Bài 7. Ngoại lực trang 23, 24, 25 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo


Các tác nhân ngoại lực bao gồm. Ngoại lực là lực phát sinh từ. Phong hóa là quá trình. Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu. Tác động của ngoại lực là một chu trình diễn ra tuần tự theo các quá trình sau. Dựa vào nội dung mục II, bài 7 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung bảng sau để phân biệt sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau. Dựa vào nội dung mục II, bài 7 trong

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1

Các tác nhân ngoại lực bao gồm

A. khí hậu, nước, sinh vật

B. mưa gió, con người, các chất phóng xạ.

C. phản ứng hóa học, nhiệt độ, nước chảy.

D. chất phóng xạ, sóng biển, động – thực vật.


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục I (Ngoại lực).

Lời giải chi tiết:

Các tác nhân ngoại lực bao gồm nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy, nước ngầm, sóng biển, sinh vật, con người

=> Đáp án lựa chọn là A


Câu 1 2

Ngoại lực là lực phát sinh từ

A. lớp vỏ Trái Đất.

B. bên trong Trái Đất.

C. các thiên thể trong hệ mặt trời.

D. bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục I (Ngoại lực).


Lời giải chi tiết:

Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. 

=> Đáp án lựa chọn là D


Câu 1 3

Phong hóa là quá trình

A. phá hủy các loại đá và khoáng vật.

B. làm các sản phẩm đã bị phá hủy khỏi vị trí ban đầu.

C. di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy từ nơi này đến nơi khác.

D. tích tụ các sản phẩm đã bị phá hủy tạo nên địa hình mới.


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục II (Quá trình phong hóa).

Lời giải chi tiết:

Phong hóa là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác dụng của các tác nhân ngoại lực

=> Đáp án lựa chọn là A


Câu 1 4

Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu

A. cực đới và ôn đới hải dương.

B. nhiệt đới gió mùa ẩm và ôn đới

C. khô nóng (hoang mạc, bán hoang mạc) và lạnh.

D. xích đạo nóng, ẩm quanh năm.


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục II (Quá trình phong hóa).

Lời giải chi tiết:

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh

=> Đáp án lựa chọn là C.


5

Tác động của ngoại lực là một chu trình diễn ra tuần tự theo các quá trình sau:

A. phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.

B. phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.

C. phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ

D. phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục II (quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ).

Lời giải chi tiết:

Tác động của ngoại lực là một chu trình diễn ra tuần tự từ phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.

=> Đáp án lựa chọn là C


Câu 2

Dựa vào nội dung mục II, bài 7 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung bảng sau để phân biệt sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục II


Lời giải chi tiết:

Câu 3

Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau:

1. Bóc mòn là quá trình…..các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các …….

2. Xâm thực là quá trình….do….tạo nên…..

3. Mài mòn là quá trình bóc mòn do….tạo nên các dạng địa hình…..

4. Thổi mòn là quá trình bóc mòn do…tạo nên….


Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

1. Bóc mòn là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực

2. Xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông; mương xói, khe rãnh xói mòn; các thung lũng sông, suối;…Các vịnh hẹp băng hà, đá lưng cừu,…do băng hà tạo thành.

3. Mài mòn là quá trình bóc mòn do sóng biển tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn

4. Thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá hủy đá,…tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá.


Câu 4

Dựa vào nội dung mục II, bài 7 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau

Phương pháp giải:

-  Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

Câu 5

Em hãy nối các ý ở cột A cho phù hợp với các ý ở cột B

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

1. Quá trình phong hóa là phá hủy đá và khoáng vật

2. Quá trình bóc mòn là chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu

3. Quá trình vận chuyển là di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác

4. Quá trình bồi tụ là tích tụ các vật liệu phá hủy tạo nên các dạng địa hình mới

1-c, 2-b, 3-d, 4-a



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 6. Thạch quyển, nội lực trang 20,21, 22 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

    Nội lực là lực phát sinh từ. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng. Các hiện tượng như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do. Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực? Kết quả của hiện tượng uốn nếp là. Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa do nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào? Dựa vào mục I, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau. Dựa vào nội dung mục II, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau. Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.