Bài 6. Em tích cực tham gia lao động - SGK Đạo đức 4 Cánh diều


Nghe hoặc hát bài Cái bống và trả lời câu hỏi Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm gì đáng khen?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Trả lời câu hỏi trang 29 SGK Đạo đức 4– Cánh diều

Nghe hoặc hát bài Cái bống và trả lời câu hỏi

 

Câu hỏi: Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm gì đáng khen?

Phương pháp giải:

- Nghe/ hát bài Cái bống

- Chỉ ra việc làm của Bống mà đáng khen.

Lời giải chi tiết:

Trong bài hát trên, Bống đã có việc làm đáng khen là:

+ Khéo sẩy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm.

+ Gánh giúp mẹ để chạy cơn mưa ròng.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi trang 30, 31 SGK Đạo đức 4– Cánh diều

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Câu hỏi:

a. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc như thế nào?

b. Pê-chi-a đã nhận ra bài học gì từ những tấm gương lao động đó?


Phương pháp giải:

- Đọc câu chuyện và chỉ ra việc làm của những người lao động.

- Chỉ ra bài học mà Pê-chi-a đã nhận ra từ những tấm gương lao động đó.

Lời giải chi tiết:

a. Những người lao động trong câu chuyện đã tích cực làm việc: 

- Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng. 

- Pê-chi-a: lười biếng và cuối cùng không làm những việc mẹ giao.

+ Pê-chi-a nghĩ “Mình ngủ thêm chút nữa…”

+ Pê-chi-a tự nhủ “ Mình ngồi một chút nữa thôi, rồi sẽ bắt tay vào việc.”

- Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày. 

- Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa. 

- Những chỉ sách đã chỉ lên cái giá lớn: nhiều người đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay. 

b. Pê-chi-a đã nhận ra bài học từ những tấm gương lao động đó: Mọi người luôn không ngừng lao động từng ngày, vì thế không nên lười biếng lao động.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi trang 31,32 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Bạn  nào trong tranh tích cực, tự giác tham gia lao động? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Quan sát các bức tranh và chỉ ra bạn nào tích cực, tự giác tham gia lao động.

- Đưa ra lý do giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Các bạn nhỏ trong tranh 2 và 3 đã tích cực, tự giác tham gia lao động.

+ Bức tranh 2: Hai bạn nhỏ đề xuất sửa lại hàng rào.

+ Bức tranh 3: Bạn nhỏ muốn giúp mẹ làm việc.

- Bạn nhỏ trong tranh 2 và 3 đã tích cực, tự giác tham gia lao động bởi vì các bạn đã tự đề xuất ý kiến để được làm việc.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi trang 32, 33 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

Tình huống 1: Đang phụ mẹ tưới cây ngoài sân, Hoàng thấy một cô lao công mồ hôi nhễ nhại đi tới và ngồi nghỉ trước cổng nhà mình. Hoàng liền xin phép mẹ đi lấy nước cho cô uống. Mẹ Hoàng rất vui vì thấy con mình biết quý trọng người lao động.

Tình huống 2: Phượng và Hà đang chơi trong nhà thì mẹ về. Thấy mẹ chở hàng nặng, mặt đỏ bừng vì phải đi giữa trưa nắng, hai bạn thương mẹ lắm. Không ai bảo ai, cả hai cùng chạy vội ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hồi và lấy nước cho mẹ uống.

Câu hỏi: Các bạn Hoàng, Phượng và Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các tình huống và chỉ ra việc làm của các bạn nhỏ thể hiện sự quý trọng người yêu lao động.

Lời giải chi tiết:

Các bạn Hoàng, Phượng và Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động: 

- Hoàng đã biết lấy nước mời cô lao công.

- Phượng và Hà biết ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hôi và lấy nước cho mẹ uống. 


Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

Lựa chọn những hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong lao động:

a. Khi được bố mẹ giao việc gì, Thanh thường lấy lí do bận học bài để không làm.

b. Tài tham gia đầy đủ và nhiệt tình các buổi lao động tại sân trường.

c. Ngoài giờ học ở trường và ở nhà, Phụng thường giúp mẹ bán hàng ngoài chợ.

d. Khi tới lượt mình trực nhật, Bắc thường tìm lí do để đi muộn.

e. Khi thực hiện công việc trong nhóm, Đạt luôn tranh làm những công việc nhẹ nhàng nhất.

g. Nhà có vườn rộng, Hiền xin bố mẹ mua đàn gà về để nuôi.

Phương pháp giải:

- Đọc các hành vi, việc làm.

- Chỉ ra những hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong lao động.

Lời giải chi tiết:

Những hành vi, việc làm thể hiện tích cực, tự giác trong lao động:

+ b. Tài tham gia đầy đủ và nhiệt tình các buổi lao động tại sân trường.

+ c. Ngoài giờ học ở trường và ở nhà, Phụng thường giúp mẹ bán hàng ngoài chợ.

+ g. Nhà có vườn rộng, Hiền xin bố mẹ mua đàn gà về để nuôi.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

Bày tỏ ý kiến

a. Trong buổi học đầu tiên của lớp 4B, khi nghe bạn Hưng giới thiệu bố mình là phụ bếp, Bình và Kiên cho rằng nghề đó không quan trọng như những nghề bác sĩ, kĩ sư mà bố mẹ các bạn ấy đang làm.

Câu hỏi 1: Em có đồng tình với Bình và Kiên không? Vì sao?

b. Thu chỉ tự giác và tích cực làm những công việc gia đình mà bố mẹ thưởng tiền, còn những việc không có tiền thưởng, em chỉ làm một cách qua loa.

Câu hỏi 2:  Em có đồng tình với bạn Thu không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc ý kiến 1 và nêu quan điểm của mình với việc làm của Bình và Kiên, giải thích.

- Đọc ý kiến 2 và nêu quan điểm của mình với việc làm của Thu, giải thích.

Lời giải chi tiết:

a. Em không đồng tình với Bình và Kiên. Nghề nào cũng là cao quý và đáng được trân trọng, chúng ta không nên coi thường bất kỳ một ngành nghề nào cả.

b. Em không đồng tình với bạn Thu vì Thu chỉ làm những việc có lợi ích cho mình, chưa biết yêu lao động.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi trang 33, 34 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

Xử lý tình huống

Tình huống 1: Bố mẹ đi làm xa, Lan sống cùng ông bà ở quê. Lan luôn tích cực, tự giác để giúp đỡ ông bà công việc nhà. Tuy nhiên, vì thương cháu nên ông bà yêu cầu Lan chỉ cần tập trung vào việc học, còn mọi việc để ông bà lo.

Câu hỏi 1: Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà thế nào?

Tình huống 2: Tiến rất tự giác và tích cực tham gia các hoạt động lao động nhưng lại thường bỏ bê việc học dẫn đến kết quả học tập sa sút. Bố mẹ biết chuyện nên không muốn cho Tiến tham gia các hoạt động lao động này nữa.

Câu hỏi 2: Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống 1 và nói với ông bà của mình.

- Đọc tình huống 2 và đưa ra việc làm của mình.

Lời giải chi tiết:

- Tình huống 1: Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà: Những công việc này nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng của cháu nên cháu có thể tự làm được. Cháu hứa sẽ làm việc nhà mà không làm ảnh hưởng đến việc học ạ.

- Tình huống 2: Nếu là Tiến, em sẽ cố gắng chăm chú học bài hơn nữa để có kết quả tốt hơn. Sau đó, em sẽ xin phép bố mẹ tiếp tục tham gia các hoạt động lao động và hứa là sẽ không bỏ bê việc học khiến kết quả sa sút nữa.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

Chia sẻ với các bạn về tấm gương lao động tích cực, tự giác mà em biết.

Phương pháp giải:

Suy nghĩa và chia sẻ với các bạn về tấm gương lao động tích cực, tự giác mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng luôn lao động tích cực, tự giác .Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông  tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Vận dụng Câu 2

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia lao động của em trong gia đình.

 

Tên công việc của gia đình

Việc em có thể tham gia

Thời gian thực hiện

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng gợi ý, em hãy tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia lao động của em trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

Tên công việc của gia đình

Việc em có thể tham gia

Thời gian thực hiện

Kết quả

Dọn dẹp nhà cửa

- Quét nhà

- Rửa bát

- Lau bàn ghế

- Nhổ cỏ ở vườn

- Sau khi ăn cơm xong

- Cuối tuần được nghỉ

Bố mẹ khen

Chăm sóc em nhỏ

- Chơi với em

- Kể chuyện cho em nghe

Thời gian rảnh

Bố mẹ khen


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí