người thì không vì cách họ tìm kiếm tài liệu không đúng hoặc từ khóa tìm kiếm chưa đầy đủ
Luyện tập
Thực hiện lại các nhiệm vụ ở phần thực hành bằng thiết bị số thông minh.
Phương pháp giải:
Dựa vào các hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ ở phần thực hành.
Lời giải chi tiết:
*Nhiệm vụ 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet bằng máy tìm kiếm:
Bước 1: Khởi động công cụ tìm kiếm.
Mở trình duyệt internet trên máy tính của em.
Gõ địa chỉ URL máy tìm kiếm, chẳng hạn Google.com.
Bước 2: Tìm kiếm bằng từ khóa nhập từ bàn phím.
Bước 3: Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
*Nhiệm vụ 2. Khám phá cách thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói:
Bước 1: Khởi động công cụ tìm kiếm.
Bước 2: Tìm kiếm bằng từ khóa nhập bằng tiếng nói. Nháy chuột vào biểu tượng micro cạnh ô nhập từ khóa tìm kiếm (Hình 7), sau đó đọc từ khóa tìm kiếm, sau khi dừng đọc máy tìm kiếm sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm.
Bước 3: Kiểm tra từ khóa được tự động điền sau khi đọc tại Bước 2. Nếu không khớp thực hiện lại Bước 2 để đọc lại từ khóa.
Bước 4: Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
*Nhiệm vụ 3. Xác lập được các lựa chọn theo theo chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin
Bước 1: Khởi động công cụ tìm kiếm.
Bước 2: Nhập từ khóa cần tìm và bổ sung cụ từ“filetype:pdf”
Bước 3: Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Vận dụng
Sử dụng máy tìm kiếm để tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp mà em mơ ước được làm trong tương lai dưới các dạng văn bản, hình ảnh và video.
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nghề nghiệp em mơ ước trong tương lai là nghề giáo viên.
Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng văn bản:
Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng hình ảnh:
Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng video:
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Thực hành thiết lập thư viên chương trình trang 143 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình trang 137 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun trang 132 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun trang 127 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần trang 123 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 31. Thực hành thiết lập thư viên chương trình trang 143 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình trang 137 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun trang 132 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun trang 127 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần trang 123 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức