Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều>
Việt Nam là quốc gia biển, có nhiều tiềm năng để phát triển, hội nhập kinh tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Vậy nước ta đã phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như thế nào, có ý nghĩa gì đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền quốc gia?
Mở đầu
Việt Nam là quốc gia biển, có nhiều tiềm năng để phát triển, hội nhập kinh tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Vậy nước ta đã phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như thế nào, có ý nghĩa gì đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền quốc gia? Vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền ra sao?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II để chỉ ra những cách để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền quốc gia có ý nghĩa như thế nào (SGK trang 194)
- Đọc kĩ phần III để chỉ ra được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền ra sao (SGK trang 197)
Lời giải chi tiết:
- Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: khai thác và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo.
- Ý nghĩa: khai thác có hiệu quả, hợp tí tài nguyên, môi trường biển đảo; tạo thế phòng thủ chiến lược, lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định và giữ vững chủ quyền quốc gia.
- Vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền:
+ Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường chú ý đến bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
+ Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông là vấn đề quan trọng hàng đầu.
? mục 1
- Quan sát hình 20.1, hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam.
- Dựa vào thông tin và hình 20.1, hãy xác định các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I. Biển và đảo Việt Nam (SGK trang 193)
- Dựa vào hình 20.1, chỉ ra các vùng biển của Việt Nam và xác định các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ.
Lời giải chi tiết:
- Các vùng biển của Việt Nam: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
- Các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo:
STT |
Huyện đảo |
Tỉnh, TP |
STT |
Huyện đảo |
Tỉnh, TP |
1 |
Vân Đồn |
Quảng Ninh |
7 |
Trường Sa |
Khánh Hòa |
2 |
Cô Tô |
Quảng Ninh |
8 |
Lý Sơn |
Quảng Ngãi |
3 |
Cát Hải |
Hải Phòng |
9 |
Phú Quý |
Bình Thuận |
4 |
Bạch Long Vĩ |
Hải Phòng |
10 |
Côn Đảo |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
5 |
Cồn Cỏ |
Quảng Trị |
11 |
Kiên Hải |
Kiên Giang |
6 |
Hoàng Sa |
Đà Nẵng |
12 |
Phú Quốc |
Kiên Giang |
? mục 2 1
Dựa vào thông tin, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II – mục 1. Các ngành kinh tế biển (SGK trang 194)
- Trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Lời giải chi tiết:
- Khai thác và nuôi trồng hải sản: vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú, nhiều ngư trường, bãi triều,… => thuận lợi cho ngành khai thác và nuôi trồng hải sản phát triển.
+ Sản lượng khai thác tăng liên tục qua các năm do đầu tư công nghệ, phương tiện đánh bắt xa bờ, nâng cấp nhiều cảng cá, đóng góp khoảng 95% tổng sản lượng thủy sản khai thác cả nước. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi biển, góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo.
+ Nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển, gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
=> Khai thác và nuôi trồng hải sản góp phần thúc đẩy phát triển các hoạt động du lịch biển và các ngành dịch vụ biển,…
- Khai thác khoáng sản biển:
+ Khai thác dầu thô, khí tự nhiên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhưng sản lượng đang có xu hướng giảm. Song song với việc khai thác tại các bể hiện có, đẩy mạnh công tác mở rộng, điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ; chủ động hợp tác với các nước khác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
+ Ti-tan, cát thủy tinh, muối,… được khai thác ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,…
=> Khai thác khoáng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển của các ngành khác.
- Giao thông vận tải biển:
+ Vùng biển rộng, đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh, đầm, phá; gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải biển với các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.
+ Nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa Lò, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,… Một số cảng container trung chuyển quốc tế được đầu tư phát triển đáp ứng vận tải hàng hóa trong và ngoài nước: Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình,…
+ Đội tàu biển tăng cả về số lượng và trọng tải, đặc biệt là tàu container. Các tuyến đường nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 89,3 triệu tấn (2021).
=> Giao thông vận tải biển phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
- Du lịch biển đảo:
+ Tài nguyên du lịch biển đảo phong phú, đã được khai thác hiệu quả. Phát triển nhanh với sự đa dạng về sản phẩm và loại hình: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển, du lịch sinh thái biển đảo, thể thao biển,… Năm 2019, tổng thu du lịch biển đảo chiếm hơn 2/3 tổng thu du lịch cả nước.
+ Các khu du lịch biển đảo được xây dựng ngày càng nhiều, các điểm đến nổi tiếng như: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Cửa Lò, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc,…
=> Du lịch biển đảo góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế biển khác, tạo sự kết nối giữa các lãnh thổ, thay đổi diện mạo của vùng ven biển. Cần hết sức chú trọng việc bảo vệ môi trường biển đảo.
? mục 2 2
Dựa vào thông tin, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II – mục 2. Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo (SGK trang 197)
- Chỉ ra ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Lời giải chi tiết:
- Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển đảo => góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo của đất nước. Cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
- Thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển, tạo thế phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông, cung cấp điều kiện để bảo vệ biển đảo tốt hơn,…
? mục 3 1
Dựa vào thông tin, hãy phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta. Lấy ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần III – mục 1. Vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo (SGK trang 197)
- Phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta. Lấy ví dụ minh họa.
Lời giải chi tiết:
- Tài nguyên biển đảo ngày càng được khai thác đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, góp phần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta. Ví dụ: khai thác tài nguyên sinh vật biển (hải sản, san hô, rong biển), khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên).
- Việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo còn nhiều bất cập: một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm. Ô nhiễm môi trường biển diễn ra ở nhiều nơi, ô nhiễm rác thải nhựa trở thành vấn đề cấp bách. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn nhiều hạn chế. Sự liên kết trong khai thác tài nguyên và môi trường biển đảo giữa các vùng biển và ven biển, giữa vùng ven biển và vùng nội địa, giữa các ngành kinh tế thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Ví dụ: việc khai thác hải sản quá mức khiến sự đa dạng sinh vật biển bị suy giảm, các hệ sinh thái san hô bị chết do khai thác quá mức.
- Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo cần đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; giảm thiểu và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững kinh tế biển đảo trên nền tảng tăng trưởng xanh; tăng cường liên kết trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo. Ví dụ: giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển bằng các hành động như thu gom, nhặt rác trên bãi biển, nghiêm cấm các đường ống nước thải xả thẳng ra biển chưa qua xử lí.
? mục 3 2
Dựa vào thông tin, hãy phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần III – mục 2. Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (SGK trang 188)
- Phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Lời giải chi tiết:
- Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam. Vấn đề vi phạm và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực. Việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông là vấn đề quan trọng hàng đầu ở nước ta.
- Việt Nam kiên định trong việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông bằng các biện pháp:
+ Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.
+ Tạo sinh kế bền vững, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo, kết hợp phát triển bền vững kinh tế biển với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển đảo vững mạnh về mọi mặt (Hải quân, Cảnh sát biển, Dân quân tự vệ, Kiểm ngư,…); đẩy mạnh phát triển các nguồn nhân lực biển.
+ Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; tham gia kí kết và thực hiện luật pháp quốc tế.
+ Giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế,…
Luyện tập
Lập sơ đồ thể hiện nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển (SGK trang 194)
- Lập sơ đồ thể hiện nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, video về một huyện đảo hoặc thành phố đảo ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, video về một huyện đảo hoặc thành phố đảo ở Việt Nam
Lời giải chi tiết:
Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam
Từ ngày 01/01/2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Đây cũng là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, giáp với TP Hà Tiên, huyện Kiên Lương và các nước Campuchia, Thái Lan.
Sau khi thành lập, TP.Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 phường Dương Đông, An Thới và các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, Thổ Châu, Gành Dầu. Việc trở thành thành phố đã khiến Phú Quốc được nới rộng nhiều cơ chế. Trở thành thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam, Phú Quốc sẽ được hưởng lợi lớn từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như môi trường, điện, nước. Hệ thống giao thông sẽ được mở rộng, gia tăng kết nối linh hoạt giữa các điểm đến du lịch. Mô hình quản lý chính quyền đô thị được thiết lập sẽ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý đô thị và tạo đà phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư và khơi dậy tiềm năng du lịch của Phú Quốc.
Hiện tại, Phú Quốc đã có 47 dự án đi vào hoạt động, trong đó có nhiều dự án đẳng cấp theo tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế của các chủ đầu tư uy tín. Đặc biệt, tại Bắc đảo, siêu phức hợp Phú Quốc United Center, được mệnh danh “hàng đầu châu Á” đã đi vào hoạt động. Đây chính điều kiện “đủ” để mở ra tiềm năng của thành phố đảo Phú Quốc. Giống như “hổ mọc thêm cánh”, Phú Quốc sẽ không chỉ trở thành trung tâm du lịch như định hướng của Trung ương, mà còn hứa hẹn trở thành trung tâm kinh tế biển, điểm đến của khu vực và thế giới.
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 17: Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 15: Vùng Tây Nguyên SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chương 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Chương 1. Đô thị: Lịch sử và hiện đại SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 20: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
- Bài 19: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều