Bài 16. Kinh tế khu vực Tây Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á.
? mục I
Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Trong những năm qua, nền kinh tế khu vực Tây Nam Á đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế, trình độ kinh tế giữa các nước.
1) Quy mô GDP
- Năm 2020, GĐP của TNÁ là 3 184,4 tỉ USD chiếm 3,7% GDP toàn thế giới.
- Từ năm 2010, nhờ sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các nước nên quy mô GDP của khu vực tiếp tục gia tăng.
- Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế, trình độ kinh tế giữa các nước.
2) Tăng trưởng kinh tế
- Vào thế kỷ XX, nhiều quốc gia trong khu vực chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
- Hiện nay, sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng của bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
- Bước sang thế kỷ XIX, một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
3) Cơ cấu kinh tế
- Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành Dịch vụ
- Cơ cấu chuyển dịch theo hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp xây dựng là chủ yếu
- Ở một số nước có nền nông nghiệp tiên tiến, sản xuất nông nghiệp được phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
? mục II
Dựa vào thông tin mục II và hình 16.1, 16,2 hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số hoạt động kinh tế khu vực Tây Nam Á.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
1. Trong công nghiệp:
-
Công nghiệp chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (năm 2020).
-
Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia trong khu vực.
-
Nhờ có lợi thế về nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên, nhiều quốc gia TNÁ đã phát triển mạnh công nghiệp khai thác đàu mỏ, khai thác khí tự nhiên, hoá dầu,…
-
Một số quốc gia phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như: điện tử - tin học,…
2. Trong nông nghiệp:
-
Với đặc điểm khí hậu khô hạn, đất đai khô cằn, ít sông hồ nên cây trồng phổ biến là chà là, bông,…
-
Đất phù sa màu mỡ chủ yếu dùng để trồng cây lương thực (lúa gạo, lúa mì) và cây ăn quả.
-
Vật nuôi chủ yếu là Cừu, Bò theo quy mô trang trại áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến.
-
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được phát triển ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ,…
3. Ngành dịch vụ:
-
Dịch vụ đóng góp hơn 40% giá trị GDP của Tây Nam Á và có xu hướng tăng.
-
Giao thông vận tải, thương mai, du lịch,… phát triển mạnh do TNÁ nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới. Đồng thời, là nơi có sản lượng dầu mỏ lớn nên hoạt động giao thông đường biển nhộn nhịp và phát triển.
-
Giao thông đường ống cũng đang được chú trọng và đầu tư.
-
Hoạt động ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nổi bật là xuất khẩu dầu khí với hơn 2/3 các mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dầu nhờn và các sản phẩm hoá chất.
-
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia Tây Nam Á thu hút được lượng khách du lịch lớn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách khuyến khích phát triển du lịch.
- Bài 17 Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu khí của khu vực Tây Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 20. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên bang Nga - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 21. Kinh tế Liên bang Nga - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 22. Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác dầu khi của Liên bang Nga - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống