Bài 1. Giới thiệu chung về cây ăn quả trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức>
Cây cam (Hình 1.1) là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả phổ biến khác mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với con người.
Câu hỏi tr5 KĐ
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 5 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Cây cam (Hình 1.1) là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả phổ biến khác mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với con người.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Một số loại cây ăn quả phổ biến khác: Cây táo, cây nhãn, cây bưởi, cây thanh long, cây vải, cây xoài…
- Vai trò của các loại cây ăn quả đối với con người:
+ Cung cấp các loại quả chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cho con người.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm (bánh, kẹo, nước uống, ô mai…).
Câu hỏi tr6 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 6 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Quan sát hình 1.2 và nêu vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình:
- Hình a: cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu
- Hình b: tạo cảnh quan
- Hình c: cung cấp nguyên liệu cho chế biến
- Hình d: cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
Câu hỏi tr6 KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 6 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Chia sẻ với bạn một số vai trò của cây ăn quả đối với gia đình và địa phương em.
Phương pháp giải:
Dựa vào tình hình thực tế để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Vai trò của cây ăn quả đối với gia đình và địa phương em là
- Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu
- Tạo cảnh quan
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
- Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
Câu hỏi tr7 KP1
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Quan sát Hình 1.3 và hoàn thành nhiệm vụ học tập sau:
- Mô tả đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả
- Đề xuất cách bón phân hợp lí cho cây ăn quả
Phương pháp giải:
Quan sát hình và dựa vào thực tế để trả lời để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả:
+ Rễ cọc: gồm rễ chính và rễ con. Rễ chính ăn sâu xuống lòng đất.
+ Rễ bên: rễ chính không phát triển, các rễ con phát triển, phân bố tập trung ở tầng đất mặt có độ sâu từ 0,1 đến 1,0 m.
- Cách bón phân hợp lí cho cây ăn quả:
+ Bón các loại phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali và các nguyên tố vi lượng.
+ Thông thường, chia làm 4 lần bón chính: Bón sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi quả và trước khi thu hoạch.
Câu hỏi tr7 KP2
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Quan sát Hình 1.4 và nêu đặc điểm thân, cành của cây ăn quả
Phương pháp giải:
Quan sát hình để trả lời để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm thân, cành của cây ăn quả:
- Thân: Phần lớn cây ăn quả là thân gỗ.
- Cành: Có các loại cành khác nhau như cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2, tương tự sẽ có cành cấp 3, cấp 4, cấp 5…
Câu hỏi tr8 KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 8 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Sử dụng internet, sách, báo…và kể tên một số loại cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả nhiệt đới hoặc cây ăn quả á nhiệt đới đang được trồng phổ biến ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một số loại cây ăn quả:
- Ôn đới: nho, lê, đào, mận, dâu tây…
- Nhiệt đới: thanh long, chuối, xoài, đu đủ…
- Á nhiệt đới: vải, bơ, dừa, măng cụt, sầu riêng…
Câu hỏi tr9 KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 9 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Sử dụng internet, sách, báo…tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cây dâu tây là cây được trồng phổ biến ở địa phương em và có yêu cầu ngoại cảnh:
- Trồng trong nhà kính
- Nhiệt độ phù hợp từ 18 – 22 độ C.
+ Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ từ 15 – 24 độ C
+ Thời kỳ hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho quả nhiều, nhiệt độ ngày từ 20 – 25 độ C, nhiệt độ ban đêm 10 – 15 độ C cây sẽ cho nhiều trái.
+ Thời kỳ trái chín nhiệt độ thích hợp là 15 – 22 độ C.
- Cây dâu đòi hỏi ánh sáng nhiều, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu quả, quả ít và hay bị dị dạng.
- Độ ẩm giá thể trên 84%
- pH trong giá thể thích hợp cho cây dâu tây sinh trưởng phát triển tốt là từ 6 - 6,5.
Câu hỏi tr11 LT1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 11 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Kể tên một số loại cây ăn quả ở địa phương em và nêu vai trò của các loại cây ăn quả đó.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cây xoài – vai trò: Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo cảnh quan
Cây chuối – vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho chế biến, cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
Câu hỏi tr11 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 11 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Nêu đặc điểm thực vật học của một số loại cây ăn quả mà em biết.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cây ổi
- Rễ cọc
- Thân cây gỗ, có nhiều nhánh nhỏ
- Lá hình bầu dục, dài từ 10 – 15cm, rộng từ 5 – 7cm. Mặt trên lá đậm hơn mặt dưới.
- Hoa lưỡng tính, mọc từng chùm, màu trắng, cánh mỏng và dễ rụng.
- Quả hình cầu. Vỏ màu xanh, khi chín ngả màu hơi vàng. Thịt màu trắng (hồng). Hạt nhỏ, cứng.
Câu hỏi tr11 LT3
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 11 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Phân tích yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của cây ăn quả.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Phân tích yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của cây ăn quả:
- Yêu cầu về đất trồng: Đa số cây ăn quả thích hợp với các loại đất có tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, thoát nước tốt như đất phù sa, đất cát pha, đất đỏ,...
- Yêu cầu về dinh dưỡng: Cây ăn quả cần nhu cầu dinh dưỡng cân đối gồm phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mà nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau.
Câu hỏi tr11 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 11 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Hãy chia sẻ với bạn những hiểu biết của em về nghề trồng cây ăn quả và một số ngành nghề liên quan.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
* Để theo nghề trồng cây ăn quả, đòi hỏi người lao động phải:
- Có tri thức về các ngành học có liên quan (sinh, hóa, KTNN…) và có kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Có lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi.
- Có sức khỏe tốt và sự khéo léo…
- Có sự năng động, sáng tạo, yêu thiên nhiên
* Khi làm nghề trồng cây ăn quả, người lao động chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cây ăn quả…
* Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây…
- Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả trang 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn trang 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài trang 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 7. Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà trang 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Thực hành: Lắp đặt mạng điện trong nhà trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Tính toán chi phí mạng điện trong nhà trang 24, 25, 26, 27, 28 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 4. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 3. Thiết kế mạng điện trong nhà trang 14, 15, 16, 17 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 7. Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà trang 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 6. Thực hành: Lắp đặt mạng điện trong nhà trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 5. Tính toán chi phí mạng điện trong nhà trang 24, 25, 26, 27, 28 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 4. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà trang 18, 19, 20, 21, 22, 23 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Bài 3. Thiết kế mạng điện trong nhà trang 14, 15, 16, 17 SGK Công nghệ 9 Kết nối tri thức