Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc- SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo>
Em hãy nêu những biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới
Bài tập 1
Em hãy nêu những biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
- Biểu hiện 1. Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan.
- Biểu hiện 2. Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. - Biểu hiện 3. Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật…
Bài tập 2
Dựa vào các gợi ý dưới đây, em hãy đoán tên sự vật và tên quốc gia tương ứng bằng cách hoàn thiện bảng sau:
STT |
Gợi ý |
Tên sự vật |
Tên quốc gia |
1 |
Đây là một công trình kiến trúc bằng thép, nằm cạnh sông Seine, có chiều cao là 300 m, được khánh thành vào năm 1889, trở thành biểu tượng của “kinh đô ánh sáng. |
|
|
2 |
Đây là “bức tường dài vạn dặm” được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỉ V trước Công nguyên đến thế kỉ XVI. |
|
|
3 |
Đây là một công trình kiến trúc có tên ban đầu là Liên Hoa Đài, với lối kiến trúc độc đáo - một gian thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. |
|
|
4 |
Đây là quần thể các công trình cổ đại có hình chóp, bằng đá, hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các vị vua Pharaon và hoàng hậu. |
|
|
5 |
Đây là một quần thể đền đài và di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 ha, nằm ở một đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có biên giới giáp Việt Nam. |
|
|
6 |
Đây là một nhà hát có kiến trúc độc đáo, giống với hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. |
|
|
7 |
Đây là một toà tháp chuông, có độ nghiêng 3,97 độ. |
|
|
Lời giải chi tiết:
STT |
Gợi ý |
Tên sự vật |
Tên quốc gia |
1 |
Đây là một công trình kiến trúc bằng thép, nằm cạnh sông Seine, có chiều cao là 300 m, được khánh thành vào năm 1889, trở thành biểu tượng của “kinh đô ánh sáng. |
Tháp Eiffel |
Pháp |
2 |
Đây là “bức tường dài vạn dặm” được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỉ V trước Công nguyên đến thế kỉ XVI. |
Vạn lí trường thành |
Trung Quốc |
3 |
Đây là một công trình kiến trúc có tên ban đầu là Liên Hoa Đài, với lối kiến trúc độc đáo - một gian thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. |
Chùa Một Cột |
Việt Nam |
4 |
Đây là quần thể các công trình cổ đại có hình chóp, bằng đá, hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các vị vua Pharaon và hoàng hậu. |
Kim Tự Tháp Ai Cập |
Ai Cập |
5 |
Đây là một quần thể đền đài và di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 ha, nằm ở một đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có biên giới giáp Việt Nam. |
Ăng - Co- Vát |
Cam-Pu-Chia |
6 |
Đây là một nhà hát có kiến trúc độc đáo, giống với hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. |
Nhà hát Opera Sydney |
Úc |
7 |
Đây là một toà tháp chuông, có độ nghiêng 3,97 độ. |
Tháp nghiêng Pisa |
Ý |
Bài tập 3
Em hãy giới thiệu thêm về những nét đặc sắc trong văn hoá của các dân tộc trên thế giới (kiến trúc, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) mà em biết
Lời giải chi tiết:
Ở Nhật Bản
+ Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
+ Món ăn truyền thống của Nhật Bản là xu-si.
+ Trang phục truyền thống của Nhật Bản là ki-mô-nô.
+ Lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản.
- Ở Nga
+ Những món ăn truyền thống của Nga là cháo ka-sa (được nấu từ hạt ngũ cốc) và bánh mì đen.
+ Trang phục truyền thống đa dạng nhưng có điểm chung là màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
+ Nước Nga có nhiều lễ hội đặc sắc gắn liền với sinh hoạt mùa màng, nổi tiếng nhất là lễ hội tiễn mùa đông.
Bài tập 4
Theo em, việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và từng dân tộc
Lời giải chi tiết:
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:
+ Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;
+ Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hòa hợp và tăng cường tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Bài tập 5
Em hãy giải ô chữ bằng các gợi ý dưới đây
Gợi ý:
1. Là cụm từ gồm 14 chữ cái, chỉ những người có khả năng sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia, có hiểu biết đa dạng về mọi mặt, có khả năng làm cầu nối về kiến thức, cơ hội phát triển để tạo nên giá trị hữu ích cho toàn nhân loại. CONG DAN TOAN CAU
2. Là cụm từ 7 chữ cái, chỉ một xu thế lớn của thế giới hiện đại, có những tác động mạnh mẽ đến quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên sự chia sẻ về lợi ích. HỘI NHẬP
3. Là cụm từ gồm 16 chữ cái, chỉ suy nghĩ, niềm tin, hành động cho rằng với những đặc điểm khác nhau (chủ yếu về nguồn gốc và ngoại hình) các nhóm người sẽ ở những đẳng cấp khác nhau, có chủng người vượt trội hơn những chủng người khác và vì thế họ được hưởng nhiều hơn những quyền lợi riêng biệt. PHAN BIET CHUNG TOC
4. Là cụm từ 15 chữ cái, chỉ tất cả những gì thuộc về tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, sông ngòi,... có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia, một vùng miền,... DIEU KIEN TU NHIEN
5. Là cụm từ có 9 chữ cái, chỉ trạng thái của sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. PHAT TRIEN
6. Là cụm từ có 6 chữ cái, chỉ hành động mà các bên cùng nhau chung tay làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc bất kì lĩnh vực nào để cùng hướng tới một mục tiêu chung. HOP TAC
7. Là cụm từ có 6 chữ cái, chỉ tính chất nhiều vẻ, nhiều dạng, với những biểu hiện khác nhau. DA DANG
8. Là cụm từ gồm 8 chữ cái, chỉ toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. PHONG TUC
* Ô từ khoá: Là cụm từ gồm 8 chữ cái, chỉ sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hoá của mỗi người. TON TRONG
Lời giải chi tiết:
|
|
|
|
C |
Ô |
N |
G |
D |
 |
V |
T |
O |
A |
N |
C |
 |
U |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H |
Ô |
I |
N |
H |
 |
P |
|
P |
H |
 |
N |
B |
I |
Ê |
T |
C |
H |
U |
N |
G |
T |
Ô |
C |
|
|
|
|
|
Đ |
I |
Ê |
U |
K |
I |
Ê |
N |
T |
Ư |
N |
H |
I |
Ê |
N |
|
|
|
|
|
|
P |
H |
A |
T |
T |
R |
I |
E |
N |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H |
O |
P |
T |
A |
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đ |
A |
D |
A |
N |
G |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
P |
H |
O |
N |
G |
T |
U |
C |
|
|
|
=> Ô chữ hàng dọc: TÔN TRỌNG
Bài tập 6
Từ những cụm từ đã tìm được ở bài tập 5, em hãy sử dụng chúng để viết một đoạn văn về chủ đề “Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Lời giải chi tiết:
Trên thế giới có rất nhiều các quốc gia dân tộc cùng sinh sống, mỗi đất nước đều có sự c tồn tại của nhiều nền văn hóa, nét đặc trưng riêng của vùng miền, các dạng thức văn hóa và các cách biểu đạt văn hóa. Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu, tôn trọng có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm nhận thức và văn hóa của dân tộc mình để bổ sung kiến thức văn hóa và hiểu biết của mỗi cá nhân
Bài tập 7
Em đồng ý hay không đồng ý với các suy nghĩ, việc làm dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích tại sao
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
1 |
Tham dự các buổi giao lưu văn hoá nghệ thuật của các quốc gia nếu có điều kiện. |
|
|
2 |
Tìm hiểu trước những điều nên làm và không nên làm trước khi chuẩn bị đến một quốc gia khác. |
|
|
3 |
Người da đen là chủng người thấp kém nhất trong xã hội. |
|
|
4 |
Những điều tốt đẹp chỉ có ở các nước có nền kinh tế phát triển. |
|
|
5 |
Những nước kém phát triển cần nhanh chóng xoá bỏ đi các bản sắc văn hoá của dân tộc mình, tiếp thu toàn bộ văn hoá của các nước phát triển. |
|
|
6 |
Bất kì quốc gia nào cũng có những điều tốt đẹp mà ta có thể học hỏi. |
|
|
7 |
Chỉ dân tộc Việt Nam mới có những truyền thống tốt đẹp. |
|
|
8 |
Muốn giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, nhất định không nên giao lưu văn hoá với bất cứ quốc gia nào. |
|
|
9 |
Người Việt chỉ cần học giỏi tiếng Việt là đủ. |
|
|
Lời giải chi tiết:
STT |
Suy nghĩ, việc làm |
Đồng ý |
Không đồng ý |
Giải thích |
1 |
Tham dự các buổi giao lưu văn hoá nghệ thuật của các quốc gia nếu có điều kiện. |
X |
|
Tiếp thu thêm văn hóa của mỗi dân tộc |
2 |
Tìm hiểu trước những điều nên làm và không nên làm trước khi chuẩn bị đến một quốc gia khác. |
X |
|
Có đầy đủ hiểu biết và không bỡ ngỡ khi tiếp cận nền văn hóa của mỗi quốc gia |
3 |
Người da đen là chủng người thấp kém nhất trong xã hội. |
|
x |
Không được phân biệt đối xử giữa các quốc gia dân tộc. |
4 |
Những điều tốt đẹp chỉ có ở các nước có nền kinh tế phát triển. |
|
x |
Mỗi quốc gia đều có những điều tốt đẹp riêng biệt. |
5 |
Những nước kém phát triển cần nhanh chóng xoá bỏ đi các bản sắc văn hoá của dân tộc mình, tiếp thu toàn bộ văn hoá của các nước phát triển. |
|
x |
Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tạo nên một quốc gia có chủ quyền, lãnh thổ riêng |
6 |
Bất kì quốc gia nào cũng có những điều tốt đẹp mà ta có thể học hỏi. |
X |
|
Mỗi quốc gia có những điều có thể học hỏi như phát triển kinh tế, giáo dục, quân sự,.. |
7 |
Chỉ dân tộc Việt Nam mới có những truyền thống tốt đẹp. |
|
x |
Mỗi quốc gia đều có một truyền thống tốt đẹp riêng biệt |
8 |
Muốn giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, nhất định không nên giao lưu văn hoá với bất cứ quốc gia nào. |
|
x |
Giao lưu để có thêm nhiều hiểu biết, đồng thời phát huy bản sắc riêng biệt của dân tộc mình. |
9 |
Người Việt chỉ cần học giỏi tiếng Việt là đủ. |
|
x |
Càng biết nhiều thứ tiếng, càng giúp chúng ta hiểu hơn, dễ dàng trao đổi, học hỏi những nền văn hóa tiến bộ |
Bài tập 8
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Bạn H cho rằng, để đưa đất nước phát triển, Việt Nam chỉ nên làm bạn với các nước phát triển, bởi vì những nước phát triển thì mới có nhiều điều hay để mình học hỏi. Bạn M không đồng tình với ý kiến của bạn H nhưng chưa biết giải thích với bạn ấy như thế nào.
Câu hỏi: Nếu là bạn M, em sẽ nói gì với bạn H?
Tình huống 2. Bạn S chỉ thích xem phim Trung Quốc, bạn B thích xem phim Hàn Quốc, bạn N lại thích xem phim của các nước châu Mỹ. Thế nhưng, bạn D lại cho rằng, người châu Á thì chỉ nên xem phim của các nước châu Á và tốt nhất người Việt Nam chỉ nên xem phim Việt Nam. Điều này đã khiến bốn bạn xảy ra tranh luận với nhau.
Câu hỏi: Nếu là bạn của bốn bạn ấy và chứng kiến cuộc tranh luận này, em sẽ nói gì với các bạn?
Lời giải chi tiết:
Trả lời tình huống 1: Em không đồng ý. Vì mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa tốt đẹp riêng, dù là nước phát triển hay những nước đang phát triển đều có những lĩnh vực, mà chúng ta có thể trao đổi học hỏi lẫn nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội,..góp phần vào sự phát triển và làm phong phú thêm nền văn hóa của quốc gia mình.
Trả lời tình huống 2: Ngày nay, do sự kết nối toàn cầu nên mỗi công dân chúng ta có thể dễ dàng hiểu biết về văn hóa các nước qua các bộ phim, chúng ta có thể xem tất cả các bộ phim được công chiếu trên thế giới để có thể hiểu biết hơn về con người, đất nước, xã hội của nước bạn, Tuy nhiên chúng ta luôn ủng hộ phim Việt Nam, con người và đất nước Việt. Cần có sự hiểu biết chọn lọc khi xem các bộ phim và tránh xem, tẩy chay, lên án những bộ phim nước ngoài xuyên tạc lịch sử hoặc có
Bài tập 9
Em hãy tìm hiểu và thiết kế sản phẩm giới thiệu về những nét văn hoá đặc sắc của một quốc gia mà em yêu thích
Gợi ý: Hình thức thể hiện thông qua các sản phẩm như: video clip, tranh vẽ hoặc một bài thuyết trình,...
Lời giải chi tiết:
Tranh vẽ: Trang phục truyền thống của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Bảo vệ lẽ phải - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân- SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân- SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo