Giải SBT GDCD lớp 8 chân trời sáng tạo Giải SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất

Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo


Em hãy khoanh tròn vào các câu trả lời đúng (có thể chọn nhiều câu trả lời) Cần cù là:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1 Câu 1

Cần cù là:

A. chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên trong công việc.

B. tìm tòi cách thức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả.

C. làm việc theo cảm hứng.

D. làm việc khi có sự nhắc nhở của người khác.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A,B

Bài tập 1 Câu 2

Sáng tạo là

A. làm việc một cách miệt mài, thường xuyên.

B. sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình.

C. làm việc một cách tích cực khi có sự nhắc nhở của bố mẹ, thầy cô.

D. say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B,D

Bài tập 1 Câu 3

Cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?

A. Mất nhiều thời gian, công sức, có khi không mang lại hiệu quả.

B. Giúp nâng cao hiểu biết, rèn luyện kĩ năng.

C. Giúp tiết kiệm được thời gian, công sức,...

D. Giúp đạt hiệu quả cao trong công việc.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B,C,D

Bài tập 1 Câu 4

Để trở thành người cần cù, sáng tạo trong lao động, học sinh cần làm gì?

A. Nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

B. Trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô.

C. Luôn tìm tòi, đổi mới cách thức làm việc.

D. Chăm chỉ học tập, PHẦN VẬN DỤNG những điều đã biết vào cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A,C,D

Bài tập 2

Em hãy nêu những biểu hiện của lao động cần cù và sáng tạo

Lời giải chi tiết:

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khan, thử thách.

- Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Biểu hiện của lao động sáng tạo:

+ Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả đem lại kết quả cao trong công việc.

Bài tập 3

Theo em, tại sao chúng ta phải cần cù và sáng tạo trong lao động?

Lời giải chi tiết:

Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng quê hương đất nước và được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Bài tập 4

Em hãy cho biết để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo, học sinh cần phải làm gì

Lời giải chi tiết:

Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo học sinh cần chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khan, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc góp phần xây dựng quê hương đất nước. Bên cạnh đó chúng ta cần trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo, phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.

Bài tập 5

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về cần cù, sáng tạo trong lao động

Lời giải chi tiết:

- Câu tục ngữ: “Cần cù bù thông minh”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị của sự chăm chỉ, nỗ lực trong cuộc sống.

- Câu tục ngữ: “Năng nhặt chặt bị”

=> Ý nghĩa: khuyên con người nên có lòng kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khó. Khi kiên trì, nỗ lực thì chúng ta sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng.

- Câu tục ngữ “Cái khó ló cái khôn”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của trí tuệ, sự sáng tạo của con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn.

Bài tập 6

Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào sau đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao

STT

Quan điểm

Đồng ý

Không đồng ý

Giải thích

1

Lao động cần cù, chăm chỉ là đủ, không cần phải sáng tạo.

 

 

 

2

Làm việc gì cũng phải sáng tạo, tìm tòi cách làm mới.

 

 

 

3

Cần cù có thể do rèn luyện mà có, còn sáng tạo là năng lực bẩm sinh.

 

 

 

4

Chỉ những học sinh thông minh, học giỏi mới có khả năng sáng tạo trong lao động.

 

 

 

5

Học sinh chưa có khả năng sáng tạo.

 

 

 

6

Người càng cần cù, sáng tạo thì càng vất vả vì phải làm nhiều việc.

 

 

 

7

Chỉ những người làm việc trong lĩnh vực khoa học mới cần sáng tạo.

 

 

 

8

Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong thời đại ngày nay.

 

 

 

Lời giải chi tiết:

STT

Quan điểm

Đồng ý

Không đồng ý

Giải thích

1

Lao động cần cù, chăm chỉ là đủ, không cần phải sáng tạo.

 

x

Sáng tạo sẽ mang lại kết quả tốt hơn

2

Làm việc gì cũng phải sáng tạo, tìm tòi cách làm mới.

x

 

Càng sáng tạo, sẽ giúp chúng ta hoàn thành công việc tốt hơn

3

Cần cù có thể do rèn luyện mà có, còn sáng tạo là năng lực bẩm sinh.

 

x

Sáng tạo cũng có thể phát huy qua qua trình rèn luyện, học tập

4

Chỉ những học sinh thông minh, học giỏi mới có khả năng sáng tạo trong lao động.

 

x

Học sinh nào cũng có khả năng sáng tạo trong học tập.

5

Học sinh chưa có khả năng sáng tạo.

 

x

Học sinh có thể sáng tạo trong những điều cơ bản hoặc xuất sắc.

6

Người càng cần cù, sáng tạo thì càng vất vả vì phải làm nhiều việc.

 

x

Mỗi người đều có khả năng làm việc theo sự cần cù sáng tạo của riêng mình.

7

Chỉ những người làm việc trong lĩnh vực khoa học mới cần sáng tạo.

 

x

Bất kì ngành nghề lĩnh vực nào cũng cần làm việc cần cù và sáng tạo

8

Cần cù, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong thời đại ngày nay.

x

 

Giúp con người đạt hiệu quả cao trong công việc, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

Bài tập 7

Em hãy khoanh tròn vào những việc làm thể hiện tính cần cù, sáng tạo trong lao động dưới đây

A. Nhà bạn H có nghề làm nón thủ công, bạn ấy luôn tìm cách để tạo ra những chiếc nón vừa bền vừa đẹp.

B. Bạn N chỉ làm việc khi có bố mẹ ở nhà và không bao giờ bạn làm khác những gì đã được hướng dẫn.

C. Khi tìm hiểu về bất cứ vấn đề gì, bạn M luôn đặt ra những câu hỏi “vì sao” và tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

D. Bạn T rất hứng thú với việc tìm ra cách giải mới cho những bài tập mà thầy cô giao.

E. Bạn D luôn cố gắng hoàn thành tất cả các bài tập về nhà.

G. Ngoài học tập, bạn T thường xuyên chủ động làm việc nhà.

H. Bạn Y chỉ dành thời gian cho học tập và vui chơi, không tham gia làm bất cứ công việc nào khác.

I. Bạn X rất thích làm bánh, bạn ấy luôn tìm tòi, thử nghiệm để làm ra những hương vị mới.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án: A, C, D, E, G, I

Bài tập 8

Em hãy xử lí các tình huống sau

Tình huống 1. Bạn M là một tấm gương chăm chỉ trong học tập và lao động. Mọi người ai cũng khâm phục bạn ấy, nhưng bạn H lại cho rằng, gia đình của bạn M khó khăn nên mới phải cần cù, chăm chỉ, còn gia đình mình thì khá giả nên không cần phải như vậy.

Câu hỏi:

Nếu em là bạn của bạn H, em sẽ nói gì với bạn ấy?

Tình huống 2. Bạn T nhất định chỉ làm bài theo cách cô giáo đã hướng dẫn, còn bạn M lại luôn thích tìm tòi những cách giải mới. Điều này đã khiến hai bạn thường xuyên xảy ra tranh luận trong quá trình học nhóm.

Câu hỏi:

Nếu em là bạn chung nhóm của bạn T và bạn M, em sẽ làm gì?

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1.

- Không đồng tình với ý kiến của H. Bời vì dù gia đình khó khăn hay khá giả, mỗi người chúng ta cũng đều cần có ý thức chăm chỉ , lao động trong công việc, học tập.

Điều đó giúp chúng ta sống tự lập và có cuộc sống tốt hơn, tự vượt qua được giới hạn bản thân, ngày càng thành công trong cuộc sống, không thụ động, ỷ lại vào người khác.

Tình huống 2.

Việc áp dụng cách làm theo cô giáo là đúng, nhưng học sinh cũng cần có sự sáng tạo trong học tập để tìm tòi tìm ra những phương pháp học tập mới mẻ, hiệu quả cao, không nên dập khuôn về cách giải, sáng tạo trong học tập sẽ giúp các em có được sự phát triển toàn diện hơn.

Bài tập 9

Em hãy kể về một thành quả mà em hoặc một người nào đó đã đạt được nhờ vào việc cần cù, sáng tạo trong lao động

Lời giải chi tiết:

Nhờ say mê tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm em đã sáng tạo ra các cách thức tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng hữu ích như: đồ chơi cho em bé, chậu cây cảnh… để bảo vệ môi trường.

Bài tập 10

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về một tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động mà em biết

Lời giải chi tiết:

- Một tấm gương về sự cần cù sáng tạo trong lao động là giáo sư Trần Đại Nghĩa

Thiếu tướng Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, chính tên là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Sài Gòn, năm 1935 ông tiếp tục học các Trường Đại học Kĩ thuật điện, Viện Nghiên cứu máy bay và Đại học Xoóc-bon. Sau đó, ông làm việc ở công trường cầu cống, xưởng chế tạo máy bay vũ khí quân giới,.. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện Nghiên cứu vũ khí.

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, ông đã về nước cùng với Người, được giao chức Cục trưởng Cục Quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng chế được các vũ khí súng không giật (SKZ), súng ba dô ca,.. góp phần quan trọng về quân khí để giết giặc,... Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng, năm 1952, được tuyên dương Anh hùng lao động. Trong dịp này Bác Hồ đã khen ngợi: Kĩ sư Nghĩa rất giỏi khoa học máy, nhưng khi thực hành thì không “máy móc”.

=> Bài học cho bản thân:

+ Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí