Giải bài 4 (4.10) trang 61 vở thực hành Toán 7>
Bài 4 (4.10). Cho tam giác ABC có \(\widehat {BCA} = {60^o}\)và điểm M nằm trên cạnh BC sao cho \(\widehat {BAM} = {20^o},\widehat {AMC} = {80^o}\) . Tính số đo \(\widehat {AMB},\widehat {ABC},\widehat {BAC}\).
Đề bài
Bài 4 (4.10). Cho tam giác ABC có \(\widehat {BCA} = {60^o}\)và điểm M nằm trên cạnh BC sao cho \(\widehat {BAM} = {20^o},\widehat {AMC} = {80^o}\) . Tính số đo \(\widehat {AMB},\widehat {ABC},\widehat {BAC}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tổng ba góc trong một tam giác bằng \({180^o}\).
Lời giải chi tiết
GT |
\(\Delta ABC,\widehat {BCA} = {60^o}\),\(\widehat {BAM} = {20^o},\widehat {AMC} = {80^o}\) |
KL |
Tính \(\widehat {AMB},\widehat {ABC},\widehat {BAC}\) |
Vì AMB và AMC là hai góc kề bù nên ta có
\(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = {180^o} \Rightarrow \widehat {AMB} = {180^o} - \widehat {AMC} = {100^o}\)
Tổng ba góc trong tam giác ABM bằng \({180^o}\)nên ta có
\(\widehat {ABM} + \widehat {AMB} + \widehat {BAM} = {180^o} \Rightarrow \widehat {ABM} = {180^o} - \widehat {AMB} - \widehat {BAM} = {180^o} - {100^o} - {20^o} = {60^o}\)
Vì M nằm trên cạnh BC nên \(\widehat {ABC} = \widehat {ABM} = {60^o}\)
Tổng ba góc trong tam giác ABC bằng \({180^o}\)nên ta có
\(\widehat {ABC} + \widehat {BCA} + \widehat {BAC} = {180^o} \Rightarrow \widehat {BAC} = {180^o} - \widehat {BCA} - \widehat {ABC} = {60^o}\)
Kết luận \(\widehat {AMB} = {100^o},\widehat {ABC} = {60^o},\widehat {BAC} = {60^o}\)
- Giải bài 5 (4.11) trang 61 vở thực hành Toán 7
- Giải bài 6 trang 62 vở thực hành Toán 7
- Giải bài 7 trang 62 vở thực hành Toán 7
- Giải bài 3 (4.9) trang 61 vở thực hành Toán 7
- Giải bài 2 (4.8) trang 60 vở thực hành Toán 7
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay