Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Tỉnh Hoà Bình

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M với chỉ thị phenolphtalein. Hãy sắp xếp các bước tiến hành theo đúng thứ tự:

(1) Đọc thể tích dung dịch NaOH trên vạch burette.

(2) Vặn khóa burette để dung dịch NaOH trong burette chảy từ từ vào bình tam giác, khi dung dịch ở bình tam giác xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 30 giây thì dừng lại.

(3) Dùng pipette lấy dung dịch HCl 0,1 M cho vào ba bình tam giác, mỗi bình 10,00 mL. Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy chất chỉ thị, nhỏ 1-2 giọt phenolphthalein vào các bình tam giác.

(4) Lặp lại ít nhất 3 lần. Lấy giá trị trung bình của 3 lần chuẩn độ.

(5) Tráng sạch burette bằng nước cất, sau đó tráng lại bằng một ít dung dịch NaOH, xoay vạch đọc thể tích về phía mắt. Cho dung dịch NaOH vào cốc thủy tinh, sau đó rót vào burette (đã khóa) và chỉnh về vạch 0.

  • A.

    (5), (2), (3), (4), (1).   

  • B.

    (1), (2), (3), (4), (5).

  • C.

    (3), (1), (2), (5), (4).   

  • D.

    (5), (3), (2), (1), (4).

Câu 2 :

Trong công nghiệp, Mg có thể được điều chế bằng cách nào dưới đây?

  • A.

    Cho kim loại Zn vào dung dịch \({\rm{MgC}}{{\rm{l}}_2}\).                  

  • B.

    Điện phân nóng chảy \({\rm{MgC}}{{\rm{l}}_2}\).

  • C.

    Cho kim loại Na vào dung dịch \({\rm{Mg}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_3}} \right)_2}\).

  • D.

    Điện phân dung dịch \({\rm{MgS}}{{\rm{O}}_4}\).

Câu 3 :

Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,... thường được in kí hiệu như hình dưới đây.

Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CHC}}{{\rm{H}}_3}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CH}} - {{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_5}\).           

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CHCl}}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

Câu 4 :

Nếu thế khử chuẩn của điện cực dương là 0,80 V và thế khử chuẩn của điện cực âm là -0,76 V thì sức điện động chuẩn của pin Galvani tạo từ hai điện cực trên là bao nhiêu?

  • A.

    \(1,56\;{\rm{V}}\).

  • B.

    \(0,04\;{\rm{V}}\).

  • C.

    \( - 1,56\;{\rm{V}}\).

  • D.

    \( - 0,04\;{\rm{V}}\).

Câu 5 :

Sản phẩm cuối cùng của sự thủy phân tinh bột trong cơ thể người là?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{O}}_2}\) và \({{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\).

  • B.

    Glycogen

  • C.

    Glucose.         

  • D.

    Saccharose.

Câu 6 :

Triester của glycerol với acid nào sau đây là chất béo?

  • A.

    acetic acid.     

  • B.

    acrylic acid.

  • C.

    Oleic acid.      

  • D.

    formic acid.

Câu 7 :

Khi tham gia phản ứng hóa học, mỗi nguyên tử kim loại nhóm IA đều thể hiện khuynh hướng

  • A.

    Nhường 2 electron.                

  • B.

    Nhận 2 electron.

  • C.

    Nhận 1 electron.        

  • D.

    Nhường 1 electron.

Câu 8 :

Một tripeptide X được cấu thành từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Gly. Công thức cấu tạo của X không thể là

  • A.

    Gly-Ala-Ala.

  • B.

    Gly-Ala-Gly.  

  • C.

    Ala-Ala-Gly.

  • D.

    Ala-Gly-Ala.

Câu 9 :

Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su buna?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{C}}\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}} \right) - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CH}} - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{CH}} = {\rm{C}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{CH}}({\rm{Cl}}) - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

Câu 10 :

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A.

    Cho kim loại Zn vào dung dịch \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\).

  • B.

    Cho kim loại Fe vào dung dịch \({\rm{F}}{{\rm{e}}_2}{\left( {{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}} \right)_3}\).

  • C.

    Cho kim loại Ag vào dung dịch \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) đặc nóng.

  • D.

    Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl

Câu 11 :

Cho các nhận định sau về tác hại của nước cứng:

(1) làm tăng tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo;

(2) làm đường ống dẫn nước đóng cặn, giảm lưu lượng nước;

(3) làm thức ăn nhanh chín và giảm mùi vị;

(4) làm nồi hơi phủ cặn, gây tốn nhiên liệu và có nguy cơ gây nổ.

Số nhận định đúng?

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    1

  • D.

    4

Câu 12 :

Kí hiệu cặp oxi hoá - khử ứng với quá trình khử: \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }} + 1{\rm{e}} \to {\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}\) là

  • A.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}/{\rm{Fe}}\).

  • B.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}/{\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}\).

  • C.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}/{\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}\).       

  • D.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}/{\rm{Fe}}\).

Câu 13 :

Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất X: carbon chiếm 61,02%; hydrogen chiếm 15,25 %; còn lại là nitrogen về khối lượng. Từ phổ khối lượng của X xác định được giá trị m / z của peak [M+] bằng 59.

X có thể là chất nào sau đây:

  • A.

    \({\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}} \right)_3}\;{\rm{N}}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_2}\).

  • C.

    \({{\rm{C}}_3}{{\rm{H}}_7}\;{\rm{N}}\).

  • D.

    \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_7}\;{\rm{N}}\).

Câu 14 :

Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây. Dây cầu chì thường được làm kim loại lead , tin trắng  hoặc cadmium . Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của các kim loại trên?

  • A.

    Có độ cứng tương đối thấp.

  • B.

    Có tính dẻo cao.

  • C.

    Có độ dẫn điện cao.   

  • D.

    Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.

Câu 15 :

Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học?

  • A.

    \({\rm{MgC}}{{\rm{l}}_2}\).

  • B.

    \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\).

  • C.

    KCl.

  • D.

    HCl.

Câu 16 :

Ester được tạo thành từ phản ứng ester hoá giữa \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) và \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}}\) có công thức nào sau đây?

  • A.

    \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{COOC}}{{\rm{H}}_3}\).     

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COO}}{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}\).

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{O}}{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOC}}{{\rm{H}}_3}\).

Câu 17 :

Glucose là một trong hai dạng monosaccharide phổ biến trong đời sống. Dưới đây là các dạng cấu tạo thường gặp của glucose:

Ở dạng mạch vòng, nhóm - OH hemiacetal của glucose ở vị trí C số

  • A.

    1

  • B.

    4

  • C.

    6

  • D.

    2

Câu 18 :

Để sản xuất được 1 triệu chiếc chảo gang có hàm lượng Fe là 95% thì cần dùng tối thiểu x tấn quặng magnetite chứa 80% Fe3O4. Biết rằng mỗi chiếc chảo nặng 3,0 kg và lượng Fe bị hao hụt trong quá trình là 10 %. Giá trị của x là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

  • A.

    6150.

  • B.

    4373.

  • C.

    5466.  

  • D.

    5754.

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Một chiếc khuyên tai dạng đĩa tròn mỏng có đường kính 5,00 cm được mạ với lớp phủ gold (Au) dày 0,02 mm từ dung dịch Au3+.

Cho biết:

- Khối lượng riêng của Au là \({\rm{D}} = 19,3\;{\rm{g}}/{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\).

- \({\rm{F}} = 96500{\rm{C}}/{\rm{mol}};{\rm{I}} = 0,10\;{\rm{A}};\pi  = 3,14\).

- Khối lượng mol nguyên tử \({\rm{Au}} = 197{\rm{gam}}/{\rm{mol}}\)

-1 chỉ Au giá 9.000 .000 đồng (1 chỉ \({\rm{Au}} = 37,5\) gam Au nguyên chất)

a) Trong quá trình mạ khuyên tai được dùng làm cathode.

Đúng
Sai

b) Chi phí mua Au cho mười chiếc khuyên tai là 363.612 đồng (làm tròn đến hàng đơn vị).

Đúng
Sai

c) Khối lượng Au cần mạ cho một chiếc khuyên tai là  (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đúng
Sai

d) Thời gian cần để mạ cho một chiếc khuyên tai là 3,33 giờ (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đúng
Sai
Câu 2 :

Ở nước ta, nước mắm truyền thống được sản xuất thủ công từ cá cơm theo các giai đoạn chính như sau:

+ Giai đoạn 1: rửa sạch cá cơm rồi trộn cá với muối ăn theo tỉ lệ nhất định.

+ Giai đoạn 2: ủ hỗn hợp (cá cợm và muối ăn) trong các thùng gỗ, chum, sành từ 6 đến 24 tháng

+ Giai đoạn 3: thu được nước cốt của mắm (gọi là mắm nhĩ) có hàm lượng đạm rất cao.

+ Giai đoạn 4: lọc mắm nhĩ, pha chế và đóng chai. Trước đây, người ta thường dùng than củi sạch trong quá trình lọc mắm.

a) Để đánh giá chất lượng của nước mắm, người ta thường dựa vào độ đạm (số gam nitrogen trên 100 mL nước mắm). Khi dùng 100 kg cá cơm (chứa 70% nước, 20% protein và 10% lipid và các chất khác) để làm nước mắm thì thu được 90 lít nước mắm có độ đạm là 20,05 . Biết rằng: 1 gam protein chứa trung bình 16% khối lượng nitrogen.

Đúng
Sai

b) Muối ăn trong giai đoạn 1 giúp bảo quản, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men.

Đúng
Sai

c) Giai đoạn 2 protein trong cá cơm sẽ bị thủy phân thành các amino acid và các sản phẩm chứa nitrogen khác.

Đúng
Sai

d) Than củi sạch được sử dụng trong giai đoạn 4 ở quá trình lọc mắm có tác dụng hấp phụ tạp chất, giúp nước mắm trong hơn, sạch hơn; góp phần loại bỏ các mùi không mong muốn, cải thiện chất lượng nước mắm.

Đúng
Sai
Câu 3 :

Cho các hợp chất hữu cơ: \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}},{\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3},{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}}\).

a) Ở điều kiện thường, các chất trên đều là chất lỏng.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}},{\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3},{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\).

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ sôi của \({\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3}\) thấp hơn \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) do giữa các phân tử \({\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3}\) không tạo được liên kết hydrogen.

Đúng
Sai

d) Các chất trên đều tan tốt trong nước ở điều kiện thường.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Một pin điện hoá \({\rm{Zn}} - {{\rm{H}}_2}\) được thiết lập ở điều kiện thường như hình vẽ sau (vôn kế có điện trở rất lớn).

a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử \({\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}/{\rm{Zn}}\) là \(0,762\;{\rm{V}}\).

Đúng
Sai

b) Chất điện li trong cầu muối là KCl.

Đúng
Sai

c) Phản ứng hoá học xảy ra trong pin là: \({\rm{Zn}}({\rm{s}}) + 2{{\rm{H}}^ + }({\rm{aq}}) \to {\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}({\rm{aq}}) + {{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}})\).

Đúng
Sai

d) Quá trình khử xảy ra ở cathode là: \(2{{\rm{H}}^ + } + 2{\rm{e}} \to {{\rm{H}}_2}\).

Đúng
Sai
Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Trong số các chất: \({\rm{CaC}}{{\rm{O}}_3},{\rm{N}}{{\rm{H}}_3},{\rm{BaC}}{{\rm{l}}_2},{\rm{Cu}}\) có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl ở nhiệt độ thường?

Câu 2 :

Một nhà máy sản xuất urea sử dụng quy trình Haber-Bosch : \({{\rm{N}}_2}(\;{\rm{g}}) + 3{{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}}) \to 2{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}(\;{\rm{g}})\) để sản xuất ammonia. Giai đoạn sản xuất khí hydrogen bằng phản ứng của khí methane \(\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_4}} \right)\) và hơi nước \(\left( {{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}} \right)\) được thực hiện theo phương trình hóa học (1) như sau:

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_4}(\;{\rm{g}}) + {{\rm{H}}_2}{\rm{O}}(\;{\rm{g}}) \to {\rm{CO}}(\;{\rm{g}}) + 3{{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}})\,\,\,\,(1)\)

Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này được cung cấp từ quá trình đốt cháy khí methane theo phương trình hóa học (2):

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_4}(\;{\rm{g}}) + 2{{\rm{O}}_2}(\;{\rm{g}}) \to {\rm{C}}{{\rm{O}}_2}(\;{\rm{g}}) + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}(\;{\rm{g}})\,\,\,\,(2)\)

Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của methane ở phản ứng (1) là 95%. Tính khối lượng khí methane (theo tấn, làm tròn đến hàng phần mười) cần thiết để sản xuất 3,40 tấn \({\rm{N}}{{\rm{H}}_3}(\;{\rm{g}})\) trong giai đoạn trên. Biết 84% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (2) được cung cấp cho phản ứng (1) và các giá trị nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau:

Chất

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_4}(\;{\rm{g}})\)

\({\rm{C}}{{\rm{O}}_2}(\;{\rm{g}})\)

\({\rm{CO}}({\rm{g}})\)

\({{\rm{H}}_2}{\rm{O}}({\rm{g}})\)

\({\rm{N}}{{\rm{H}}_3}(\;{\rm{g}})\)

\({\Delta _f}H_{298}^o\)

\( - 74,6\)

\( - 393,5\)

\( - 110,5\)

\( - 241,8\)

\( - 45,9\)

Câu 3 :

Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam ester X có công thức phân tử  trong 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hợi so với H2 là 16. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng có giá trị là

Câu 4 :

Epibatidine, một loại dầu không màu được phân lập từ da của loài ếch mũi tên độc Equadorian Epipedobates ba màu. Đây là hợp chất có tác dụng giảm đau gấp vài lần morphine, nhưng lại không gây nghiện. Cấu trúc hóa học của epibatidine mô tả như hình dưới:

Số nguyên tử carbon trong epibatidine là?

Câu 5 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch \({\rm{Cu}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_3}} \right)_2}\).

(3) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\) và \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) loãng.

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là?

Câu 6 :

Cho dãy các carbohydrate sau: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột và fructose. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid là

Lời giải và đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn
Câu 1 :

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M với chỉ thị phenolphtalein. Hãy sắp xếp các bước tiến hành theo đúng thứ tự:

(1) Đọc thể tích dung dịch NaOH trên vạch burette.

(2) Vặn khóa burette để dung dịch NaOH trong burette chảy từ từ vào bình tam giác, khi dung dịch ở bình tam giác xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 30 giây thì dừng lại.

(3) Dùng pipette lấy dung dịch HCl 0,1 M cho vào ba bình tam giác, mỗi bình 10,00 mL. Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy chất chỉ thị, nhỏ 1-2 giọt phenolphthalein vào các bình tam giác.

(4) Lặp lại ít nhất 3 lần. Lấy giá trị trung bình của 3 lần chuẩn độ.

(5) Tráng sạch burette bằng nước cất, sau đó tráng lại bằng một ít dung dịch NaOH, xoay vạch đọc thể tích về phía mắt. Cho dung dịch NaOH vào cốc thủy tinh, sau đó rót vào burette (đã khóa) và chỉnh về vạch 0.

  • A.

    (5), (2), (3), (4), (1).   

  • B.

    (1), (2), (3), (4), (5).

  • C.

    (3), (1), (2), (5), (4).   

  • D.

    (5), (3), (2), (1), (4).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp chuẩn độ acid – base.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các bước trong phương pháp chuẩn độ acid – base là 5 → 3 → 2 → 1→ 4.

Đáp án D

Câu 2 :

Trong công nghiệp, Mg có thể được điều chế bằng cách nào dưới đây?

  • A.

    Cho kim loại Zn vào dung dịch \({\rm{MgC}}{{\rm{l}}_2}\).                  

  • B.

    Điện phân nóng chảy \({\rm{MgC}}{{\rm{l}}_2}\).

  • C.

    Cho kim loại Na vào dung dịch \({\rm{Mg}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_3}} \right)_2}\).

  • D.

    Điện phân dung dịch \({\rm{MgS}}{{\rm{O}}_4}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mg là kim loại mạnh nên được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Lời giải chi tiết :

Điện phân nóng chảy MgCl2

Đáp án B

Câu 3 :

Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,... thường được in kí hiệu như hình dưới đây.

Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CHC}}{{\rm{H}}_3}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CH}} - {{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_5}\).           

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CHCl}}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kí hiệu của polymer.

Lời giải chi tiết :

PS được tổng hợp từ monomer \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CH}} - {{\rm{C}}_6}{{\rm{H}}_5}\)

Đáp án B

Câu 4 :

Nếu thế khử chuẩn của điện cực dương là 0,80 V và thế khử chuẩn của điện cực âm là -0,76 V thì sức điện động chuẩn của pin Galvani tạo từ hai điện cực trên là bao nhiêu?

  • A.

    \(1,56\;{\rm{V}}\).

  • B.

    \(0,04\;{\rm{V}}\).

  • C.

    \( - 1,56\;{\rm{V}}\).

  • D.

    \( - 0,04\;{\rm{V}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính sức điện động của pin: \({E_{pin}} = {E_{( + )}} - {E_{( - )}}\)

Lời giải chi tiết :

\({E_{pin}} = {E_{( - )}} - {E_{( + )}}\)= 0,8 – (-0,76) = 1,56V

Đáp án A

Câu 5 :

Sản phẩm cuối cùng của sự thủy phân tinh bột trong cơ thể người là?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{O}}_2}\) và \({{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\).

  • B.

    Glycogen

  • C.

    Glucose.         

  • D.

    Saccharose.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Thuỷ phân tinh bột thu được glucose.

Đáp án C

Câu 6 :

Triester của glycerol với acid nào sau đây là chất béo?

  • A.

    acetic acid.     

  • B.

    acrylic acid.

  • C.

    Oleic acid.      

  • D.

    formic acid.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào một số acid béo.

Lời giải chi tiết :

Oleic acid là acid béo khi phản ứng với glycerol tạo ra chất béo.

Đáp án C

Câu 7 :

Khi tham gia phản ứng hóa học, mỗi nguyên tử kim loại nhóm IA đều thể hiện khuynh hướng

  • A.

    Nhường 2 electron.                

  • B.

    Nhận 2 electron.

  • C.

    Nhận 1 electron.        

  • D.

    Nhường 1 electron.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của nhóm IA.

Lời giải chi tiết :

Khi tham gia phản ứng hoá học, mỗi nguyên tử kim loại nhóm IA đều thể hiện khuynh hướng nhường 1 electron.

Đáp án D

Câu 8 :

Một tripeptide X được cấu thành từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Gly. Công thức cấu tạo của X không thể là

  • A.

    Gly-Ala-Ala.

  • B.

    Gly-Ala-Gly.  

  • C.

    Ala-Ala-Gly.

  • D.

    Ala-Gly-Ala.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của peptide.

Lời giải chi tiết :

Tripeptide X có công thức: Gly – Ala – Gly.

Đáp án B

Câu 9 :

Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su buna?

  • A.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{C}}\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}} \right) - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CH}} - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{CH}} = {\rm{C}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3} - {\rm{CH}}({\rm{Cl}}) - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của cao su.

Lời giải chi tiết :

Trùng hợp buta – 1,3 – dien (\({\rm{C}}{{\rm{H}}_2} = {\rm{CH}} - {\rm{CH}} = {\rm{C}}{{\rm{H}}_2}\)) thu được cao su buna.

Đáp án B

Câu 10 :

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A.

    Cho kim loại Zn vào dung dịch \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\).

  • B.

    Cho kim loại Fe vào dung dịch \({\rm{F}}{{\rm{e}}_2}{\left( {{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}} \right)_3}\).

  • C.

    Cho kim loại Ag vào dung dịch \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) đặc nóng.

  • D.

    Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Cu không phản ứng với HCl.

Đáp án D

Câu 11 :

Cho các nhận định sau về tác hại của nước cứng:

(1) làm tăng tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo;

(2) làm đường ống dẫn nước đóng cặn, giảm lưu lượng nước;

(3) làm thức ăn nhanh chín và giảm mùi vị;

(4) làm nồi hơi phủ cặn, gây tốn nhiên liệu và có nguy cơ gây nổ.

Số nhận định đúng?

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    1

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tác hại của nước cứng.

Lời giải chi tiết :

(1) sai, nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng.

(2) đúng

(3) sai, làm thức ăn lâu chín

(4) đúng

Đáp án B

Câu 12 :

Kí hiệu cặp oxi hoá - khử ứng với quá trình khử: \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }} + 1{\rm{e}} \to {\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}\) là

  • A.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}/{\rm{Fe}}\).

  • B.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}/{\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}\).

  • C.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}/{\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}\).       

  • D.

    \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}/{\rm{Fe}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết cặp oxi hoá – khử.

Lời giải chi tiết :

Cặp oxi hoá – khử tương ứng với quá trình khử là: \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}/{\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}\)

Đáp án B

Câu 13 :

Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất X: carbon chiếm 61,02%; hydrogen chiếm 15,25 %; còn lại là nitrogen về khối lượng. Từ phổ khối lượng của X xác định được giá trị m / z của peak [M+] bằng 59.

X có thể là chất nào sau đây:

  • A.

    \({\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}} \right)_3}\;{\rm{N}}\).

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_2}\).

  • C.

    \({{\rm{C}}_3}{{\rm{H}}_7}\;{\rm{N}}\).

  • D.

    \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_7}\;{\rm{N}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ khối lượng của X.

Lời giải chi tiết :

Theo phổ khối lượng của X nên MX = 59.

Số nguyên tử C = \(\frac{{59.61,02\% }}{{12}} = 3\)

Số nguyên tử H = \(\frac{{59.15,25\% }}{1} = 9\)

Công thức X là: \({\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}} \right)_3}\;{\rm{N}}\)

Đáp án A

Câu 14 :

Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây. Dây cầu chì thường được làm kim loại lead , tin trắng  hoặc cadmium . Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của các kim loại trên?

  • A.

    Có độ cứng tương đối thấp.

  • B.

    Có tính dẻo cao.

  • C.

    Có độ dẫn điện cao.   

  • D.

    Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết :

Các kim loại trong cầu trì có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.

Đáp án D

Câu 15 :

Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá học?

  • A.

    \({\rm{MgC}}{{\rm{l}}_2}\).

  • B.

    \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\).

  • C.

    KCl.

  • D.

    HCl.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc ăn mòn điện hoá.

Lời giải chi tiết :

Khi nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\) sẽ có hiện tượng ăn mòn điện hoá.

Đáp án B

Câu 16 :

Ester được tạo thành từ phản ứng ester hoá giữa \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) và \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}}\) có công thức nào sau đây?

  • A.

    \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{COOC}}{{\rm{H}}_3}\).     

  • B.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COO}}{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}\).

  • C.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{O}}{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}\).

  • D.

    \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOC}}{{\rm{H}}_3}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế ester.

Lời giải chi tiết :

Câu 17 :

Glucose là một trong hai dạng monosaccharide phổ biến trong đời sống. Dưới đây là các dạng cấu tạo thường gặp của glucose:

Ở dạng mạch vòng, nhóm - OH hemiacetal của glucose ở vị trí C số

  • A.

    1

  • B.

    4

  • C.

    6

  • D.

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của glucose.

Lời giải chi tiết :

Nhóm – OH hemiacetal của glucose ở vị trí C số 1.

Đáp án A

Câu 18 :

Để sản xuất được 1 triệu chiếc chảo gang có hàm lượng Fe là 95% thì cần dùng tối thiểu x tấn quặng magnetite chứa 80% Fe3O4. Biết rằng mỗi chiếc chảo nặng 3,0 kg và lượng Fe bị hao hụt trong quá trình là 10 %. Giá trị của x là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

  • A.

    6150.

  • B.

    4373.

  • C.

    5466.  

  • D.

    5754.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính khối lượng Fe có trong gang sau đó tính số mol.

Lời giải chi tiết :

Khối lượng Fe trong 1 chiếc chảo là: 3.95% = 2,85kg

n Fe = \(\frac{{2,85}}{{56}}kmol\) → n Fe3O4 = \(\frac{{2,85}}{{56}}.\frac{1}{3}:90\% k.mol\)

m Fe3O4 = \(\frac{{2,85}}{{56}}.\frac{1}{3}:90\% .232kg\)

khối lượng tối thiểu quặng magnetite để sản xuất 1 triệu chiếc chảo gang là: \(\frac{{2,85}}{{56}}.\frac{1}{3}:90\% .232.1:80\% {.10^{ - 3}}{.10^6} = 5466\)tấn

Đáp án C

Phần 2. Câu hỏi đúng, sai
Câu 1 :

Một chiếc khuyên tai dạng đĩa tròn mỏng có đường kính 5,00 cm được mạ với lớp phủ gold (Au) dày 0,02 mm từ dung dịch Au3+.

Cho biết:

- Khối lượng riêng của Au là \({\rm{D}} = 19,3\;{\rm{g}}/{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\).

- \({\rm{F}} = 96500{\rm{C}}/{\rm{mol}};{\rm{I}} = 0,10\;{\rm{A}};\pi  = 3,14\).

- Khối lượng mol nguyên tử \({\rm{Au}} = 197{\rm{gam}}/{\rm{mol}}\)

-1 chỉ Au giá 9.000 .000 đồng (1 chỉ \({\rm{Au}} = 37,5\) gam Au nguyên chất)

a) Trong quá trình mạ khuyên tai được dùng làm cathode.

Đúng
Sai

b) Chi phí mua Au cho mười chiếc khuyên tai là 363.612 đồng (làm tròn đến hàng đơn vị).

Đúng
Sai

c) Khối lượng Au cần mạ cho một chiếc khuyên tai là  (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đúng
Sai

d) Thời gian cần để mạ cho một chiếc khuyên tai là 3,33 giờ (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đúng
Sai
Đáp án

a) Trong quá trình mạ khuyên tai được dùng làm cathode.

Đúng
Sai

b) Chi phí mua Au cho mười chiếc khuyên tai là 363.612 đồng (làm tròn đến hàng đơn vị).

Đúng
Sai

c) Khối lượng Au cần mạ cho một chiếc khuyên tai là  (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đúng
Sai

d) Thời gian cần để mạ cho một chiếc khuyên tai là 3,33 giờ (làm tròn đến hàng phần trăm).

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của điện phân.

Lời giải chi tiết :

Diện tích của khuyên tai (2 mặt): 2.π.R2 = 2.3,14.(25)2 = 3925mm2

Thể tích Au cần dùng: 3925.0,02 = 78,5mm3 = 0,0785cm3

m Au = D.V = 0,0785.19,3 = 1,51505g;

a) đúng

b) sai, vì số tiền Au cần mạ cho 10 chiếc khuyên tai là: 3 636 120 đồng

c) đúng

d) sai, t = \(\frac{{{n_e}.F}}{I} = \frac{{\frac{{1,52}}{{197}}.3.96500}}{{0,1}} = 22337,1s = 6,2h\)

Câu 2 :

Ở nước ta, nước mắm truyền thống được sản xuất thủ công từ cá cơm theo các giai đoạn chính như sau:

+ Giai đoạn 1: rửa sạch cá cơm rồi trộn cá với muối ăn theo tỉ lệ nhất định.

+ Giai đoạn 2: ủ hỗn hợp (cá cợm và muối ăn) trong các thùng gỗ, chum, sành từ 6 đến 24 tháng

+ Giai đoạn 3: thu được nước cốt của mắm (gọi là mắm nhĩ) có hàm lượng đạm rất cao.

+ Giai đoạn 4: lọc mắm nhĩ, pha chế và đóng chai. Trước đây, người ta thường dùng than củi sạch trong quá trình lọc mắm.

a) Để đánh giá chất lượng của nước mắm, người ta thường dựa vào độ đạm (số gam nitrogen trên 100 mL nước mắm). Khi dùng 100 kg cá cơm (chứa 70% nước, 20% protein và 10% lipid và các chất khác) để làm nước mắm thì thu được 90 lít nước mắm có độ đạm là 20,05 . Biết rằng: 1 gam protein chứa trung bình 16% khối lượng nitrogen.

Đúng
Sai

b) Muối ăn trong giai đoạn 1 giúp bảo quản, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men.

Đúng
Sai

c) Giai đoạn 2 protein trong cá cơm sẽ bị thủy phân thành các amino acid và các sản phẩm chứa nitrogen khác.

Đúng
Sai

d) Than củi sạch được sử dụng trong giai đoạn 4 ở quá trình lọc mắm có tác dụng hấp phụ tạp chất, giúp nước mắm trong hơn, sạch hơn; góp phần loại bỏ các mùi không mong muốn, cải thiện chất lượng nước mắm.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Để đánh giá chất lượng của nước mắm, người ta thường dựa vào độ đạm (số gam nitrogen trên 100 mL nước mắm). Khi dùng 100 kg cá cơm (chứa 70% nước, 20% protein và 10% lipid và các chất khác) để làm nước mắm thì thu được 90 lít nước mắm có độ đạm là 20,05 . Biết rằng: 1 gam protein chứa trung bình 16% khối lượng nitrogen.

Đúng
Sai

b) Muối ăn trong giai đoạn 1 giúp bảo quản, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men.

Đúng
Sai

c) Giai đoạn 2 protein trong cá cơm sẽ bị thủy phân thành các amino acid và các sản phẩm chứa nitrogen khác.

Đúng
Sai

d) Than củi sạch được sử dụng trong giai đoạn 4 ở quá trình lọc mắm có tác dụng hấp phụ tạp chất, giúp nước mắm trong hơn, sạch hơn; góp phần loại bỏ các mùi không mong muốn, cải thiện chất lượng nước mắm.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của protein.

Lời giải chi tiết :

a) sai vì:

m protein trong 100kg cá cơm = 100.20% = 20kg

m nitrogen trong protein = 20.16% = 3,2kg = 3200g

độ đạm trong 90 lít nước mắm = \(\frac{{3200}}{{90}} = 35,6g/L\)

b) đúng

c) đúng

d) đúng

Câu 3 :

Cho các hợp chất hữu cơ: \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}},{\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3},{{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}}\).

a) Ở điều kiện thường, các chất trên đều là chất lỏng.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}},{\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3},{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\).

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ sôi của \({\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3}\) thấp hơn \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) do giữa các phân tử \({\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3}\) không tạo được liên kết hydrogen.

Đúng
Sai

d) Các chất trên đều tan tốt trong nước ở điều kiện thường.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Ở điều kiện thường, các chất trên đều là chất lỏng.

Đúng
Sai

b) Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: \({{\rm{C}}_2}{{\rm{H}}_5}{\rm{OH}},{\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3},{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\).

Đúng
Sai

c) Nhiệt độ sôi của \({\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3}\) thấp hơn \({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) do giữa các phân tử \({\rm{HCOOC}}{{\rm{H}}_3}\) không tạo được liên kết hydrogen.

Đúng
Sai

d) Các chất trên đều tan tốt trong nước ở điều kiện thường.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của ester.

Lời giải chi tiết :

a) đúng

b) sai, HCOOCH3 có nhiệt độ sôi thấp hơn C2H5OH.

c) đúng

d) đúng

Câu 4 :

Một pin điện hoá \({\rm{Zn}} - {{\rm{H}}_2}\) được thiết lập ở điều kiện thường như hình vẽ sau (vôn kế có điện trở rất lớn).

a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử \({\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}/{\rm{Zn}}\) là \(0,762\;{\rm{V}}\).

Đúng
Sai

b) Chất điện li trong cầu muối là KCl.

Đúng
Sai

c) Phản ứng hoá học xảy ra trong pin là: \({\rm{Zn}}({\rm{s}}) + 2{{\rm{H}}^ + }({\rm{aq}}) \to {\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}({\rm{aq}}) + {{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}})\).

Đúng
Sai

d) Quá trình khử xảy ra ở cathode là: \(2{{\rm{H}}^ + } + 2{\rm{e}} \to {{\rm{H}}_2}\).

Đúng
Sai
Đáp án

a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử \({\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}/{\rm{Zn}}\) là \(0,762\;{\rm{V}}\).

Đúng
Sai

b) Chất điện li trong cầu muối là KCl.

Đúng
Sai

c) Phản ứng hoá học xảy ra trong pin là: \({\rm{Zn}}({\rm{s}}) + 2{{\rm{H}}^ + }({\rm{aq}}) \to {\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}({\rm{aq}}) + {{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}})\).

Đúng
Sai

d) Quá trình khử xảy ra ở cathode là: \(2{{\rm{H}}^ + } + 2{\rm{e}} \to {{\rm{H}}_2}\).

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

a) sai, vì trong pin điện trên không được đặt trong điều kiện chuẩn.

b) đúng

c) đúng

d) đúng

Phần 3. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Trong số các chất: \({\rm{CaC}}{{\rm{O}}_3},{\rm{N}}{{\rm{H}}_3},{\rm{BaC}}{{\rm{l}}_2},{\rm{Cu}}\) có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl ở nhiệt độ thường?

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của nguyên tố nhóm IIA.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Đáp án 2

CaCO3, NH3 tác dụng được với HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

NH3 + HCl → NH4Cl

Câu 2 :

Một nhà máy sản xuất urea sử dụng quy trình Haber-Bosch : \({{\rm{N}}_2}(\;{\rm{g}}) + 3{{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}}) \to 2{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}(\;{\rm{g}})\) để sản xuất ammonia. Giai đoạn sản xuất khí hydrogen bằng phản ứng của khí methane \(\left( {{\rm{C}}{{\rm{H}}_4}} \right)\) và hơi nước \(\left( {{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}} \right)\) được thực hiện theo phương trình hóa học (1) như sau:

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_4}(\;{\rm{g}}) + {{\rm{H}}_2}{\rm{O}}(\;{\rm{g}}) \to {\rm{CO}}(\;{\rm{g}}) + 3{{\rm{H}}_2}(\;{\rm{g}})\,\,\,\,(1)\)

Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này được cung cấp từ quá trình đốt cháy khí methane theo phương trình hóa học (2):

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_4}(\;{\rm{g}}) + 2{{\rm{O}}_2}(\;{\rm{g}}) \to {\rm{C}}{{\rm{O}}_2}(\;{\rm{g}}) + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}(\;{\rm{g}})\,\,\,\,(2)\)

Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của methane ở phản ứng (1) là 95%. Tính khối lượng khí methane (theo tấn, làm tròn đến hàng phần mười) cần thiết để sản xuất 3,40 tấn \({\rm{N}}{{\rm{H}}_3}(\;{\rm{g}})\) trong giai đoạn trên. Biết 84% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (2) được cung cấp cho phản ứng (1) và các giá trị nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau:

Chất

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_4}(\;{\rm{g}})\)

\({\rm{C}}{{\rm{O}}_2}(\;{\rm{g}})\)

\({\rm{CO}}({\rm{g}})\)

\({{\rm{H}}_2}{\rm{O}}({\rm{g}})\)

\({\rm{N}}{{\rm{H}}_3}(\;{\rm{g}})\)

\({\Delta _f}H_{298}^o\)

\( - 74,6\)

\( - 393,5\)

\( - 110,5\)

\( - 241,8\)

\( - 45,9\)

Phương pháp giải :

Tính delta H của phản ứng (1), (2)

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

n NH3 = 3,4 : 17 = 0,2 tấn mol

n H2 = 0,2.3:2 = 0,3 tấn mol → n CH4 (1) = 0,1 tấn mol = 0,1.106 mol

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o(1) = {\Delta _f}H_{298}^o(CO) - {\Delta _f}H_{298}^o({H_2}{\rm{O}}) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4})\\ =  - 110,5 - ( - 241,8) - ( - 74,6) = 205,9kJ\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^o(2) = {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2}) + 2.{\Delta _f}H_{298}^o({H_2}{\rm{O}}) - {\Delta _f}H_{298}^o(C{H_4})\\ = 110,5 + 2.( - 241,8) - ( - 74,6) =  - 802,5kJ\end{array}\)

Lượng nhiệt thu vào của phản ứng (1) khi điều chế 0,6 tấn hydrogen = \(\frac{{0,3.205,9.95\% }}{3} = 19,{5605.10^6}kJ\)

Lượng nhiệt toả ra của phản ứng (2) = \(\frac{{19,5605}}{{84\% }}{.10^6} = 23,{28.10^6}kJ\)

Số mol khí CH4 ở phản ứng (2) = \(\frac{{23,{{28.10}^6}}}{{802,5}} = {29.10^3}mol\)

Khối lượng methane cần dùng = (0,1.106 + 29.103).16.10-6 = 2,1 tấn

Đáp án 2,1

Câu 3 :

Thuỷ phân hoàn toàn 8,8 gam ester X có công thức phân tử  trong 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hợi so với H2 là 16. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng có giá trị là

Phương pháp giải :

Tính số mol ester X từ đó tính khối lượng chất rắn.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Đáp án 17,6

n ester X = 8,8 : 88 = 0,1 mol

MY = 16.2 = 32 (CH3OH)

=> CTCT X: C2H5COOCH3

n NaOH = 0,3 mol

Bảo toàn khối lượng: m chất rắn = 8,8 + 0,3.40 – 0,1.32 = 17,6g

Câu 4 :

Epibatidine, một loại dầu không màu được phân lập từ da của loài ếch mũi tên độc Equadorian Epipedobates ba màu. Đây là hợp chất có tác dụng giảm đau gấp vài lần morphine, nhưng lại không gây nghiện. Cấu trúc hóa học của epibatidine mô tả như hình dưới:

Số nguyên tử carbon trong epibatidine là?

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của epibatidine.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Đáp án 11

Câu 5 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch \({\rm{Cu}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_3}} \right)_2}\).

(3) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4}\) và \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) loãng.

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là?

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc xảy ra ăn mòn điện hoá.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

(1) ăn mòn hoá học

(2) ăn mòn điện hoá

(3) ăn mòn điện hoá

(4) ăn mòn điện hoá

Đáp án 3

Câu 6 :

Cho dãy các carbohydrate sau: glucose, saccharose, cellulose, tinh bột và fructose. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid là

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hoá học của carbohydrate.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Saccharose, cellulose, tinh bột bị thuỷ phân trong môi trường acid.

Đáp án 3

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Lào Cai

Điện phân dung dịch CuSO4 với anode

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thành phố Huế

Cho biết giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử sau

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường Chuyên Đại học Vinh

Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 2 năm 2025 Sở GD Ninh Bình

Insulin là hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Thanh Hóa

Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Phú Thọ

Cho khối lượng riêng của các chất như bảng sau:

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Bắc Giang

Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Fe = 56

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)

Tinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Vĩnh Phúc

Cấu trúc mạch vòng của carbohydrate nào sau đây không có nhóm -OH hemiacetal hoặc hemiketal?

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Hà Tĩnh

Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại Mn+/M

Xem chi tiết
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Tuyên Quang

Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

Xem chi tiết