Bài 1. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Hãy mô tả công việc của những người thợ trong Hình 1.1
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Câu hỏi tr5 KĐ
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 5 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Hãy mô tả công việc của những người thợ trong Hình 1.1.
Phương pháp giải:
Em quan sát hình và dựa vào kiến thức của mình để trả lời
Lời giải chi tiết:
Công việc của những người thợ trong hình 1.1 là
- Thợ sơn: người quét vôi – sơn nước, một khâu trong công việc hoàn thiện công trình xây dựng, nhà ở, cầu…
- Thợ lát sàn: Vận chuyển gạch, đo gạch, cắt gạch và ốp lát vào khu vực đã chọn.
- Thợ điện: lắp đặt mạng điện trong nhà, sửa chữa
Câu hỏi tr5 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 5 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Nghề nghiệp là gì?
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu hỏi tr6 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 6 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Quan sát Hình 1.2 và cho biết: Trong các nghề nghiệp dưới đây, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện?
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nghề ít biến đổi: Bác sĩ y khoa.
Nghề sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi: Thợ sửa chữa xe đạp.
Nghề mới xuất hiện: Nhà lập trình các ứng dụng.
Câu hỏi tr6 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 6 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể.
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
* Nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với con người và xã hội.
- Đối với con người, nghề nghiệp giúp tạo nguồn tài chính đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống.
- Đối với xã hội, nghề nghiệp giúp tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội.
* Ví dụ: Nghề giáo viên là một nghề quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn hình thành nhân cách, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo cho học sinh. Sự nghiệp giáo dục có tác động lâu dài đến tương lai của một quốc gia, qua việc nuôi dưỡng thế hệ trẻ trở thành công dân có ích và có trách nhiệm với xã hội.
Câu hỏi tr7 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại những lợi ích gì đối với bản thân và gia đình? Cho ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
* Chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại nhiều lợi ích đối với bản thân và gia đình:
- Đối với bản thân: lựa chọn đúng nghề sẽ giúp mình luôn vui vẻ, hạnh phúc khi làm việc. Đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung đầu tư, phát triển nghề nghiệp tương lai.
- Đối với gia đình: có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình
* Ví dụ minh họa
Khi bản thân đam mê dạy học thì sẽ lựa chọn nghề giáo viên để theo học và theo làm. Làm đúng ngành nghề mình yêu thích thì luôn có niềm cảm hứng bất tận, tình yêu nghề và yêu trẻ. Từ đó có được nguồn thu nhập ổn định.
Câu hỏi tr7 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Nêu đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm chung của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là:
- Sản phẩm lao động đa dạng, phong phú từ đơn giản đến phức tạp. Sản phẩm liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại
- Đối tượng lao động là công cụ lao động, vật liệu để chế tạo sản phẩm, Có hai loại vật liệu là vật liệu có sẵn trong tự nhiên và vật liệu đã qua chế biến.
- Môi trường làm việc: trong quá trình sản xuất có thể tạo ra khói, bụi, tiếng ồn, điện từ trường,..ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người lao động.
Câu hỏi tr8 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 8 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Hãy nêu những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
- Năng lực:
+ Trình độ chuyên môn
+ Năng lực tự học
+ Có đủ sức khỏe
- Phẩm chất: trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động; chăm chỉ, cần cù; có ý thức học tập và rèn luyện
Câu hỏi tr8 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 8 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Vì sao người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phải nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật lao động, làm việc đúng quy trình kĩ thuật, đúng quy định về an toàn lao động?
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Người lao động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, làm việc theo đúng quy trình kỹ thuật và quy định về an toàn lao động vì nhiều lý do quan trọng:
- Đảm bảo an toàn: Công việc trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thường liên quan đến máy móc, thiết bị, hoá chất hoặc các yếu tố có thể gây nguy hiểm. Việc tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn giúp ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của bản thân và đồng nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả công việc: Quy trình kỹ thuật được thiết kế để tối ưu hóa công việc, tận dụng tối đa nguồn lực và thời gian. Tuân theo đúng quy trình giúp công việc được thực hiện một cách hiệu quả và đạt kết quả cao.
- Bảo vệ tài sản và môi trường: Trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, sai sót trong quy trình làm việc có thể dẫn đến hỏng hóc thiết bị, mất mát tài sản và ô nhiễm môi trường. Việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định giúp giảm thiểu rủi ro này.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Việc tuân thủ quy trình kỹ thuật đúng đắn đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.
- Pháp lý và trách nhiệm: Các quy định về an toàn lao động và quy trình kỹ thuật thường được pháp luật quy định. Việc tuân thủ giúp người lao động và doanh nghiệp tránh phải đối mặt với các vấn đề pháp lý và trách nhiệm dân sự hoặc hình sự do vi phạm gây ra.
Câu hỏi tr8 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 8 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Quan sát Hình 1.3 đến Hình 1.6, nêu yêu cầu về phẩm chất và năng lực của mỗi ngành nghề được mô tả trong hình.
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Yêu cầu đối với thợ sửa chữa ô tô:
+ Tuân thủ quy trình, quy định về an toàn lao động.
+ Ngăn nắp, kiên trì và tỉ mỉ.
+ Hiểu biết chuyên môn về cơ khí, động cơ đốt trong, đo lường,...
+ Có khả năng chẩn đoán kĩ thuật về giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu đối với kĩ sư xây dựng:
+ Tuân thủ quy định, quy trình.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ.
+ Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, vật liệu, xây dựng, kiến trúc,...
+ Có trí tưởng tượng không gian tốt, khả năng sáng tạo.
- Yêu cầu đối với Nhà tư vốn nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:
+ Tuân thủ quy trình, quy định.
+ Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,...
+ Kinh nghiệm thực tế và khả năng sáng tạo, kiên trì.
- Yêu cầu đối với Thợ điện:
+ Tuân thủ quy trình, quy định; đặc biệt lò an toàn điện.
+ Làm việc kiên trì, thận trọng và chính xác.
+ Hiểu biết chuyên môn về kĩ thuật điện, điện tử, cơ khí,..
Câu hỏi tr10 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 10 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Lựa chọn một nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và thực hiện các công việc sau:
- Mô tả công việc cụ thể của nghề
- Nêu những yêu cầu đối với người làm nghề
- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hoạt động của nghề
Phương pháp giải:
Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
* Nghề được chọn: Kỹ sư phần mềm
* Mô tả công việc cụ thể của nghề:
- Kỹ sư phần mềm là người chịu trách nhiệm phát triển, thiết kế, kiểm thử và bảo trì phần mềm ứng dụng hoặc hệ thống.
- Công việc này bao gồm:
+ Phân tích nhu cầu của người dùng để xác định yêu cầu phần mềm.
+ Thiết kế các giải pháp phần mềm, lập trình và viết mã nguồn.
+ Kiểm thử phần mềm để đảm bảo chất lượng và tìm ra lỗi trước khi phát hành.
+ Bảo trì và cập nhật phần mềm sau khi phát hành để cải thiện hiệu suất và thêm các tính năng mới.
+ Làm việc trong đội ngũ để phối hợp phát triển sản phẩm, thường xuyên cập nhật tiến độ và giải quyết vấn đề.
* Những yêu cầu đối với người làm nghề:
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, hoặc các ngành liên quan.
- Kỹ năng lập trình: Thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, C++, Python, JavaScript.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích vấn đề và tìm ra giải pháp sáng tạo.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp và phối hợp tốt với các thành viên khác trong dự án.
- Tư duy hệ thống: Khả năng hiểu và thiết kế cấu trúc phức tạp của hệ thống phần mềm.
- Khả năng tự học: Học hỏi không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn
- Bài 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Ôn tập trang 37, 38 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập trang 37, 38 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Ôn tập trang 37, 38 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 5. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trang 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
- Bài 2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 9 Cánh diều