Đề thi thử THPT môn Hóa lần 2 năm 2025 Sở GD Nam Định

I. Trắc nghiệm

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Hạt nhân nguyên tử Al có 13 proton và 14 neutron. Số electron trong nguyên tử Al là  

  • A.

    13.                   

  • B.

    14.               

  • C.

    26.

  • D.

    27.

Câu 2 :

Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen (N) trong ammonia là

  • A.

    +3.   

  • B.

    –3.    

  • C.

    +1.   

  • D.

    –1.

Câu 3 :

Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống do phản ứng đốt cháy methane tỏa nhiều nhiệt:

CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) \(\Delta {}_rH_{298}^0\)= –890,3 kJ

Cho bảng các giá trị nhiệt tạo thành chuẩn:

Hợp chất

CO2(g)

H2O(l)

O2(g)

\(\Delta {}_fH_{298}^0\) (kJ/mol)

- 393,5

-285,8

Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là

  • A.

    –74,8 kJ/mol.

  • B.

    +74,8 kJ/mol.          

  • C.

    +211,0 kJ/mol.

  • D.

    –211,0 kJ/mol.

Câu 4 :

Khi một người uống phải rượu có chứa methanol, gan sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde, sau đó thành formic acid. Chất này gây độc cho cơ thể, làm hại thị lực và có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Công thức cấu tạo của formic acid là

  • A.

    CH3OH.       

  • B.

    HCHO.        

  • C.

    HCOOH.     

  • D.

    CH3COOH.

Câu 5 :

Ngâm bột củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các phương pháp tách biệt và tinh chế nào để thu được curcumin từ củ nghệ?

  • A.

    Chiết và kết tinh.     

  • B.

    Chưng cất và sắc kí.

  • C.

    Chiết và chưng cất.

  • D.

    Kết tinh và sắc kí.

Câu 6 :

"Chất béo là triester của… (1)… với các… (2)… gọi chung là các triglyceride." Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là

  • A.

    methyl alcohol, acid béo. 

  • B.

    glycerol, acid béo.

  • C.

    ethylene glycol, acid béo.    

  • D.

    glycerol, acetic acid.

Câu 7 :

Nhúng đầu que đốt bằng platium đã được rửa sạch bằng nước vào dung dịch lithium chloride (LiCl) bão hoà rồi đưa lên ngọn lửa đèn khí sẽ thấy ngọn lửa có màu

  • A.

    vàng. 

  • B.

    đỏ tía.    

  • C.

    tím nhạt.

  • D.

    xanh lam.

Câu 8 :

Hình ảnh sau đây minh họa tính chất vật lí nào của kim loại?

  • A.

    Tính dẫn điện.

  • B.

    Tính dẫn nhiệt.

  • C.

    Tính dẻo.

  • D.

    Tính ánh kim.

Câu 9 :

Cho từ từ dung dịch ethylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch nitrous acid (hoặc dung dịch chứa đồng thời HCl và NaNO2) ở nhiệt độ thường. Hiện tượng quan sát được là

  • A.

    có kết tủa màu trắng.           

  • B.

    có bọt khí không màu thoát ra.

  • C.

    có kết tủa màu vàng.             

  • D.

    có khí màu nâu thoát ra.

Câu 10 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử như sau:

Cặp oxi hóa – khử

Fe2+/Fe

Ni2+/Ni

Sn2+/Sn

Cu2+/Cu

Ag+/Ag

Thế điện cực chuẩn

-0,440

-0,257

-0,137

+0,340

+0,799

Pin Galvani có sức điện động chuẩn lớn nhất là

  • A.

    pin Fe-Cu. 

  • B.

    pin Fe-Ag. 

  • C.

    pin Cu-Ag. 

  • D.

    pin Fe-Ni.

Câu 11 :

Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối

  • A.

    sulfate, chloride của calcium và magnesium.  

  • B.

    sulfate, chloride của sodium và potassium.

  • C.

    hydrogencarbonate của calcium và magnesium.       

  • D.

    hydrogencarbonate của sodium và potassium.

Câu 12 :

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

  • A.

    Be.   

  • B.

    Ba.   

  • C.

    Ca.

  • D.

    Na.

Câu 13 :

Khi điện phân dung dịch NaCl bão hòa với các điện cực trơ, có màng ngăn thì

  • A.

    ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl.

  • B.

    ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl.

  • C.

    ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl.

  • D.

    ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl.

Câu 14 :

Kim loại nào sau đây thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất? 

  • A.

    Cu.   

  • B.

    Na.   

  • C.

    Mg.

  • D.

    Al.

Câu 15 :

Cho công thức cấu tạo dạng mạch vòng α-glucose như sau: 

Nhóm –OH hemiacetal trong α-glucose liên kết với nguyên tử carbon số mấy?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 16 :

Nhựa ABS được sử dụng rộng rãi để sản xuất đồ chơi trẻ em, có công thức cấu tạo như sau:

Để sản xuất ABS, không cần sử dụng loại nguyên liệu nào dưới đây?

  • A.

    Isoprene.       

  • B.

    Buta-1,3-diene.        

  • C.

    Styrene.        

  • D.

    Acrylonitrile.

Câu 17 :

Linoleic acid (có cấu tạo như hình dưới) là một trong những acid béo có lợi cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim, động mạch vành. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Trilinolein có công thức phân tử là C57H98O6.

  • B.

    Linoleic acid thuộc loại acid béo omega-6. 

  • C.

    Ở điều kiện thích hợp, 1 mol trilinolein tác dụng được tối đa với 6 mol H2.

  • D.

    Trong phân tử linoleic acid có 2 liên kết π.

Câu 18 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Các amino acid là chất rắn ở điều kiện thường.

(2) 1 mol glutamic acid tác dụng tối đa được với 2 mol HCl.

(3) Ở pH = 3, alanine dịch chuyển về phía cực âm dưới tác dụng của điện trường.

(4) Cho methylamine dư vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa màu nâu đỏ.

(5) Methylamine có tính base yếu hơn aniline.

Các phát biểu đúng là

  • A.

    (1), (3) và (4).

  • B.

    (1), (3) và (5).

  • C.

    (1), (2) và (5).

  • D.

    (2), (3) và (4).

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

a) Trong phân tử A có 3 liên kết peptide.

Đúng
Sai

b) Công thức phân tử của A là C13H24N4O6.

Đúng
Sai

c) Thuỷ phân hoàn toàn 66,4 gam A trong dung dịch NaOH dư thu được 86,8 gam hỗn hợp muối.

Đúng
Sai

d) Peptide A có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra dung dịch có màu tím đặc trưng.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Trong công nghiệp, sodium hydrogencarbonate (baking soda) và sodium carbonate (soda) được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước. Quá trình sản xuất theo phương pháp Solvay bao gồm các công đoạn như trong sơ đồ sau:

 a) CaO thu được từ nhiệt phân đá vôi dùng để chuyển NH4Cl thành NH3.

Đúng
Sai

b) Phản ứng xảy ra trong tháp carbonate hoá là

2NaCl (aq) + 2NH3 (aq) + H2O(l) + CO2(g) ⇋ Na2CO3(s) + 2NH4Cl (aq)

Đúng
Sai

c) Phương pháp Solvay đã tái sử dụng các sản phẩm trung gian như NH3, CO2 qua đó giảm thiểu được giá thành sản xuất.

Đúng
Sai

d) NaHCO3 là chất có độ tan kém nên dễ bị kết tinh. Độ tan của NaHCO3 trong 100 gam nước ở 20°C và ở 40°C lần lượt là 9,6 gam và 12,7 gam. Làm lạnh 90,16 tấn dung dịch NaHCO3 bão hoà ở 40°C về 20°C thì khối lượng muối NaHCO3 kết tinh là 2,48 tấn (giả thiết không có sự bay hơi của nước).

Đúng
Sai
Câu 3 :

Pin Volta được nhà vật lý, hóa học Volta phát minh năm 1800 dựa trên khám phá của Galvani. Volta đã xếp những tấm kẽm (zinc) và đồng (copper) thành từng cặp xen kẽ với nhau, mỗi cặp ngăn cách nhau bởi những tấm bìa da xốp thấm đẫm dung dịch điện ly (hình minh họa). Cuối cùng, Volta nối điểm đầu với điểm cuối bằng một sợi dây dẫn và nhận thấy có 1 dòng điện chạy qua.

a) Các tấm kẽm đóng vai trò là điện cực anode (cực âm).

Đúng
Sai

b) Tại các tấm đồng xảy ra quá trình oxy hóa.

Đúng
Sai

c) Nếu thay các tấm kẽm bằng các tấm sắt, giữ nguyên điều kiện khác thì sức điện động của pin sẽ tăng lên.

Đúng
Sai

d) Pin Volta là một loại pin nhiên liệu.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Với những ưu điểm vượt trội trong tính chất cơ lý và hóa học, vật liệu polymer đã và đang được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Một số polymer được sản xuất nhiều nhất trên thế giới hàng năm bao gồm polyethylene (PE), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(phenol formaldehyde) (PPF)…  

a) PVC có tính đàn hồi tương tự cao su thiên nhiên.

Đúng
Sai

b) PE, PVC, PPF đều được sử dụng làm chất dẻo.

Đúng
Sai

c) PPF sử dụng để sản xuất bột ép, chất kết dính được điều chế hầu hết từ phản ứng trùng ngưng.

Đúng
Sai

d) PE chủ yếu dùng để chế tạo chai đựng đồ uống, có thể tồn tại hàng trăm năm. Để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, người sử dụng nên tự thu gom và đốt các vỏ chai PE sau khi dùng.

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Trimethylamine có công thức (CH3)3N là một trong các amine gây nên mùi tanh của cá. Hãy cho biết bậc của amine trên?

Câu 2 :

Có bao nhiêu đồng phân ester mạch hở ứng với công thức phân tử là C4H8O2?

Câu 3 :

Một loại gương soi có diện tích bề mặt là 0,6 m2. Để tráng được 400 chiếc gương trên với độ dày lớp bạc được tráng là 0,2 μm thì cần dùng m gam glucose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3.

Biết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 70% và khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3. Tìm giá trị của m (làm tròn đến hàng đơn vị).

Câu 4 :

Một học sinh tiến hành thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại theo các bước:

- Rót dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa vào cốc 1, cốc 2, cốc 3; rót dầu nhờn (bản chất là hỗn hợp các hydrocarbon) vào cốc 4.

- Cho một đinh thép vào mỗi cốc 1 và cốc 4, cho đinh thép được quấn thêm dây kẽm (Zn) vào cốc 2, cho đinh thép được quấn thêm dây đồng (Cu) vào cốc 3 (các đinh thép là thép carbon thông thường và được làm sạch bề mặt).

- Để 4 cốc trên trong không khí sau 5 ngày và quan sát hiện tượng. Thí nghiệm được minh họa theo hình dưới đây:

Học sinh dự đoán các hiện tượng xảy ra như sau:

(1) Ở cốc 1, đinh thép bị ăn mòn, xuất hiện lớp kim loại màu đỏ bám lên bề mặt đinh thép.

(2) Ở cốc 2, đinh thép bị ăn mòn hầu như hoàn toàn, dây kẽm không bị ăn mòn.

(3) Ở cốc 3, đinh thép bị ăn mòn và dây đồng hầu như không bị ăn mòn.

(4) Ở cốc 4, đinh thép hầu như không bị ăn mòn.

Liệt kê các dự đoán mô tả hiện tượng chính xác theo số thứ tự tăng dần? (ví dụ: 23, 123, 1234….)   

Câu 5 :

Cationite là một loại nhựa trao đổi cation được sử dụng để loại bỏ ion Ca2+, Mg2+. Khi nước cứng đi qua cột nhựa, các ion Ca2+, Mg2+ (kí hiệu chung là M2+) sẽ được giữ lại và thay thế bằng các ion H+, Na+ theo sơ đồ sau: M2+ + 2 R-SO3X → (R-SO3)2M + 2 X+  (trong đó X+ là H+ hoặc Na+)

Một loại cationite có % khối lượng sulfur là 7,94% được sử dụng để loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ trong nước cứng. Nếu một cột nhựa trao đổi ion trong thiết bị lọc nước gia đình có chứa 2,0 kg cationite trên thì tổng số mol Mg2+, Ca2+ tối đa có thể được loại bỏ là bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần trăm)?

Câu 6 :

Hình bên mô tả một thiết bị điện phân nước. Ban đầu các ống A và B đều chứa đầy dung dịch NaOH 0,01 M nhưng sau một thời gian dòng điện một chiều đi qua thì có các khí tích tụ, trong đó thể tích khí ở ống B gấp đôi thể tích khí ở ống A. Cho các phát biểu sau:

(1) Điện cực dương nằm bên ống A.

(2) Giá trị pH của dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân.

(3) Tại cathode xảy ra quá trình oxy hóa ion Na+.

(4) Khi thể tích khí thu được ở ống B đạt 24,79 mL (quy về về điều kiện chuẩn) thì khối lượng dung dịch điện phân giảm đi 18 mg.

Liệt kê các phát biểu đúng theo số thứ tự tăng dần? (ví dụ: 23, 123, 1234….)  

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Hạt nhân nguyên tử Al có 13 proton và 14 neutron. Số electron trong nguyên tử Al là  

  • A.

    13.                   

  • B.

    14.               

  • C.

    26.

  • D.

    27.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số p = số e.

Lời giải chi tiết :

Al có 13 proton nên số electron = 13.

Đáp án A

Câu 2 :

Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen (N) trong ammonia là

  • A.

    +3.   

  • B.

    –3.    

  • C.

    +1.   

  • D.

    –1.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách xác định số oxi hoá.

Lời giải chi tiết :

Số oxi hoá của N trong NH3 là – 3.

Đáp án B

Câu 3 :

Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống do phản ứng đốt cháy methane tỏa nhiều nhiệt:

CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) \(\Delta {}_rH_{298}^0\)= –890,3 kJ

Cho bảng các giá trị nhiệt tạo thành chuẩn:

Hợp chất

CO2(g)

H2O(l)

O2(g)

\(\Delta {}_fH_{298}^0\) (kJ/mol)

- 393,5

-285,8

Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là

  • A.

    –74,8 kJ/mol.

  • B.

    +74,8 kJ/mol.          

  • C.

    +211,0 kJ/mol.

  • D.

    –211,0 kJ/mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o = {\Delta _f}H_{298}^oC{O_2} + 2.{\Delta _f}H_{298}^o{H_2}{\rm{O}} - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4})\\ \to {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4}) = ( - 393,5) + 2.( - 285,8) - 890,3 =  - 74,8kJ/mol\end{array}\)

Đáp án A

Câu 4 :

Khi một người uống phải rượu có chứa methanol, gan sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde, sau đó thành formic acid. Chất này gây độc cho cơ thể, làm hại thị lực và có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Công thức cấu tạo của formic acid là

  • A.

    CH3OH.       

  • B.

    HCHO.        

  • C.

    HCOOH.     

  • D.

    CH3COOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của acid.

Lời giải chi tiết :

Formic acid có công thức HCOOH.

Đáp án C

Câu 5 :

Ngâm bột củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các phương pháp tách biệt và tinh chế nào để thu được curcumin từ củ nghệ?

  • A.

    Chiết và kết tinh.     

  • B.

    Chưng cất và sắc kí.

  • C.

    Chiết và chưng cất.

  • D.

    Kết tinh và sắc kí.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp tinh chế và tách biệt hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp chiết và kết tinh được sử dụng để thu được curcumin từ củ nghệ.

Đáp án A

Câu 6 :

"Chất béo là triester của… (1)… với các… (2)… gọi chung là các triglyceride." Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là

  • A.

    methyl alcohol, acid béo. 

  • B.

    glycerol, acid béo.

  • C.

    ethylene glycol, acid béo.    

  • D.

    glycerol, acetic acid.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Chất béo là triester của glycerol với các acid béo.

Đáp án B

Câu 7 :

Nhúng đầu que đốt bằng platium đã được rửa sạch bằng nước vào dung dịch lithium chloride (LiCl) bão hoà rồi đưa lên ngọn lửa đèn khí sẽ thấy ngọn lửa có màu

  • A.

    vàng. 

  • B.

    đỏ tía.    

  • C.

    tím nhạt.

  • D.

    xanh lam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào màu sắc của hợp chất nhóm IA.

Lời giải chi tiết :

LiCl khi đốt cháy tạo ngọn lửa màu đỏ tía.

Đáp án B

Câu 8 :

Hình ảnh sau đây minh họa tính chất vật lí nào của kim loại?

  • A.

    Tính dẫn điện.

  • B.

    Tính dẫn nhiệt.

  • C.

    Tính dẻo.

  • D.

    Tính ánh kim.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh minh hoạ tính dẻo của kim loại.

Đáp án C

Câu 9 :

Cho từ từ dung dịch ethylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch nitrous acid (hoặc dung dịch chứa đồng thời HCl và NaNO2) ở nhiệt độ thường. Hiện tượng quan sát được là

  • A.

    có kết tủa màu trắng.           

  • B.

    có bọt khí không màu thoát ra.

  • C.

    có kết tủa màu vàng.             

  • D.

    có khí màu nâu thoát ra.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của amine.

Lời giải chi tiết :

C2H5NH2  tác dụng với HNO2 tạo ra bọt khí không màu.

Đáp án B

Câu 10 :

Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử như sau:

Cặp oxi hóa – khử

Fe2+/Fe

Ni2+/Ni

Sn2+/Sn

Cu2+/Cu

Ag+/Ag

Thế điện cực chuẩn

-0,440

-0,257

-0,137

+0,340

+0,799

Pin Galvani có sức điện động chuẩn lớn nhất là

  • A.

    pin Fe-Cu. 

  • B.

    pin Fe-Ag. 

  • C.

    pin Cu-Ag. 

  • D.

    pin Fe-Ni.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính sức điện động của pin.

Lời giải chi tiết :

Pin Fe – Ag có sức điện động chuẩn lớn nhất.

Đáp án B

Câu 11 :

Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối

  • A.

    sulfate, chloride của calcium và magnesium.  

  • B.

    sulfate, chloride của sodium và potassium.

  • C.

    hydrogencarbonate của calcium và magnesium.       

  • D.

    hydrogencarbonate của sodium và potassium.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại nước cứng.

Lời giải chi tiết :

Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.

Đáp án A

Câu 12 :

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

  • A.

    Be.   

  • B.

    Ba.   

  • C.

    Ca.

  • D.

    Na.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của kim loại IIA.

Lời giải chi tiết :

Be không tác dụng với nước ở điều kiện thường.

Đáp án A

Câu 13 :

Khi điện phân dung dịch NaCl bão hòa với các điện cực trơ, có màng ngăn thì

  • A.

    ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl.

  • B.

    ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl.

  • C.

    ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl.

  • D.

    ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điện phân dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Khi điện phân dung dịch NaCl bão hoà với các điện cực trơ, có màng ngăn thì ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-.

Đáp án C

Câu 14 :

Kim loại nào sau đây thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất? 

  • A.

    Cu.   

  • B.

    Na.   

  • C.

    Mg.

  • D.

    Al.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đại cương về kim loại chuyển tiếp.

Lời giải chi tiết :

Cu thuộc kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.

Đáp án A

Câu 15 :

Cho công thức cấu tạo dạng mạch vòng α-glucose như sau: 

Nhóm –OH hemiacetal trong α-glucose liên kết với nguyên tử carbon số mấy?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của glucose

Lời giải chi tiết :

Nhóm – OH hemiacetal trong α-glucose liên kết với nguyên tử carbon số 1.

Đáp án D

Câu 16 :

Nhựa ABS được sử dụng rộng rãi để sản xuất đồ chơi trẻ em, có công thức cấu tạo như sau:

Để sản xuất ABS, không cần sử dụng loại nguyên liệu nào dưới đây?

  • A.

    Isoprene.       

  • B.

    Buta-1,3-diene.        

  • C.

    Styrene.        

  • D.

    Acrylonitrile.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào monomer.

Lời giải chi tiết :

Để sản xuất ABS, không cần sử dụng loại isoprene.

Đáp án A

Câu 17 :

Linoleic acid (có cấu tạo như hình dưới) là một trong những acid béo có lợi cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim, động mạch vành. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Trilinolein có công thức phân tử là C57H98O6.

  • B.

    Linoleic acid thuộc loại acid béo omega-6. 

  • C.

    Ở điều kiện thích hợp, 1 mol trilinolein tác dụng được tối đa với 6 mol H2.

  • D.

    Trong phân tử linoleic acid có 2 liên kết π.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của linoleic acid.

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử linoleic acid có 3 liên kết π.

Đáp án D

Câu 18 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Các amino acid là chất rắn ở điều kiện thường.

(2) 1 mol glutamic acid tác dụng tối đa được với 2 mol HCl.

(3) Ở pH = 3, alanine dịch chuyển về phía cực âm dưới tác dụng của điện trường.

(4) Cho methylamine dư vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa màu nâu đỏ.

(5) Methylamine có tính base yếu hơn aniline.

Các phát biểu đúng là

  • A.

    (1), (3) và (4).

  • B.

    (1), (3) và (5).

  • C.

    (1), (2) và (5).

  • D.

    (2), (3) và (4).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

(2) sai vì 1 mol glutamic acid tác dụng tối đa 1 mol HCl.

(5) sai, methyamine có tính base mạnh hơn aniline.

Đáp án A

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

a) Trong phân tử A có 3 liên kết peptide.

Đúng
Sai

b) Công thức phân tử của A là C13H24N4O6.

Đúng
Sai

c) Thuỷ phân hoàn toàn 66,4 gam A trong dung dịch NaOH dư thu được 86,8 gam hỗn hợp muối.

Đúng
Sai

d) Peptide A có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra dung dịch có màu tím đặc trưng.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Trong phân tử A có 3 liên kết peptide.

Đúng
Sai

b) Công thức phân tử của A là C13H24N4O6.

Đúng
Sai

c) Thuỷ phân hoàn toàn 66,4 gam A trong dung dịch NaOH dư thu được 86,8 gam hỗn hợp muối.

Đúng
Sai

d) Peptide A có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra dung dịch có màu tím đặc trưng.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của peptide A.

Lời giải chi tiết :

a) sai vì A có 2 liên kết peptide.

b) đúng

c) sai vì n A = 0,2 mol => n NaOH = 0,2.4 = 0,8 mol → m NaOH = 0,8.40 = 32g

Bảo toàn khối lượng: 66,4 + 32 – 18.0,8 = 84g

d) đúng

Câu 2 :

Trong công nghiệp, sodium hydrogencarbonate (baking soda) và sodium carbonate (soda) được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước. Quá trình sản xuất theo phương pháp Solvay bao gồm các công đoạn như trong sơ đồ sau:

 a) CaO thu được từ nhiệt phân đá vôi dùng để chuyển NH4Cl thành NH3.

Đúng
Sai

b) Phản ứng xảy ra trong tháp carbonate hoá là

2NaCl (aq) + 2NH3 (aq) + H2O(l) + CO2(g) ⇋ Na2CO3(s) + 2NH4Cl (aq)

Đúng
Sai

c) Phương pháp Solvay đã tái sử dụng các sản phẩm trung gian như NH3, CO2 qua đó giảm thiểu được giá thành sản xuất.

Đúng
Sai

d) NaHCO3 là chất có độ tan kém nên dễ bị kết tinh. Độ tan của NaHCO3 trong 100 gam nước ở 20°C và ở 40°C lần lượt là 9,6 gam và 12,7 gam. Làm lạnh 90,16 tấn dung dịch NaHCO3 bão hoà ở 40°C về 20°C thì khối lượng muối NaHCO3 kết tinh là 2,48 tấn (giả thiết không có sự bay hơi của nước).

Đúng
Sai
Đáp án

 a) CaO thu được từ nhiệt phân đá vôi dùng để chuyển NH4Cl thành NH3.

Đúng
Sai

b) Phản ứng xảy ra trong tháp carbonate hoá là

2NaCl (aq) + 2NH3 (aq) + H2O(l) + CO2(g) ⇋ Na2CO3(s) + 2NH4Cl (aq)

Đúng
Sai

c) Phương pháp Solvay đã tái sử dụng các sản phẩm trung gian như NH3, CO2 qua đó giảm thiểu được giá thành sản xuất.

Đúng
Sai

d) NaHCO3 là chất có độ tan kém nên dễ bị kết tinh. Độ tan của NaHCO3 trong 100 gam nước ở 20°C và ở 40°C lần lượt là 9,6 gam và 12,7 gam. Làm lạnh 90,16 tấn dung dịch NaHCO3 bão hoà ở 40°C về 20°C thì khối lượng muối NaHCO3 kết tinh là 2,48 tấn (giả thiết không có sự bay hơi của nước).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình Solvay.

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) sai vì NaCl (aq) + NH3 (aq) + H2O(l) + CO2(g) ⇋ NaHCO3(s) + NH4Cl

c) đúng

d) đúng

Câu 3 :

Pin Volta được nhà vật lý, hóa học Volta phát minh năm 1800 dựa trên khám phá của Galvani. Volta đã xếp những tấm kẽm (zinc) và đồng (copper) thành từng cặp xen kẽ với nhau, mỗi cặp ngăn cách nhau bởi những tấm bìa da xốp thấm đẫm dung dịch điện ly (hình minh họa). Cuối cùng, Volta nối điểm đầu với điểm cuối bằng một sợi dây dẫn và nhận thấy có 1 dòng điện chạy qua.

a) Các tấm kẽm đóng vai trò là điện cực anode (cực âm).

Đúng
Sai

b) Tại các tấm đồng xảy ra quá trình oxy hóa.

Đúng
Sai

c) Nếu thay các tấm kẽm bằng các tấm sắt, giữ nguyên điều kiện khác thì sức điện động của pin sẽ tăng lên.

Đúng
Sai

d) Pin Volta là một loại pin nhiên liệu.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Các tấm kẽm đóng vai trò là điện cực anode (cực âm).

Đúng
Sai

b) Tại các tấm đồng xảy ra quá trình oxy hóa.

Đúng
Sai

c) Nếu thay các tấm kẽm bằng các tấm sắt, giữ nguyên điều kiện khác thì sức điện động của pin sẽ tăng lên.

Đúng
Sai

d) Pin Volta là một loại pin nhiên liệu.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của pin điện.

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) sai vì tại các tấm đồng xảy ra quá trình khử.

c) sai vì sức điện động của pin giảm vì tính oxi hoá của Fe2+ yếu hơn Cu2+

d) sai vì pin volta là pin hoá học.

Câu 4 :

Với những ưu điểm vượt trội trong tính chất cơ lý và hóa học, vật liệu polymer đã và đang được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Một số polymer được sản xuất nhiều nhất trên thế giới hàng năm bao gồm polyethylene (PE), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(phenol formaldehyde) (PPF)…  

a) PVC có tính đàn hồi tương tự cao su thiên nhiên.

Đúng
Sai

b) PE, PVC, PPF đều được sử dụng làm chất dẻo.

Đúng
Sai

c) PPF sử dụng để sản xuất bột ép, chất kết dính được điều chế hầu hết từ phản ứng trùng ngưng.

Đúng
Sai

d) PE chủ yếu dùng để chế tạo chai đựng đồ uống, có thể tồn tại hàng trăm năm. Để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, người sử dụng nên tự thu gom và đốt các vỏ chai PE sau khi dùng.

Đúng
Sai
Đáp án

a) PVC có tính đàn hồi tương tự cao su thiên nhiên.

Đúng
Sai

b) PE, PVC, PPF đều được sử dụng làm chất dẻo.

Đúng
Sai

c) PPF sử dụng để sản xuất bột ép, chất kết dính được điều chế hầu hết từ phản ứng trùng ngưng.

Đúng
Sai

d) PE chủ yếu dùng để chế tạo chai đựng đồ uống, có thể tồn tại hàng trăm năm. Để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, người sử dụng nên tự thu gom và đốt các vỏ chai PE sau khi dùng.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào một số loại polymer.

Lời giải chi tiết :

a) sai vì PVC không có tính đàn hồi

b) đúng

c) đúng

d) sai vì khi đốt PE sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Trimethylamine có công thức (CH3)3N là một trong các amine gây nên mùi tanh của cá. Hãy cho biết bậc của amine trên?

Phương pháp giải :

Dựa vào bậc của amine.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Trimethylamine có bậc 3.

Đáp án 3

Câu 2 :

Có bao nhiêu đồng phân ester mạch hở ứng với công thức phân tử là C4H8O2?

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết đồng phân của ester

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

HCOOCH2-CH2-CH3

HCOOCH(CH3)2

CH3COOC2H5

C2H5COOCH3

Đáp án 4

Câu 3 :

Một loại gương soi có diện tích bề mặt là 0,6 m2. Để tráng được 400 chiếc gương trên với độ dày lớp bạc được tráng là 0,2 μm thì cần dùng m gam glucose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3.

Biết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 70% và khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3. Tìm giá trị của m (làm tròn đến hàng đơn vị).

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của glucose

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Thể tích Ag cần dùng là: 0,6.0,2.10-6 = 0,12.10-6 m3

Khối lượng của Ag cần dùng là: m = D.V = 0,12.10-6.106.10,49.400 = 503,52g

n Ag = 503,52 : 108 = \(\frac{{1049}}{{225}}mol\)→ n glucose = \(\frac{{1049}}{{225}}:2:70\%  = \frac{{1049}}{{315}}mol\)

m C6H12O6 = \(\frac{{1049}}{{315}}.180 = 599\)g

Đáp án 599

Câu 4 :

Một học sinh tiến hành thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại theo các bước:

- Rót dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa vào cốc 1, cốc 2, cốc 3; rót dầu nhờn (bản chất là hỗn hợp các hydrocarbon) vào cốc 4.

- Cho một đinh thép vào mỗi cốc 1 và cốc 4, cho đinh thép được quấn thêm dây kẽm (Zn) vào cốc 2, cho đinh thép được quấn thêm dây đồng (Cu) vào cốc 3 (các đinh thép là thép carbon thông thường và được làm sạch bề mặt).

- Để 4 cốc trên trong không khí sau 5 ngày và quan sát hiện tượng. Thí nghiệm được minh họa theo hình dưới đây:

Học sinh dự đoán các hiện tượng xảy ra như sau:

(1) Ở cốc 1, đinh thép bị ăn mòn, xuất hiện lớp kim loại màu đỏ bám lên bề mặt đinh thép.

(2) Ở cốc 2, đinh thép bị ăn mòn hầu như hoàn toàn, dây kẽm không bị ăn mòn.

(3) Ở cốc 3, đinh thép bị ăn mòn và dây đồng hầu như không bị ăn mòn.

(4) Ở cốc 4, đinh thép hầu như không bị ăn mòn.

Liệt kê các dự đoán mô tả hiện tượng chính xác theo số thứ tự tăng dần? (ví dụ: 23, 123, 1234….)   

Phương pháp giải :

Dựa vào ăn mòn điện hoá 

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

(1) sai, đinh thép bị ăn mòn xuất hiện lớp kim loại màu xám.

(2) sai, dây kẽm bị ăn mòn trước.

(3) đúng

(4) đúng

Đáp án 34

Câu 5 :

Cationite là một loại nhựa trao đổi cation được sử dụng để loại bỏ ion Ca2+, Mg2+. Khi nước cứng đi qua cột nhựa, các ion Ca2+, Mg2+ (kí hiệu chung là M2+) sẽ được giữ lại và thay thế bằng các ion H+, Na+ theo sơ đồ sau: M2+ + 2 R-SO3X → (R-SO3)2M + 2 X+  (trong đó X+ là H+ hoặc Na+)

Một loại cationite có % khối lượng sulfur là 7,94% được sử dụng để loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ trong nước cứng. Nếu một cột nhựa trao đổi ion trong thiết bị lọc nước gia đình có chứa 2,0 kg cationite trên thì tổng số mol Mg2+, Ca2+ tối đa có thể được loại bỏ là bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần trăm)?

Phương pháp giải :

Tính số mol cationite sau đó tính tổng mol Mg2+, Ca2+

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Khối lượng sulfur có trong cationite là: 2.7,94% = 0,1588kg

n S = 0,1588 : 32 = 0,0049625 k.mol

tổng số mol Ca2+ và Mg2+ là: 0,0049625 : 2  = 0,00248 k.mol = 2,48 mol

Đáp án 2,48

Câu 6 :

Hình bên mô tả một thiết bị điện phân nước. Ban đầu các ống A và B đều chứa đầy dung dịch NaOH 0,01 M nhưng sau một thời gian dòng điện một chiều đi qua thì có các khí tích tụ, trong đó thể tích khí ở ống B gấp đôi thể tích khí ở ống A. Cho các phát biểu sau:

(1) Điện cực dương nằm bên ống A.

(2) Giá trị pH của dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân.

(3) Tại cathode xảy ra quá trình oxy hóa ion Na+.

(4) Khi thể tích khí thu được ở ống B đạt 24,79 mL (quy về về điều kiện chuẩn) thì khối lượng dung dịch điện phân giảm đi 18 mg.

Liệt kê các phát biểu đúng theo số thứ tự tăng dần? (ví dụ: 23, 123, 1234….)  

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điện phân dung dịch.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

(2) sai, H2O bị điện phân nên thể tích dung dịch giảm dần, [OH-] tăng dần nên pH tăng dần

(3) sai, tại cathode xảy ra quá trình khử H2O

Đáp án 14

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thái Bình

Cho dung dịch glucose vào ống ng̣hiệm chứa copper

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 2 năm 2025 Sở GD Phú Thọ

Vào mùa hè, trong một số khách sạn hay nhà hàng

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Nghệ An

Để chuyển hóa dầu mỡ động thực vật thành xà phòng người ta thực hiện quá trình

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Quảng Ninh

Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol sau:

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Hải Phòng

Thức uống chứa cồn như rượu, bia, nước trái cây lên men

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Hậu Giang

Cho biết số hiệu nguyên tử của sodium là 11. Vị trí của sodium trong bảng tuần hoàn là

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Lào Cai

Điện phân dung dịch CuSO4 với anode

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Tỉnh Hoà Bình

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thành phố Huế

Cho biết giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử sau

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường Chuyên Đại học Vinh

Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 2 năm 2025 Sở GD Ninh Bình

Insulin là hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thanh Hóa

Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Phú Thọ

Cho khối lượng riêng của các chất như bảng sau:

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Bắc Giang

Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Fe = 56

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)

Tinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Vĩnh Phúc

Cấu trúc mạch vòng của carbohydrate nào sau đây không có nhóm -OH hemiacetal hoặc hemiketal?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Hà Tĩnh

Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại Mn+/M

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Tuyên Quang

Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

Xem chi tiết