Bài 17. Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh trang 64, 65, 66, 67 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo>
Dựa vào hình 17.1 trong SGK, hãy hoàn thành bảng dưới đây
Câu 1
Cho bảng số liệu dưới đây:
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào bảng số liệu đề bài cho để làm bài.
Lời giải chi tiết:
Hoàn thành bảng số liệu:
- Nhận xét về sự gia tăng dân số Trung và Nam Mỹ, giai đoạn 2000-2020: tổng số dân của Trung và Nam Mỹ có xu hướng tăng lên từ 521,8 triệu người năm 2000 lên 653,9 triệu người năm 2020: tăng 132,1 triệu người, gấp 1,3 lần; số dân tăng thêm của khu vực Trung và Nam Mỹ qua từng giai đoạn có xu hướng giảm dần.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mỹ có xu hướng giảm, từ 1,55% năm 2000 xuống còn 0,94 % năm 2020: giảm 0,61%.
- Mật độ dân số của Trung và Nam Mỹ có xu hướng tăng lên, từ 26 người/km2 năm 2000 lên 33 người/km2 năm 2020.
Câu 2
Dựa vào hình 17.1 trong SGK, hãy hoàn thành bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 17.1 trong SGK để làm bài
Lời giải chi tiết:
- Các đô thị có số dân trên 10 triệu người ở Trung và Nam Mỹ: Bu-ê-nốt Ai-rét. Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Mê-hi-cô Xiti.
- Các đô thị có số dân trên 5 đến 10 triệu người ở Trung và Nam Mỹ: Xan-ti-a-gô, Li-ma,
- Các đô thị có số dân từ 1 đến 5 triệu người ở Trung và Nam Mỹ: La Pa-xơ, Coóc-đô-ba, Bra-xi-li-a, Xan-va-đo, La Ha-ba-na, Xan hô-xê…
- Nhận xét về sự phân bố của các đô thị ở Trung và Nam Mỹ: phân bố không đồng đều
+ Dân cư tập trung chủ yếu ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo.
+ Dân cư thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.
Câu 3
Hãy nối các đô thị (ở cột A) với các quốc gia (ở cột B) cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 17.1 trong SGK để làm bài
Lời giải chi tiết:
câu 4 1
Lễ hội Ca-na-van ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu diễn ra hằng năm ở nước nào?
A. Bra-xin
B. Ác-hen-ti-na
C. Bô-li-vi-a
D. Cô-lôm-bi-a
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về văn hóa Mỹ Latinh
Lời giải chi tiết:
Lễ hội Ca-na-van ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu diễn ra hằng năm ở nước Bra-xin => Chọn đáp án A.
Câu 4 2
Tốc độ đô thị hoá quá nhanh ở Trung và Nam Mỹ là hệ quả của quá trình nào?
A. Do quá trình phát triển kinh tế nhanh.
B. Do quá trình công nghiệp hoá rất cao.
C. Đô thị hoá tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.
D. Đô thị hoá có quy hoạch theo định hướng phát triển.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đô thị hóa Mỹ Latinh
Lời giải chi tiết:
Tốc độ đô thị hoá quá nhanh ở Trung và Nam Mỹ là hệ quả của quá trình đô thị hóa phát, kinh tế còn chậm phát triển => Chọn đáp án C.
Câu 4 3
Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay có nguồn gốc từ
A. người Anh điêng. B. người châu Á.
C. người châu Âu. D. người lại.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm nguồn gốc dân cư của Mỹ Latinh
Lời giải chi tiết:
Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay có nguồn gốc từ người lai => Chọn đáp án D.
Câu 4 4
Vũ điệu tăng-gô bắt nguồn từ quốc gia nào ở Nam Mỹ?
A. Ác-hen-ti-na B. Bô-li-vi-a
C. Cô-lôm-bi-a D. Bra-xin
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về văn hóa Mỹ Latinh
Lời giải chi tiết:
Vũ điệu tăng-gô bắt nguồn từ Bra-xin => Chọn đáp án D.
câu 4 5
Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hoá ở Nam Mỹ?
A. Tốc độ đô thị hoá dẫn đầu thế giới.
B. Tỉ lệ dân thành thị rất cao, từ 75% trở lên.
C. Đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá cao.
D. Các đô thị lớn thường tập trung ven biển.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đô thị hóa Mỹ Latinh
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm không đúng với quá trình đô thị hoá ở Nam Mỹ là đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá cao => Chọn đáp án C.
Câu 4 6
Ri-ô đê Gia-nê-rô là thành phố ven biển của Nam Mỹ, thuộc quốc gia nào?
A. Ác-hen-ti-na B. Bra-xin
C. Vê-nê-xu-ê-la D. Pa-ra-goay (Paraguay)
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 17.1 trong SGK
Lời giải chi tiết:
Ri-ô đê Gia-nê-rô là thành phố ven biển của Nam Mỹ, thuộc quốc gia Bra-xin => Chọn đáp án B.
Câu 4 7
Người bản địa của Trung và Nam Mỹ là người
A. In-ca (Inca). B. Mai-a (Maya).
C. A-do-téch (Aztec). D. Anh-điêng.
Phương pháp giải:
Em hãy liên hệ kiến thức về đặc điểm nguồn gốc dân cư của Mỹ Latinh
Lời giải chi tiết:
Người bản địa của Trung và Nam Mỹ là người Anh-điêng => Chọn đáp án D.
Câu 4 8
Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mỹ, thuộc nước nào sau đây?
A. Ác-hen-ti-na B. Bra-xin
C. Vê-nê-xu-ê-la D. Pa-ra-goay
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 17.1 trong SGK
Lời giải chi tiết:
Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mỹ, thuộc nước Bra-xin => Chọn đáp án B.
Câu 4 9
Ca-ra-cát là thủ đô thuộc nước nào của Nam Mỹ?
A. Ác-hen-ti-na B. Bra-xin
C. Vê-nê-xu-ê-la D. Pa-ra-goay
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hình 17.1 trong SGK
Lời giải chi tiết:
Ca-ra-cát là thủ đô thuộc nước Vê-nê-xu-ê-la của Nam Mỹ => Chọn đáp án C.
- Bài 18. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn trang 68, 69 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ trang 62, 63 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ trang 60, 61 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ trang 54, 55, 56 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Phát kiến ra châu Mỹ. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ trang 51, 52, 53 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Thiên nhiên châu Nam Cực trang 80 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khai thác và nghiên cứu châu Nam Cực trang 78, 79 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a trang 75, 76, 77 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a trang 73, 74 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Thiên nhiên châu Đại Dương trang 70, 71, 72 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo