
Đề bài
Cho điểm \(M\) và hai đường thẳng \(a, b\) không song song với nhau (h.59)
a) Vẽ đường thẳng \(MH\) vuông góc với \(a\; (H ∈ a)\), \(MK\) vuông góc với \(b\; (K ∈ b)\). Nêu cách vẽ.
b) Qua \(M\) vẽ đường thẳng \(xx’\) song song với \(a\) và đường thẳng \(yy’\) song song với \(b.\) Nêu cách vẽ.
c) Viết tên các cặp góc bằng nhau, bù nhau.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sẽ dùng thước kẻ và ê ke để vẽ các đường thẳng theo yêu cầu đề bài.
Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo là \(180^o\).
Lời giải chi tiết
a) Trước hết, ta nêu cách vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
Cách vẽ dùng ê ke và thước kẻ:
+ Cho trước đường thẳng \(a\) và \(M ∉ a.\)
Đặt một lề ê ke trùng với \(a\), dịch chuyển ê ke trên \(a\) sao cho lề thứ hai của ê ke sát vào \(M\).
Vẽ đường thẳng sát lề thứ hai của êke qua \(M\) cắt \(a\) tại \(H\), ta được \(MH ⏊ a\) tại \(H ∈ a\).
+ Cho trước đường thẳng \(b\) và \(M ∉ b.\)
Đặt một lề ê ke trùng với \(b\), dịch chuyển ê ke trên \(b\) sao cho lề thứ hai của ê ke sát vào \(M\)
Vẽ đường thẳng sát lề thứ hai của êke qua \(M\) cắt \(b\) tại \(K\), ta được \(MK ⏊ b\) tại \(K ∈ b\).
b)
* Để vẽ đường thẳng \(xx’\) đi qua \(M\) và song song với \(a\), ta chỉ cần vẽ đường thẳng vuông góc với \(MH.\)
Thật vậy vì \(xx’ ⏊ MH\), \(MH ⏊ a ⇒ xx’ // a.\)
Cách vẽ:
Đặt ê ke sao cho đỉnh góc vuông trùng với điểm \(M\), một cạnh góc vuông trùng với \(MH.\)
Vẽ đoạn thẳng trùng với cạnh góc vuông còn lại của eke.
Kéo dài đoạn thẳng ta được đường thẳng \(xx’\) cần vẽ.
* Để vẽ đường thẳng \(yy’\) đi qua \(M\) và song song với \(b\), ta chỉ cần vẽ đường thẳng vuông góc với \(MK.\)
Thật vậy vì \(yy’ ⏊ MK\), \(MK ⏊ b ⇒ yy’ // b.\)
Cách vẽ:
Đặt ê ke sao cho đỉnh góc vuông trùng với điểm \(M\), một cạnh góc vuông trùng với \(MK.\)
Vẽ đoạn thẳng trùng với cạnh góc vuông còn lại của eke.
Kéo dài đoạn thẳng ta được đường thẳng \(yy’\) cần vẽ.
c) Giả sử \(a\) cắt \(yy’\) tại \(N\) và \(b\) cắt \(xx’\) tại \(P.\)
Một số cặp góc bằng nhau là:
\(\widehat {x’My’} \) và \(\widehat {x’PK} \) (Đồng vị)
\(\widehat {HNM} \) và \(\widehat {NMP} \) (So le trong).
\(\widehat {yMx} = \widehat {x'My'}\) (Đối đỉnh).
\(\widehat {x'My'} = \widehat {MNH};\widehat {NMP} = \widehat {MPx}\)
Một số cặp góc bù nhau:
\(\widehat {HNM} \) và \(\widehat {NMx’} \), \(\widehat {KPM} \) và \(\widehat {PMy’} \)
Loigiaihay.com
Giải bài 2 trang 91 SGK Toán 7 tập 2. Xem hình 60. a)Giải thích vì sao a//b. b)Tính số đo góc NQP.
Giải bài 3 trang 91 SGK Toán 7 tập 2. Hình 61 cho biết a//b,
Cho góc vuông xOy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy.
Giải bài 5 trang 91 SGK Toán 7 tập 2. Tính số đo x trong mỗi hình 62, 63, 64:
Giải bài 6 trang 92 SGK Toán 7 tập 2. a) Hãy tính các góc DCE và DEC. b) Trong tam giác CDE, cạnh nào lớn nhất? Tại sao?
Giải bài 7 trang 92 SGK Toán 7 tập 2. Từ một điểm M trên tia phân giác của góc nhọn xOy, kẻ đường vuông góc với cạnh O (tại A), đường thẳng này cắt cạnh Oy tại B.
Giải bài 8 trang 92 SGK Toán 7 tập 2. a)∆ABE= ∆HBE. b)BE là đường trung trực của đoạn thẳng AH.
Giải bài 9 trang 92 SGK Toán 7 tập 2. Chứng minh rằng: Nếu tam giác ABC có đường trung tuyến xuất phát từ A bằng một nửa cạnh BC thì tam giác đó vuông tại A.
Giải bài 10 trang 92 SGK Toán 7 tập 2. Cho hình 66. Không vẽ giao điểm của a, b, hãy nêu cách vẽ đường thẳng đi qua giao điểm này và điểm M.
Giải bài 11 trang 92 SGK Toán 7 tập 2. Đố: Cho tam giác ABC. Em hãy tô màu để xác định phần bên trong của tam giác gồm các điểm M sao cho:
>> Xem thêm
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: