Trắc nghiệm Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A.

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B.

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C.

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D.

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Câu 2 :

Dãy gồm tất cả các amin là

  • A.

    CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

  • B.

    C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

  • C.

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

  • D.

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 3 :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là :

  • A.

     CnH2n+3N.      

  • B.

    CnH2n+2+kNk

  • C.

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D.

    CnH2n+1N.

Câu 4 :

Amin no, mạch hở có công thức tổng quát là :

  • A.

    CnH2n+3N. 

  • B.

    CnH2n+2+kNk

  • C.

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D.

    CnH2n+1N.

Câu 5 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I ?

  • A.

    CH3NHCH3.

  • B.

    (CH3)3N.

  • C.

    CH3NH2.

  • D.

    CH3CH2NHCH3.

Câu 6 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?

  • A.

    CH3NHCH2=CH­2.     

  • B.

    CH2=C(CH3)NH2.     

  • C.

    H2N(CH26NH2.                     

  • D.

    C6H5NH2.

Câu 7 :

Chất nào sau đây không phải amin bậc II ?

  • A.

    C2H5N(CH3)2.

  • B.

    CH3NHCH3.

  • C.

    C6H5NHCH3.

  • D.

    C2H5NHC2H3.

Câu 8 :

Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3

  • A.

    Etylmetylamin.

  • B.

    Metyletanamin.

  • C.

    N-metyletylamin.

  • D.

    Metyletylamin.

Câu 9 :

Anilin có công thức là

  • A.

    CH3COOH.

  • B.

    C6H5OH.

  • C.

    C6H5NH2.       

  • D.

    CH3OH.

Câu 10 :

Công thức phân tử tổng quát của amin thơm (có 1 vòng benzen), đơn chức (các liên kết C-C ngoài vòng đều no) là

  • A.

    CnH2n+3N.       

  • B.

    CnH2n-5N.        

  • C.

    CnH2n-1N.        

  • D.

    CnH2n-7N.

Câu 11 :

Chất có công thức tổng quát CnH2n+3N có thể là :

  • A.

    Amin no, đơn chức, mạch hở.

  • B.

    Ancol no, đơn chức. 

  • C.

    Amin không no (trong phân tử có 1 liên kết pi), đơn chức, mạch hở. 

  • D.

    Amin no, đơn chức, mạch vòng.

Câu 12 :

Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là :

  • A.

    C2H10N2.         

  • B.

    C2H10N.

  • C.

    C3H15N3.

  • D.

    CH5N.

Câu 13 :

Cho các amin sau : CH3NH2, (C2H5)2NH, C3H7NH2, C2H5NH2, (C6H5)3N, (CH3)2NH, C6H5NH2. Số amin bậc I là

  • A.

    4

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    2

Câu 14 :

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

  • A.

    (CH3)3COH và (CH3)2NH.            

  • B.

    CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

  • C.

    (CH3)2NH và CH3OH.                   

  • D.

    (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Câu 15 :

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

  • A.

    CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

  • B.

    CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

  • C.

    C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

  • D.

    (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Câu 16 :

Dãy chất không có amin bậc 1 là

  • A.

    CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH(NH2)CH3

  • B.

    CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3.

  • C.

    CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH(NH2)CH3.

  • D.

    CH3NHCH3, CH3CH2NH2, (CH3)3N.

Câu 17 :

Hợp chất CH3-CH2-NH2 có tên thay thế là

  • A.

    etanamin.

  • B.

    etylamin

  • C.

    metylamin.

  • D.

    đimetylamin.

Câu 18 :

Công thức phân tử của đimetylamin là

  • A.

    C2H8N2.

  • B.

    C2H7N.

  • C.

    C4H11N.

  • D.

    C2H6N2.

Câu 19 :

Tên gọi  amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứng ?

  • A.

    C6H5NH2 alanin.        

  • B.

    CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.

  • C.

    CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin. 

  • D.

    CH3-NH-CH3 đimetylamin.

Câu 20 :

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

  • A.

    Phenylamin.  

  • B.

    Đimetylamin.   

  • C.

    Metylamin.   

  • D.

    Trimetylamin.

Câu 21 :

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).

  • A.

    (1), (2), (3).     

  • B.

    (2), (3),(1).                  

  • C.

    (3), (1), (2).     

  • D.

    (3), (2), (1).

Câu 22 :

Trong các amin sau : (A) CH3CH(CH3)NH; (B) H2NCH2CH2NH2; (D) CH3CH2CH2NHCH3

Các amin bậc 1 và tên gọi tương ứng là

  • A.

    Chỉ có A : propylamin.

  • B.

    A và B; A : isopropylamin; B : etan-1,2-điamin.       

  • C.

    Chỉ có D : metylpropylamin.  

  • D.

     Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Câu 23 :

Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    1

  • D.

    3

Câu 24 :

Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của :

  • A.

    Metan.             

  • B.

    Amoniac.            

  • C.

    Benzen.          

  • D.

    Nitơ.

Câu 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • B.

    Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

  • C.

    Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

  • D.

    Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Câu 26 :

Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

  • A.

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

  • B.

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

  • C.

    Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2).

  • D.

    A và C đúng.

Câu 27 :

Amin có cấu tạo CH3CH2CH2NHCH3 là amin:

  • A.
    bậc 3
  • B.
    bậc 2  
  • C.
    bậc 1                      
  • D.
    bậc 4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A.

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B.

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C.

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D.

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xem lại phần khái niệm amin : Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Câu 2 :

Dãy gồm tất cả các amin là

  • A.

    CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

  • B.

    C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

  • C.

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

  • D.

    C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin

→ amin là những hợp chất chứa N

Câu 3 :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là :

  • A.

     CnH2n+3N.      

  • B.

    CnH2n+2+kNk

  • C.

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D.

    CnH2n+1N.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là CnH2n+2-2a+kNk với a là độ không no và k là số nhóm chức.

Câu 4 :

Amin no, mạch hở có công thức tổng quát là :

  • A.

    CnH2n+3N. 

  • B.

    CnH2n+2+kNk

  • C.

    CnH2n+2-2a+kNk

  • D.

    CnH2n+1N.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Amin no, mạch hở có độ không no a = 0 → CTTQ là CnH2n+2+kNk

Câu 5 :

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I ?

  • A.

    CH3NHCH3.

  • B.

    (CH3)3N.

  • C.

    CH3NH2.

  • D.

    CH3CH2NHCH3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Amin bậc I là amin chỉ có 1 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3

Câu 6 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?

  • A.

    CH3NHCH2=CH­2.     

  • B.

    CH2=C(CH3)NH2.     

  • C.

    H2N(CH26NH2.                     

  • D.

    C6H5NH2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Amin béo là amin no (trong phân tử không có liên kết pi)

Câu 7 :

Chất nào sau đây không phải amin bậc II ?

  • A.

    C2H5N(CH3)2.

  • B.

    CH3NHCH3.

  • C.

    C6H5NHCH3.

  • D.

    C2H5NHC2H3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Amin bậc II là amin có 2 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 2H trong phân tử NH3

Lời giải chi tiết :

Amin bậc II là amin có 2 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 2H trong phân tử NH3

Câu 8 :

Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3

  • A.

    Etylmetylamin.

  • B.

    Metyletanamin.

  • C.

    N-metyletylamin.

  • D.

    Metyletylamin.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Cách gọi tên amin bậc II : Tên gốc hiđrocacbon + amin

- Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c… 

Lời giải chi tiết :

Cách gọi tên amin bậc II : Tên gốc hiđrocacbon + amin

Có 2 gốc hiđrocacbon là metyl và etyl thì đọc etyl trước

→ tên gọi : etylmetylamin

Câu 9 :

Anilin có công thức là

  • A.

    CH3COOH.

  • B.

    C6H5OH.

  • C.

    C6H5NH2.       

  • D.

    CH3OH.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Anilin có công thức là C6H5NH2

Câu 10 :

Công thức phân tử tổng quát của amin thơm (có 1 vòng benzen), đơn chức (các liên kết C-C ngoài vòng đều no) là

  • A.

    CnH2n+3N.       

  • B.

    CnH2n-5N.        

  • C.

    CnH2n-1N.        

  • D.

    CnH2n-7N.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Amin thơm có 1 vòng benzen → a = π + v = 3 + 1 = 4

Đơn chức : k = 1

→ CTTQ của amin là CnH2n -5N

Câu 11 :

Chất có công thức tổng quát CnH2n+3N có thể là :

  • A.

    Amin no, đơn chức, mạch hở.

  • B.

    Ancol no, đơn chức. 

  • C.

    Amin không no (trong phân tử có 1 liên kết pi), đơn chức, mạch hở. 

  • D.

    Amin no, đơn chức, mạch vòng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng vì amin no, đơn chức, mạch hở có a = 0 và k = 1 → CTTQ là CnH2n+3N

B sai vì ancol phải chứa nhóm OH

C sai vì amin có a = 1, k = 1 có CTTQ là CnH2n+1N

D sai vì amin no có mạch vòng, đơn chức (k = 0) có CTTQ là CnH2n+3-2aN

Câu 12 :

Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là :

  • A.

    C2H10N2.         

  • B.

    C2H10N.

  • C.

    C3H15N3.

  • D.

    CH5N.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CTĐGN CH5N → CTCT: (CH5N)n hay CnH5nNn

→ 5n ≤ 2n + 3 → n = 1

Câu 13 :

Cho các amin sau : CH3NH2, (C2H5)2NH, C3H7NH2, C2H5NH2, (C6H5)3N, (CH3)2NH, C6H5NH2. Số amin bậc I là

  • A.

    4

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđro cacbon --> 4 chất : CH3NH2, C3H7NH2, C2H5NH2, C6H5NH2

Câu 14 :

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?

  • A.

    (CH3)3COH và (CH3)2NH.            

  • B.

    CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.

  • C.

    (CH3)2NH và CH3OH.                   

  • D.

    (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
- Bậc ancol: là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm OH.

Lời giải chi tiết :

Bậc của ancol là bậc của C mà có nhóm -OH đính vào

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđro cacbon

A có ancol bậc III và amin bậc II

B có ancol bậc II và amin bậc I

C có ancol bậc I và amin bậc II

D có ancol bậc II và amin bậc II

Câu 15 :

Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là

  • A.

    CH3NH2, C2H5NH2, C6H5CH2NH2.

  • B.

    CH3NHCH3, C2H5NHCH3, C6H5NHCH3.

  • C.

    C6H5NH2, C6H5NHCH3, C6H5CH2NH2.

  • D.

    (CH3)2CHNH2, C2H5NH2, C2H5NHCH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết :

A sai vì tất cả amin đều bậc I

B đúng vì tất cả amin đều bậc II

C sai vì C6H5NH2 và C6H5CH2NH2 bậc I

D sai vì C2H5NH2 bậc I

Câu 16 :

Dãy chất không có amin bậc 1 là

  • A.

    CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH(NH2)CH3

  • B.

    CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3, (CH3)2NCH2CH3.

  • C.

    CH3NH2, CH3NHCH3, CH3CH(NH2)CH3.

  • D.

    CH3NHCH3, CH3CH2NH2, (CH3)3N.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.

Lời giải chi tiết :

A sai vì có amin bậc I là CH3CH(NH2)CH3

B đúng vì CH3CH2NHCH3, CH3NHCH3 là amin bậc II, (CH3)2NCH2CH3 là amin bậc III

C sai vì CH3NH2 và CH3CH(NH2)CH3 là amin bậc I

D sai vì CH3CH2NH2 là amin bậc I

Câu 17 :

Hợp chất CH3-CH2-NH2 có tên thay thế là

  • A.

    etanamin.

  • B.

    etylamin

  • C.

    metylamin.

  • D.

    đimetylamin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách gọi tên amin theo tên thay thế : tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

→ tên gọi : Etanamin

Câu 18 :

Công thức phân tử của đimetylamin là

  • A.

    C2H8N2.

  • B.

    C2H7N.

  • C.

    C4H11N.

  • D.

    C2H6N2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đimetylamin có CTCT là CH3NHCH3 → CTPT : C2H7N

Câu 19 :

Tên gọi  amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứng ?

  • A.

    C6H5NH2 alanin.        

  • B.

    CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.

  • C.

    CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin. 

  • D.

    CH3-NH-CH3 đimetylamin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A không đúng vì C6H5NH2 có tên là anilin

Câu 20 :

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

  • A.

    Phenylamin.  

  • B.

    Đimetylamin.   

  • C.

    Metylamin.   

  • D.

    Trimetylamin.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử amoniac được thay thế bằng gốc hiđrocacbon

Phenylamin : C6H5NH2 (amin bậc I)

Đimetylamin : CH3NHCH3 (amin bậc II)

Metylamin : CH3NH2 (amin bậc I)

Trimetylamin : (CH3)3N (amin bậc III)

Câu 21 :

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).

  • A.

    (1), (2), (3).     

  • B.

    (2), (3),(1).                  

  • C.

    (3), (1), (2).     

  • D.

    (3), (2), (1).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

(1) Etylmetylamin : C2H5NHCH3 (amin bậc II)

(2) Etylđimetylamin : C2H5N(CH3)3 (amin bậc III)

(3) Isopropylamin : (CH3|)2CHNH2 (amin bậc I)

→ thứ tự bậc amin tăng dần là (3), (1), (2)

Câu 22 :

Trong các amin sau : (A) CH3CH(CH3)NH; (B) H2NCH2CH2NH2; (D) CH3CH2CH2NHCH3

Các amin bậc 1 và tên gọi tương ứng là

  • A.

    Chỉ có A : propylamin.

  • B.

    A và B; A : isopropylamin; B : etan-1,2-điamin.       

  • C.

    Chỉ có D : metylpropylamin.  

  • D.

     Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các amin bậc I là : (A) CH3CH(CH3)NH; (B) H2NCH2CH2NH2

Tên gọi: Tên gốc hiđrocacbon + amin hoặc tên hiđrocacbon + số chỉ vị trí nhóm NH2 + amin

CH3CH(CH3)NH : Isopropylamin hoặc isopropan-2-amin

H2NCH2CH2NH2 : etan-1,2-điamin

Câu 23 :

Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    1

  • D.

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

etylamin : C2H5NH2 (amin bậc I)

anilin : C6H5NH2 (amin bậc I)

đimetylamin : CH3NHCH3 (amin bậc II)

trimetylamin : (CH3)3N (amin bậc III)

→ chỉ có 1 amin bậc II

Câu 24 :

Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của :

  • A.

    Metan.             

  • B.

    Amoniac.            

  • C.

    Benzen.          

  • D.

    Nitơ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Có thể hiểu khi thay thế 1 nguyên tử H của CH4 bằng 1 nhóm NH2 ta thu được CH3NH2

→ metylamin có thể được coi là dẫn xuất của metan

Câu 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • B.

    Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

  • C.

    Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

  • D.

    Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin bằng số nguyên tử H bị thay thế bằng các gốc hidro cacbon

Câu 26 :

Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

  • A.

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

  • B.

    Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

  • C.

    Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2).

  • D.

    A và C đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Amin có công thức tổng quát là CnH2n+2-2a+kNk

Vậy nên với amin đơn chức => k=1 ta luôn thu được phân tử khối lẻ

 

Câu 27 :

Amin có cấu tạo CH3CH2CH2NHCH3 là amin:

  • A.
    bậc 3
  • B.
    bậc 2  
  • C.
    bậc 1                      
  • D.
    bậc 4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bậc của amin bằng số nguyên H bị thay thế bởi gốc hidrocacbon. 

Trắc nghiệm Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính bazơ của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính bazơ của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đốt cháy amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đốt cháy amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Đốt cháy amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Đốt cháy amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Phản ứng khác của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Phản ứng khác của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Protein - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Protein Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết