Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức>
Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1 a
Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.
B. Hành vi vô ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.
C. Hành vi vô ý của thành viên gia đình có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
D. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 1 b
Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình.
B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí.
D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 1 c
Để phòng, chống bạo lực gia đình, không nên làm gì?
A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.
B. Dùng lời nói, thái độ và hành vi bạo lực để đáp trả.
C. Bình tĩnh, tìm đường thoát khi xảy ra bạo lực gia đình.
D. Nhờ sự can thiệp của người đáng tin cậy.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 d
Bạo lực gia đình không gây ra những hậu quả trực tiếp gì?
A. Gây tổn hại tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình.
B. Gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.
C. Gây ảnh hưởng xấu tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình.
D. Gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt tới cộng đồng xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 2
Nối ý ở cột I với ý ở cột II sao cho phù hợp:
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
A - 4 |
B - 1 |
C – 3, 5 |
D – 2, 6 |
E – 2, 6, 3 |
G - 2 |
Câu 3
Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Khi bị bố đánh mắng, M cãi lại vì cho rằng bố đã sai.
b) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra ấm chỗ khác.
c) Bị anh trai đánh, K đánh trả lại.
d) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống.
e) Áp lực vì bị bố mẹ bắt phải học nhiều, Q phản đối bằng cách trốn học.
g) Do mẹ V buôn bán thua lỗ nên bố V quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu đều do bố quyết định và hạn chế tối đa. Mỗi khi V xin tiền, bố đều tìm lí do để không cho.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp a) Không đồng tình, vì: hành động của M có thể dẫn đến nguy cơ bạo lực thể chất.
- Trường hợp b) Đồng tình, vì: hành động đó giúp H tránh bị xâm hại tình dục
- Trường hợp c) Không đồng tình, vì: hành động đánh trả của K sẽ khiến cho bạo lực thể chất bị đẩy lên cao.
- Trường hợp d) Đồng tình, vì: hành động của chị Q giúp chị tránh nguy cơ bạo lực kinh tế và bạo lực tinh thần.
- Trường hợp e) Không đồng tình, vì: việc trốn học là giải pháp không hợp lí.
- Trường hợp g) Không đồng tình, vì: bố của V thực hiện hành vi bạo lực kinh tế
Câu 4
Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.
b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.
c) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.
d) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống a) Chị H nên thuyết phục bố mẹ bằng cả lí và tình: Nói với bố mẹ quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, về tác hại của việc kết hôn sớm, về bạo lực gia đình,... Nếu không được, chị H nên nhờ người can thiệp (thầy, cô giáo, gì người có uy tín trong bản làng,..).
- Tình huống b) Bạn B nên tìm người có trách nhiệm (công an, tổ trưởng tổ dân phố,..) để báo cho họ biết và can thiệp, giúp em bé thoát khỏi tình trạng này.
- Tình huống c) Bạn C nên tìm cách nói với bố về điều này. Nếu bố không tin, C có thể nhờ sự can thiệp của người lớn có trách nhiệm. C nên tìm cách lưu lại những rin bằng chứng để có căn cứ cho bố tin vào điều C nói. C cũng có thể nói n thẳng với mẹ kế là mình sẽ báo người lớn về hành vi đối xử không tốt của mẹ kế.
- Tình huống d) T nên nhờ người thân (nếu có) can thiệp, giúp đỡ. Nếu không, T nên tìm người có thẩm quyền nhờ giúp đỡ và tìm mọi cách để thoát ra khỏi hoàn cảnh đó (có thể tìm đến một cơ sở mái ấm tình thương hoặc tìm người tn tử tế, có điều kiện nhờ giúp đỡ).
Câu 5
Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những quan điểm sau:
a) Bạo lực gia đình nói nhiều thứ tiếng, nhiều màu da và sống ở nhiều cộng đồng khác nhau.
b) Chúng ta càng không nói về bạo lực gia đình, chúng ta càng né tránh vấn đề này thì chúng ta càng mất mát.
Lời giải chi tiết:
- Suy nghĩ về quan điểm a) Bạo lực gia đình là vấn nạn của thế giới, có thể xảy ra ở bất kì nơi nào, với bất kì đối tượng nào. Bởi vậy, cần cùng lên tiếng và có những hành động quyết liệt để phòng, chống bạo lực gia đình.
- Suy nghĩ về quan điểm b) Sự im lặng, né tránh trước bạo lực gia đình sẽ khiến cho tình trạng này gia tăng, gây nên những hậu quả xấu cho gia đình và cộng đồng. Bởi vậy, không được im lặng, né tránh mà phải tích cực đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 6
Hãy viết về một trường hợp bạo lực gia đình mà em biết qua sách báo, phim ảnh hoặc cuộc sống. Chia sẻ suy nghĩ của em về trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp. Bạn X có em gái 2 tuổi. Vì công việc bận rộn nên mẹ thường để bạn X trông em. Em gái của bạn X khá năng động nên hay đi khắp nhà để chơi. Có nhiều lần, em gái lục tung sách vở trên bàn học khiến bạn X rất tức giận.
Thời gian đầu, bạn X còn nhỏ nhẹ nói chuyện với em nhưng càng về sau thì bạn X càng khó chịu và thường xuyên la mắng em. Có lần, em làm vỡ chiếc hộp lưu niệm mà bạn X rất yêu quý nên bạn X đã dùng thước đánh mạnh vào tay em.
- Suy nghĩ của em: hành vi của bạn X là không đúng, đây là một biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất). Bạn X cần:
+ Chấm dứt và không được lặp lại hành vi bạo lực với em gái nữa.
+ Bao dung hơn với em (vì em gái của X còn nhỏ tuổi, em chưa ý thức được hành động), quan tâm và yêu thương em.
+ Cất gọn đồ dùng của cá nhân hoặc những đồ dùng có thể gây nguy hiểm, như: dao, kéo, phích nước…ở xa tầm với của em gái.
- Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức