Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Chân trời sáng tạo Chương 5. Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo


Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các dữ kiện cho phù hợp.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các dữ kiện cho phù hợp.


Lời giải chi tiết:

Năm 1257, Mông Cổ đã cho quân áp sát biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng. -> Đ

Cuối tháng 1 – 1258, quân Trần tổ chức phản công lớn ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ thua trận rút chạy. -> S

Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt. -> Đ

Đầu năm 1282, Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thêm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kể đánh giặc. -> S

"Bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng” là câu nói của Trần Quốc Tuấn khi trả lời vua Trần Thánh Tông. -> Đ

Năm 1289, Trần Quốc Tuấn được vua phong tước Hưng Đạo Đại Vương. -> Đ

Trận Bạch Đằng (năm 1288) đã đánh tan cánh quân chở lương thảo của quân Nguyên. -> Đ

Năm 1288, trên đường bộ, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng bắt quân lính khiêng, tháo chạy về nước. -> Đ


2

Nối dữ liệu ở các cột A, B, C, D lại với nhau cho phù hợp để thể hiện được những nét chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.


Lời giải chi tiết:

4

Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi: 

 

Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ ở Bãi Tân (một địa điểm trên sông Lục Nam), Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thua trận, thuỷ quân tan cả. (Hưng Đạo) Vương định rút theo lối chân núi.

Dã Tượng nói: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền". Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ đánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường mà thôi".

Nói xong cho chèo thuyền đi, kị binh giặc đuổi theo không kịp.

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 51)

 

1. Em hiểu Trần Hưng Đạo là người như thế nào qua đoạn tư liệu trên?

Trả lời:

Ông là một vị vua biết đối nhân xử thể, không phân cấp bậc với các người nô của mình. Ông công nhận những thành tích mà hai người đã tạo ra và góp công trong trận chiến.

2. Nêu ý nghĩa câu nói của Trần Hưng Đạo: “Chim hồng hộc muốn bay cao tất phải nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường mà thôi."

Trả lời:

Câu này ý muốn so sánh Yết Kiêu và Dã Tượng với những cánh chim hồng hộc.

Mặc dù xuất phát với thân phận gia nô nhưng Yết Kiêu và Dã Tượng có công rất lớn trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ được sánh ngang với các bậc hào kiệt, những vị tướng nổi tiếng thời Trần.

3.Qua tư liệu trên, em rút ra nguyên nhân nào đã dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

Trả lời: 

Ngoài công lao lớn lao hiển hách của những vị tướng vĩ đại dẫn đến thành công của cuộc chiến ta không thể không kể đến những công lao của những con người tuy thấp bé nhưng cũng là một trong những lí do khiến cuộc khởi nghĩa ấy có thể thành công.


5

Nối các địa danh thời Trần tương ứng với địa phương ngày nay.


Lời giải chi tiết:

6

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Kế sách “vườn không nhà trống” được áp dụng trong lần kháng chiến nào?

A. Chi sử dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

B. Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai.

C. Chỉ áp dụng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.

D. Được áp dụng trong cả ba lần kháng chiến.

Trả lời: Chọn D

2. Trước cuộc kháng chiến lần thứ hai (năm 1285), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được cử làm ...- Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến.

A. Thượng tướng Thái sư

B. Hưng Đạo Đại Vương

C. Quốc công tiết chế

D. Nguyên soái

Trả lời: C

3. Tác phẩm nào được Trần Quốc Tuấn viết nhằm động viên tình thần chiến đấu của quân đội nhà Trần trước cuộc kháng chiến năm 1285?

A. Binh thư yếu lược 

B. Vạn Kiếp tông bí truyền thư

C. Hịch tướng sĩ

D. Nam dược thần hiệu

Trả lời: Chọn C

4. Trước khi Trần Quốc Tuấn tổ chức đóng cọc trên sông Bạch Đảng thì trong lịch sử nước ta đã có những vị anh hùng nào từng tổ chức đóng cọc dưới lòng con sông này?

A. Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt

B. Ngô Quyền và Lê Hoàn

C. Lý Bí và Ngô Quyền

D. Triệu Quang Phục và Ngô Quyền

Trả lời: Chọn B


7

Hãy hoàn thành thẻ nhớ về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.


Lời giải chi tiết:

  • Tên nhân vật: Trần Quốc Tuấn

  • Năm sinh - năm mất: 1231-1300

  • Công lao của Trần Quốc Tuấn: 

- Ba lần chống quân Mông Nguyên.

- Trận Bạch Đằng



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí