Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo


Dựa vào hình 25.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết: Những đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc. Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Dựa vào hình 25.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết:

  • Những đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc.

  • Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí Trung Quốc

a) Vị trí địa lí

  • Thuộc khu vực Trung và Đông Á.

  • Lãnh thổ trải dài từ 20oB tới 53oB và 73oĐ tới 135oĐ.

  • Tiếp giáp với 14 nước thuộc các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á.

  • Có đường bờ biển dài 9000km.

b) Phạm vi lãnh thổ

  • Diện tích lớn thứ 4 thế giới.

  • Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 TP trực thuộc TW.

* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

Thuận lợi

  • Cảnh quan tự nhiên đa dạng và có sự phân hóa.

  • Thuận lợi giao lưu, trao đổi với rất nhiều quốc gia.

  • Phát triển nền kinh tế mở và các ngành kinh tế biển.

Khó khăn

  • Khó khăn trong việc quản lí đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng.

  • Thiên tai: Bão, lũ lụt, động đất,…

? mục II

Dựa vào hình 25.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết:

  • Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.

  • Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.


Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Vị trí

Trải dài từ vùng duyên hải vảo đất liền đến kinh tuyến 105oĐ.

Từ kinh tuyến 105oĐ trở vào phía Tây.

Địa hình

Có các đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. 

Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Khí hậu

Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

Phía Bắc: Ôn đới gió mùa.

Ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Sông, hồ

Hạ lưu của các con sông lớn Hoàng Hà, Trường Giang.

Thượng nguồn của các hệ thống sông lớn chảy về phía Đông: Hoàng Hà, Trường Giang.

 Khoáng sản

Phong phú và đa dạng

Dầu khí, than

Đồng,sắt,thiếc,mangan,…

 

Dầu mỏ, than

Sắt, thiếc, đồng,…


* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Ảnh hưởng

Miền Đông

Miền Tây

Thuận lợi

  • Dân cư tập trung đông.

  • Nông nghiệp trù phú.

  • Công nghiệp và dịch vụ phát triển.

  • Phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp khai thác và thủy điện.

Khó khăn

  • Bão và lũ lụt.

  • Thiếu nước, khô hạn.

  • Địa hình núi cao hiểm trở, GTVT khó khăn.

? mục III

Dựa vào hình 25.3, hình 25.4 và thông tin trong bài, hãy:

  • Trình bày những đặc điểm về dân cư và xã hội của Trung Quốc.

  • Cho biết đặc điểm dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc

1) Dân cư

Dân số

  • Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới (1,43 tỉ người).

+ Có trên 50 dân tộc, người Hán chiếm trên 90% dân số.

+ Dân số của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc ngày càng giảm.

+ Dân số thành thị của Trung Quốc tăng nhanh. Đến 2020, Trung Quốc có đến 41 thành phố trên 3 triệu dân.

Phân bố dân cư:

  • Dân cư phân bố không đều giữa các miền:

+ Tập trung đông ở miền Đông, các thành phố lớn.

+ Hình thành nên các đô thị lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh,…

+ Thưa thớt ở miền Tây, khu vực núi cao.

Nguyên nhân: Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế của các vùng, miền.

2) Xã hội

  • Là quốc gia có nền văn hoá lâu đời, phát triển rực rỡ, là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

  • Nền giáo dục được đầu tư và phát triển.

  • Người lao động cần cù, sáng tạo và có chất lượng ngày càng cao.

  • Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện, chỉ số HDI ở mức cao ( 0,764 năm 2020 ) và GNI/người năm 2020 là 10 530/năm.

  • Có nhiều phát minh: La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng,…


* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc

Tích cực

Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. 

Đa dạng về bản sắc dân tộc.

Tiêu cực

Gây sức ép lên sự phát triển kinh tế - xã hội. 

Ở các thành phố lớn, vấn đề nhà ở, việc làm trở nên gay gắt. 

Gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí