Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức>
Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại. Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
? mục 1 a
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 53 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1a
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân sâu xa
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và thuộc địa giữa các nước đế quốc
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các nước đế quốc “trẻ” (Đức) dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập: Khối Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)
- Nguyên nhân trực tiếp
+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi
+ Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 1-8-1914, chiến tranh bùng nổ
? mục 1 b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 53 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1b
Lời giải chi tiết:
Phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại
- Hậu quả:
+ Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
+ Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây ranhững thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá huỷ.
- Tác động:
+ Các nước châu Âu đều biến thành con nợ của Mỹ. Riêng Mỹ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bánvũ khí, đất nước không bị tàn phá, thu nhập quốc dẫn tăng gấp đôi vốn đầu tư ra nướcngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực ĐôngÁ và Thái Bình Dương.
+ Trong quá trình chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà
nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
? mục 2 a
Trả lời câu hỏi mục 2a trang 54 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
1. Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
2. Nêu diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 2a
Lời giải chi tiết:
1. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính phủ tư sản lâm thời).
2. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.
- Đêm 25/10: tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
- Đầu năm 1918, Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi
? mục 2 b
Trả lời câu hỏi mục 2b trang 56 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
1. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với lịch sử nhân loại
2. Khai thác tư liệu 2 và cho biết Hồ Chí Minh đã đánh giá thế nào về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 2b
Lời giải chi tiết:
1. Ý nghĩa lịch sử và tác động
- Ý nghĩa lịch sử
+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra con đường đi tới thắng lợi, mở ra con đường giải phóng dân tộc trên toàn thế giới
- Tác động:
+ Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa
2. Hồ Chí Minh đã đánh giá về vai trò của Cách mạng tháng Mười Nga
- CMT10 Nga như ánh sáng soi đường các phong trào đấu tranh giành được thắng lợi.
- Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 56 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
1. Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
2. Hãy lập và hoàn thành bảng về diễn biến, ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Phương pháp giải:
- Xem lại kiến thức về nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2
- Xem lại kiến thức mục 2 về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Lời giải chi tiết:
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì
- Nguyên nhân: Do giới cầm quyền của các nước đế quốc gây ra nhằm chia lại thị trường, thuộc địa
- Kết cục: Người dân lao động gánh chịu hi sinh mất mát về cả người và của; ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, ảnh hưởng đến tình hình thế giới sau chiến tranh
2. Lập bảng về diễn biến, ý nghĩa và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Đặc điểm |
Nội dung |
Diễn biến |
- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa. - Đêm 25/10: tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. - Đầu năm 1918, Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi |
Ý nghĩa |
- Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra con đường đi tới thắng lợi, mở ra con đường giải phóng dân tộc trên toàn thế giới |
Tác động |
-Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới - Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa - Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa |
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 56 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Tìm hiểu từ sách, báo, internet và cho biết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở đường cho học thuyết Mác - Lê-nin thâm nhập vào Việt Nam trong bối cảnh đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam cuối thế kỷ XIX rơi vào khủng hoảng.
Nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin, dưới ánh sáng Cách mạng Tháng Mười, đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản và tìm ra con đường để cứu nước, giải phóng dân tộc. Vì vậy, Luận cương của V.I. Lê-nin chính là sự khởi nguyên cho sự nghiệp giải phóng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dấn thân trong suốt cuộc đời oanh liệt của mình: Giải phóng dân tộc - Giải phóng giai cấp - Giải phóng con người
Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, Việt Nam đã làm nên Cách mạng Tháng Tám, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước - kỷ nguyên độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam một lần nữa đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tính chất đúng đắn của đường lối mà Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 đã vạch ra
Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung, những luận điểm trong chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin nói riêng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã giải quyết vấn đề dân tộc một cách hài hòa, hợp lý, nhờ đó đã thành công trong việc tạo dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, gia tăng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có việc quán triệt sâu sắc hơn nữa chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin là những yêu cầu cấp thiết của đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Sinh vật Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Sinh vật Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức