Bài 10. Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức>
Các công việc quản lí trong thực tế rất đa dạng: quản lí nhân viên, tài chính, thiết bị…tại các cơ quan; tổ chức, quản lí chỗ ngồi trên các chuyến bay, tàu xe tại các phòng bán vé; quản lí hồ sơ bệnh án tại bệnh viện; quản lí học sinh và kết quả học tập trong các trường. Để quản lí kết quả học tập, như em biết, phải quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,... Theo em, hoạt động này có cần lưu trữ dữ liệu không? Nếu có, đó là những dữ liệu
Khởi động
Các công việc quản lí trong thực tế rất đa dạng: quản lí nhân viên, tài chính, thiết bị…tại các cơ quan; tổ chức, quản lí chỗ ngồi trên các chuyến bay, tàu xe tại các phòng bán vé; quản lí hồ sơ bệnh án tại bệnh viện; quản lí học sinh và kết quả học tập trong các trường. Để quản lí kết quả học tập, như em biết, phải quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,... Theo em, hoạt động này có cần lưu trữ dữ liệu không? Nếu có, đó là những dữ liệu gì?
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để quản lí kết quả học tập của học sinh, việc lưu trữ dữ liệu là cần thiết để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của quá trình đánh giá. Các dữ liệu cần lưu trữ trong hệ thống quản lí điểm bao gồm:
- Thông tin học sinh
- Thông tin môn học
- Điểm đánh giá thường xuyên
- Điểm đánh giá giữa kì
- Điểm đánh giá cuối kì
- Điểm trung bình môn học
- Điểm trung bình chung.
? mục I HĐ1
iáo viên dạy môn toán dùng cuốn sổ điểm môn học để ghi lại điểm của từng học sinh lớp 11A (Bảng 10.1). Hãy cùng thảo luận để xác định xem có thể khai thác được những thông tin gì từ số điểm môn học này. Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc nào khác?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức mục 1 trang 49, 50 SGK và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Có thể khai thác được những thông tin:
- Học sinh đạt điểm cao nhất môn toán
- Tổng số điểm trên trung bình môn toán.
- Điểm trung bình chung môn toán của mỗi học sinh.
Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc:
- Sửa, xóa, bổ sung điểm của học sinh
- Thống kê số liệu.
…
? mục II CH1
Cập nhật dữ liệu là gì? Tại sao dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cập nhật dữ liệu là thay đổi dữ liệu trong các bảng gồm thêm bảng ghi mới, chỉnh sửa, xóa bản ghi, dữ liệu là chuỗi bất kỳ của một hoặc nhiều ký hiệu có ý nghĩa thông qua việc giải thích một hành động cụ thể nào đó.
Cần cập nhật dữ liệu thường xuyên vì dữ liệu lưu trữ có thể được cập nhật thường xuyên, được truy xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau đề thu được các thông tin hữu ích.
? mục III CH1
Hãy nêu tầm quan trọng của việc thu thập và lưu trữ dữ liệu đối với các bài toán quản lí.
Phương pháp giải:
Vận dụng thông tin hộp kiến thức trang 52 SGK và hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc thu thập dữ liệu tự động mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giảm bớt công sức thu thập mà còn cung cấp một khối lượng dữ liệu lớn giúp nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định cần thiết.
Luyện tập 1
Quản lí điểm chỉ là một ứng dụng quản lí trong trường học. Hãy tìm thêm các nhu cầu quản lí khác trong nhà trường và chỉ ra hoạt động quản lí đó cần những dữ liệu nào.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Quản lí thông tin học sinh
Hoạt động quản lí học sinh cần những dữ liệu:
- Tên
- Địa chỉ
- SĐT học sinh, SĐT của phụ huynh
- Thông tin họ tên, nghề nghiệp của phụ huynh.
Luyện tập 2
Người ta thường nói, ở bất cứ nơi nào có một tổ chức là nơi ấy có nhu cầu quản lí. Hãy kể tên một vài bài toán quản lí mà em biết.
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số ví dụ về các bài toán quản lí:
1. Quản lí sản xuất: Tối ưu quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và quản lí các nguồn lực cần thiết để sản xuất.
2. Quản lí tài chính: Quản lí thu chi, tài sản, nợ, lãi suất và các khoản đầu tư của tổ chức.
3. Quản lí nhân sự: Quản lí nhân viên, chi phí nhân lực, quản lí mức lương và các chế độ phúc lợi cho nhân viên.
4. Quản lí dự án: Quản lí tiến độ dự án, phân bổ nguồn lực và kiểm soát chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cuối cùng.
5. Quản lí khách hàng: Quản lí thông tin khách hàng, quản lí dịch vụ hỗ trợ khách hàng, tạo ra các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng.
Vận dụng 1
Hãy cho một ví dụ về một bài toán quản lí và nêu những dữ liệu mà hoạt động quản lí đó cần thu thập.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức mục 2 trang 50, 51 SGK kết hợp vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong hoạt động quản lí thư viện, các dữ liệu cần được thu thập để đảm bảo hoạt động quản lí thư viện diễn ra hiệu quả gồm:
- Dữ liệu về sách: thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, thể loại, số lượng sách, trạng thái sách (đã mượn, chưa mượn,...).
- Dữ liệu về độc giả: thông tin về tên độc giả, số thẻ thư viện, số lượng sách đã mượn, trạng thái sách đang mượn (tên sách, tác giả, ngày mượn, hạn trả,...).
- Dữ liệu về mượn/trả sách: thông tin về độc giả mượn/trả sách, tên sách, ngày mượn, hạn trả, ngày trả, số tiền phạt (nếu có).
- Dữ liệu về nhân viên thư viện: thông tin về tên nhân viên, chức vụ, số giờ làm việc, mức lương, công việc được giao,...
Vận dụng 2
Tại các trạm bán xăng, việc thu thập dữ liệu về lượng xăng bán và doanh thu được thực hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Tra cứu trên internet, sách, báo,… để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Xác nhận số lượng xăng ban đầu
- Cập nhật lượng xăng bán mỗi ngày
- Tính số tiền thu được trong mỗi ngày.
- Bài 11. Cơ sở dữ liệu SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức
- Bài 12. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức
- Bài 13. Cơ sở dữ liệu quan hệ SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức
- Bài 14. SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức
- Bài 15. Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu SGK Tin học 11 Định hướng tin học ứng dụng Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Thực hành thiết lập thư viên chương trình trang 143 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình trang 137 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun trang 132 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun trang 127 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần trang 123 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 31. Thực hành thiết lập thư viên chương trình trang 143 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình trang 137 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun trang 132 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun trang 127 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức
- Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần trang 123 SGK Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức