Bài 10. Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu trang 29, 30, 31 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức>
Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu nào? Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết kinh tuyến 900Đ không đi qua kiểu khí hậu nào sau đây? Dựa vào hình 10.2 SGK, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Hà Nội? Dựa vào hình 10.2 SGK, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu ôn đới hải dương ở Va
Câu 1 1.1
Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết đới khí hậu nhiệt đới thường nằm giữa các đới khí hậu nào?
A. Đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận xích đạo.
B. Đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu cận xích đạo.
C. Đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu xích đạo.
D. Đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cận xích đạo.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 10.1 SGK và kí hiệu la mã và phân tầng màu để xác định vị trí khí hậu nhiệt đới (V)
Lời giải chi tiết:
Đới khí hậu nhiệt đới được chú thích bằng kí hậu chữ V, nằm giữa đới khí hậu cận nhiệt và cận xích đạo
=> Chọn đáp án B.
Câu 1 1.2
Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu cận nhiệt lục địa.
B. Khí hậu cận nhiệt lục địa gió mùa
C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 10.1 SGK, xác định vị trí của Việt Nam và phân tầng màu của lãnh thổ Việt Nam – xem chú giải
Lời giải chi tiết:
Việt Nam có màu hồng đậm
=> Chọn đáp án D
Câu 1 1.3
Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết kinh tuyến 900Đ không đi qua kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Ôn đới lục địa.
B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Cận nhiệt lục địa.
D. Nhiệt đới lục địa.
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 10.1 SGK, xác định vị trí kinh tuyến 900Đ và các màu mà kinh tuyến này đi qua, đối chiếu chú giải
Lời giải chi tiết:
Kinh tuyến 900Đ đi qua khí hậu cực, khí hậu cận cực, kiểu khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu núi cao, khí hậu cận nhiệt lục địa, khí hậu nhiệt đới gió mùa
=> Chọn đáp án D
Câu 1 1.4
Dựa vào hình 10.2 SGK, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Hà Nội?
A. Nhiệt độ và lượng mưa cao vào mùa hạ, thấp vào mùa đông.
B. Nhiệt độ và lượng mưa thấp nhưng đều quanh năm.
C. Nhiệt độ rất chênh lệch giữa mùa hạ và mùa đông, lượng mưa thấp .
D. Nhiệt độ cao vào mùa hạ, thấp vào mùa đông; lượng mưa cao vào mùa đông, thấp vào mùa hạ
Phương pháp giải:
Quan sát hình 10.2 biểu đồ kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Hà Nội (Việt Nam) để nhận xét về đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa
Lời giải chi tiết:
- Về nhiệt độ, ở Hà Nội có nền nhiệt cao, không có tháng nào dưới 150C tuy nhiên có sự phân hóa, nhiệt độ mùa hè từ tháng 5 – 10 cao hơn trên 240C, mùa đông từ tháng 11 – tháng 4 nhiệt độ hạ thấp, một số tháng dưới 200C.
- Về lượng mưa, lượng mưa lớn, song mưa cũng tập trung vào mùa hạ từ tháng 5 – 10, các tháng còn lại lượng mưa thấp
=> Chọn đáp án A
Câu 1 1.5
Dựa vào hình 10.2 SGK, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của kiểu khí hậu ôn đới hải dương ở Va – len – ti – a (Ai-len)?
A. Biên độ nhiệt năm rất lớn.
B. Lượng mưa cao hơn 2000 mm và đều quanh năm.
C. Mùa đông mưa nhiều hơn mùa hạ.
D. Nhiệt độ mùa hè rất cao, mùa đông rất thấp.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 10.2 biểu đồ kiểu khí hậu ôn đới hải dương Va-len-ti-a (Ai-len) để nhận xét về đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa. Sử dụng phương pháp loại trừ.
Lời giải chi tiết:
- Quan sát biểu đồ có thể thấy lượng mưa ở Valentia đều quanh năm (các tháng đều mưa trên 100 mm) nhưng tổng lượng mưa chỉ đạt 1416 mm => loại đáp án B.
- Về nhiệt độ ở đây dao động từ từ 8 – 150C, như vậy biên độ nhiệt năm không quá cao, nhiệt độ mùa hè chỉ ở mức 15 -16 0C không cao, mùa đông không dưới 80C không quá thấp => loại A và D
=> Chọn đáp án C ( mặc dù mưa đều quanh năm song lượng mưa mùa đông có cao hơn so với mùa hạ)
Câu 2
Dựa vào hình 10.1 SGK, cho biết câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.
a. Khí hậu trên Trái Đất chia thành 7 đới khí hậu.
b. Ở bán cầu Bắc, đới khí hậu nhiệt đới có diện tích lớn nhất.
c. Có đới khí hậu phân hóa thành các kiểu khí hậu, có đới không phân hóa thành kiểu khí hậu.
d. Trên lục địa, đới khí hậu xích đạo kéo dài liên tục dọc xích đạo.
Phương pháp giải:
- Đọc các câu a, b, c, d.
- Dựa vào hình 10.1 SGK, phân tích ý các câu để biết câu nào đúng câu nào sai
Lời giải chi tiết:
- Đáp án: b,d: Sai; a,c: Đúng
- Sửa:
b, Ở bán cầu Bắc, đới khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.
d, Trên lục địa. đới khí hậu xích đạo không liên tục.
Câu 3
- Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu. Kể tên các đới khí hậu đó.
- Những đới khí hậu nào có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu, kiểu khí hậu nào. Những đặc điểm nổi bật của đới, kiểu khí hậu đó.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 10.1 và chú thích bản đồ.
Lời giải chi tiết:
- Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu: đới khí hậu cực, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu xích đạo.
- Những đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu là đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nổi bật là khí hậu có nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C, lượng mưa lớn và có sự phân mùa khí hậu do ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 4
- Hoàn thành bảng theo mẫu sau
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 10.2 để nhận xét theo tiêu chí bảng
Lời giải chi tiết:
- So sánh khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
+ Giống nhau: Đều thuộc đới khí hậu ôn đới, có mưa đều quanh năm, nhiệt độ mùa hè không quá lớn – mát mẻ
+ Khác nhau:
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 37. Địa lý ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng trang 87, 88 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Địa lý một số ngành công nghiệp trang 71, 72 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Địa lý ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản trang 63, 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Địa lý ngành nông nghiệp trang 60, 61 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trang 94, 95 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 92, 93 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống