Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

  • A.

    Đường số 4

     

  • B.

    Đường số 9

     

  • C.

    Đường số 14

     

  • D.

    Đường Hồ Chí Minh

Câu 2 :

Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào

  • A.

    Chiến tranh đơn phương

     

  • B.

    Chiến tranh đặc biệt

     

  • C.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • D.

    Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 3 :

Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là

  • A.

    Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

     

  • B.

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

     

  • C.

    Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ

     

  • D.

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Câu 4 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?

  • A.

    Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt"

  • B.

    Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp

  • C.

    Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc

  • D.

    Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Câu 5 :

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam

  • A.

    Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

     

  • B.

    Hội nghị Pari được nối lại

     

  • C.

    Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

     

  • D.

    Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Câu 6 :

Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?

  • A.

    Đều do một Đảng lãnh đạo

     

  • B.

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

     

  • C.

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

     

  • D.

    Đều chung mục tiêu chiến lược

Câu 7 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

  • A.

    Chiến tranh đặc biệt

     

  • B.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • C.

    Việt Nam hóa chiến tranh

     

  • D.

    Đông Dương hóa chiến tranh

Câu 8 :

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A.

    Quân đội Việt Nam Cộng hòa

     

  • B.

    Cố vấn Mĩ

     

  • C.

    Phương tiện chiến tranh của Mĩ

     

  • D.

    Ấp chiến lược

Câu 9 :

Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

  • A.

    Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội

     

  • B.

    Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

     

  • C.

    Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

     

  • D.

    Pháp rút quân khỏi miền Nam

Câu 10 :

Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?

  • A.

    Lương thực- thực phẩm

     

  • B.

    Hàng nội địa

     

  • C.

    Hàng tiêu dùng

     

  • D.

    Hàng xuất khẩu

Câu 11 :

Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?

  • A.

    Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ

     

  • B.

    Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

     

  • C.

    Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

     

  • D.

    Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari

Câu 12 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

  • A.

    Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam

     

  • B.

    Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam

     

  • C.

    Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập

     

  • D.

    Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới

Câu 13 :

Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra đời sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá mấy?

  • A.

    Khoá IV.       

     

  • B.

    Khoá V.

     

  • C.

    Khoá VI.      

     

  • D.

    Khoá VII.

Câu 14 :

Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

  • A.

    Nghiêm túc thực thi hiệp định

     

  • B.

    Ngang nhiên phá hoại hiệp định

     

  • C.

    Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định

     

  • D.

    Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định

Câu 15 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A.

    Dùng người Việt đánh người Việt

     

  • B.

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

     

  • C.

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

     

  • D.

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Câu 16 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A.

    Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước

     

  • B.

    Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

     

  • D.

    Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 17 :

 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

     

  • B.

    Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

     

  • C.

    Toàn bộ miền Nam được giải phóng

     

  • D.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 18 :

Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là

  • A.

    Bố phòng nặng ở 2 đầu

     

  • B.

    Tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên

     

  • C.

    Rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung

     

  • D.

    Cố thủ ở Tây Nguyên

Câu 19 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

  • A.

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

     

  • B.

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C.

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Câu 20 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là

  • A.

    Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội

     

  • B.

    Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc

     

  • C.

    Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari

     

  • D.

    Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam

Câu 21 :

Chiến thắng nào trong thời kì 1954 - 1975 đánh dấu bước phát triển từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa?

  • A.

    Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.

     

  • B.

    Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)

     

  • C.

    Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)

     

  • D.

    Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)

Câu 22 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?

  • A.

    Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

     

  • B.

    Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam

     

  • C.

    Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước

     

  • D.

    Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam

Câu 23 :

Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng

     

  • B.

    Phát triển nhanh

     

  • C.

    Phát triển không ổn định

     

  • D.

    Chậm phát triển

Câu 24 :

Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là

  • A.

    Đấu tranh chính trị

     

  • B.

    Đấu tranh vũ trang

     

  • C.

    Bạo lực cách mạng

     

  • D.

    Đấu tranh ngoại giao

Câu 25 :

Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?

  • A.

    Tách bạch với nhau

     

  • B.

    Gắn liền với nhau

     

  • C.

    Chính trị quyết định hơn

     

  • D.

    Chính trị là trọng tâm

Câu 26 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là

  • A.

    Đề ra chủ trương biện pháp để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

     

  • B.

    Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

     

  • C.

    Tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại

     

  • D.

    Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 27 :

Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

  • A.

    Để phù hợp với xu thế chung của thời đại

     

  • B.

    Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa

     

  • C.

    Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

     

  • D.

    Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Câu 28 :

Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?

  • A.

    Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.

     

  • B.

    Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.

     

  • C.

    Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.

     

  • D.

    Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.

Câu 29 :

Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

  • A.

    Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

     

  • B.

    Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

     

  • C.

    Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

     

  • D.

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 30 :

Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?

  • A.

    Người cày có ruộng

     

  • B.

    Không một tấc đất bỏ hoang

     

  • C.

    Tăng gia sản xuất

     

  • D.

    Tấc đất, tấc vàng

Câu 31 :

Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?

  • A.

    Là một quá trình không khả thi và không đúng

     

  • B.

    Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

     

  • C.

    Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

     

  • D.

    Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường

Câu 32 :

 Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?

  • A.

    Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam

     

  • B.

    Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng

     

  • C.

    Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng

     

  • D.

    Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam

Câu 33 :

Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là

  • A.

    Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn

     

  • B.

    Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa

     

  • C.

    Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất

     

  • D.

    Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn

Câu 34 :

Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

  • A.

    Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

  • B.

    Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

  • C.

    Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.

  • D.

    Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.

Câu 35 :

Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?

  • A.

    Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam

     

  • B.

    Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975

     

  • C.

    Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh

     

  • D.

    Trong năm 1945 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam

Câu 36 :

Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?

  • A.

    Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.

     

  • B.

    Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

     

  • C.

    Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản.

     

  • D.

    Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường.

Câu 37 :

Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?

  • A.

    Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật

     

  • B.

    Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước

     

  • C.

    Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

     

  • D.

    Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế

Câu 38 :

Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần được Việt Nam vận dụng như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay?

  • A.

    Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới

     

  • B.

    Dựa vào các văn bản pháp lý quốc tế để đấu tranh

     

  • C.

    Xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh

     

  • D.

    Kết hợp xây dựng tiềm lực quốc gia với tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Câu 39 :

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

  • A.

    Tố cộng, diệt cộng        

     

  • B.

    Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

     

  • C.

    Dồn dân, lập ấp chiến lược

     

  • D.

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Câu 40 :

 Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973

  • A.

    Xuân Thủy

     

  • B.

    Lê Đức Thọ

     

  • C.

    Nguyễn Thị Bình

     

  • D.

    Nguyễn Duy Trinh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

  • A.

    Đường số 4

     

  • B.

    Đường số 9

     

  • C.

    Đường số 14

     

  • D.

    Đường Hồ Chí Minh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Con đường vận tải chiến lược Bắc- Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) bắt đầu được khai thông từ năm 1959 dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam

Câu 2 :

Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào

  • A.

    Chiến tranh đơn phương

     

  • B.

    Chiến tranh đặc biệt

     

  • C.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • D.

    Việt Nam hóa chiến tranh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần

Câu 3 :

Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là

  • A.

    Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

     

  • B.

    Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

     

  • C.

    Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ

     

  • D.

    Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Câu 4 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?

  • A.

    Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt"

  • B.

    Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp

  • C.

    Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc

  • D.

    Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam

Câu 5 :

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam

  • A.

    Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

     

  • B.

    Hội nghị Pari được nối lại

     

  • C.

    Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

     

  • D.

    Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết giữa 4 bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Câu 6 :

Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?

  • A.

    Đều do một Đảng lãnh đạo

     

  • B.

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

     

  • C.

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

     

  • D.

    Đều chung mục tiêu chiến lược

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của cả hai miền.

Câu 7 :

Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

  • A.

    Chiến tranh đặc biệt

     

  • B.

    Chiến tranh cục bộ

     

  • C.

    Việt Nam hóa chiến tranh

     

  • D.

    Đông Dương hóa chiến tranh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965).

Câu 8 :

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A.

    Quân đội Việt Nam Cộng hòa

     

  • B.

    Cố vấn Mĩ

     

  • C.

    Phương tiện chiến tranh của Mĩ

     

  • D.

    Ấp chiến lược

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam

Câu 9 :

Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

  • A.

    Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội

     

  • B.

    Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

     

  • C.

    Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

     

  • D.

    Pháp rút quân khỏi miền Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.

Câu 10 :

Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?

  • A.

    Lương thực- thực phẩm

     

  • B.

    Hàng nội địa

     

  • C.

    Hàng tiêu dùng

     

  • D.

    Hàng xuất khẩu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ và mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Câu 11 :

Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?

  • A.

    Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ

     

  • B.

    Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

     

  • C.

    Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

     

  • D.

    Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.

Câu 12 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

  • A.

    Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam

     

  • B.

    Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam

     

  • C.

    Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập

     

  • D.

    Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã dẫn tới sự xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam. Những giai cấp mới tiếp thu những tư tưởng mới sẽ làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới.

Câu 13 :

Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra đời sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá mấy?

  • A.

    Khoá IV.       

     

  • B.

    Khoá V.

     

  • C.

    Khoá VI.      

     

  • D.

    Khoá VII.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quốc hội thống nhất cả nước sau cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) là Quốc hội khoá khoá VI.                  

Câu 14 :

Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

  • A.

    Nghiêm túc thực thi hiệp định

     

  • B.

    Ngang nhiên phá hoại hiệp định

     

  • C.

    Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định

     

  • D.

    Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thành thật trong việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình về Việt Nam, nên kí xong đã ngang nhiên phá hoại hiệp định: giữ lại cố vấn quân sự, tiếp tục dính líu đến công việc của miền Nam, mở các cuộc hành quân bình định- lấn chiếm vùng giải phóng…

Câu 15 :

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

  • A.

    Dùng người Việt đánh người Việt

     

  • B.

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

     

  • C.

    Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

     

  • D.

    Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

Câu 16 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A.

    Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước

     

  • B.

    Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

     

  • D.

    Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm

Câu 17 :

 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

     

  • B.

    Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

     

  • C.

    Toàn bộ miền Nam được giải phóng

     

  • D.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đến 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Câu 18 :

Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là

  • A.

    Bố phòng nặng ở 2 đầu

     

  • B.

    Tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên

     

  • C.

    Rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung

     

  • D.

    Cố thủ ở Tây Nguyên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến chiến dịch Tây Nguyên để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu ở trong trận đánh ở Tây Nguyên từ ngày 4 đến ngày 23- 3- 1975 kéo theo sự thất bại hàng loạt của quân đội Sài Gòn sau đó là hành động rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Điều này đã tạo ra thế ỉ dốc cho quân Giải phóng miền Nam tiến xuống giải phóng miền Trung và uy hiếp Sài Gòn

Câu 19 :

Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?

  • A.

    Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

     

  • B.

    Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C.

    Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.

Câu 20 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là

  • A.

    Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội

     

  • B.

    Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc

     

  • C.

    Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari

     

  • D.

    Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chủ yếu là để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. Do đó, thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai với đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973)

Câu 21 :

Chiến thắng nào trong thời kì 1954 - 1975 đánh dấu bước phát triển từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa?

  • A.

    Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.

     

  • B.

    Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)

     

  • C.

    Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973)

     

  • D.

    Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở miền Nam, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa bắt đầu từ phong trào “Đồng Khởi” năm 1959 - 1960. Hành động khủng bố của chính quyền Mĩ - Diệm khiến cho nhân dân miền Nam không thể tiếp tục con đường đấu tranh chính trị hòa bình, mà buộc phải khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Câu 22 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)?

  • A.

    Để phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

     

  • B.

    Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam

     

  • C.

    Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước

     

  • D.

    Tạo ưu thế cho cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mĩ và Việt Nam

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968), Mĩ âm mưu:

- Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc cho miền Nam.

- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ở hai miền đất nước.  

Thời kì này Mĩ chưa có ý định sẽ đàm phán ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968) không có mục địch tạo ra ưu thế về quân sự.

Câu 23 :

Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng

     

  • B.

    Phát triển nhanh

     

  • C.

    Phát triển không ổn định

     

  • D.

    Chậm phát triển

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội

Câu 24 :

Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là

  • A.

    Đấu tranh chính trị

     

  • B.

    Đấu tranh vũ trang

     

  • C.

    Bạo lực cách mạng

     

  • D.

    Đấu tranh ngoại giao

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là bạo lực cách mạng. Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác

Câu 25 :

Theo quan điểm đối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa đổi mới kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào?

  • A.

    Tách bạch với nhau

     

  • B.

    Gắn liền với nhau

     

  • C.

    Chính trị quyết định hơn

     

  • D.

    Chính trị là trọng tâm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Câu 26 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là

  • A.

    Đề ra chủ trương biện pháp để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

     

  • B.

    Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

     

  • C.

    Tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại

     

  • D.

    Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, từ đó tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại, cả nước có thể đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 27 :

Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

  • A.

    Để phù hợp với xu thế chung của thời đại

     

  • B.

    Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa

     

  • C.

    Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

     

  • D.

    Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phần hoàn cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong khi tình hình thế giới có sự chuyển biến nhanh chóng, thì Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, “đổi mới hay là chết”- một khẩu hiệu xuất hiện ở Việt Nam lúc bấy giờ đã cho thấy đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Câu 28 :

Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ khi nào?

  • A.

    Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.

     

  • B.

    Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.

     

  • C.

    Sau khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.

     

  • D.

    Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam đã được độc lập và thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước

Câu 29 :

Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

  • A.

    Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

     

  • B.

    Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

     

  • C.

    Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI

     

  • D.

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Câu 30 :

Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?

  • A.

    Người cày có ruộng

     

  • B.

    Không một tấc đất bỏ hoang

     

  • C.

    Tăng gia sản xuất

     

  • D.

    Tấc đất, tấc vàng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.

Câu 31 :

Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?

  • A.

    Là một quá trình không khả thi và không đúng

     

  • B.

    Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

     

  • C.

    Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp

     

  • D.

    Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện tại chúng ta đang ở chặng đường đầu. Điều này đã khắc phục được sự chủ quan, nóng vội về quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Đảng trong giai đoạn 1976-1985

Câu 32 :

 Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?

  • A.

    Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam

     

  • B.

    Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng

     

  • C.

    Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng

     

  • D.

    Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào Đồng Khởi (1959-1960) để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) không phát triển trong các đô thị mà chỉ diễn ra ở vùng nông thôn miền Nam, từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng. Phong trào nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng đắn, phù hợp

Câu 33 :

Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là

  • A.

    Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn

     

  • B.

    Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa

     

  • C.

    Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất

     

  • D.

    Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 để nhận xé, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, tranh thủ lúc kẻ thù đang lơ là cảnh giác đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn. Điều này đã tạo ra sự bất ngờ, choáng váng cho quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, khiến chúng không kịp trở tay

Câu 34 :

Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

  • A.

    Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

  • B.

    Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

  • C.

    Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.

  • D.

    Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của hai hiệp định để so sánh

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án A, C, D: là điểm chung về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

- Đáp án B: là ý nghĩa của Hiệp định Pari, Hiệp định Giơnevơ (1954) không có nội dung này.

Câu 35 :

Ý nào dưới đây thể hiện tinh thần nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam?

  • A.

    Năm 1976, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam

     

  • B.

    Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975

     

  • C.

    Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh

     

  • D.

    Trong năm 1945 tiến công địch trên quy mô lớn để nhanh chóng giải phóng miền Nam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tinh thần nhân văn là sự giảm thiểu thiệt hại cho con người trong chiến tranh. Trong kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, tính nhân văn này được thể hiện khi đảng tranh thủ thời cơ đánh nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa....giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Câu 36 :

Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì?

  • A.

    Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.

     

  • B.

    Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

     

  • C.

    Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản.

     

  • D.

    Viêt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thi trường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1975 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc trong bối cảnh Mĩ đang thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khiến cho chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ bước đầu bị phá sản

Câu 37 :

Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?

  • A.

    Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật

     

  • B.

    Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước

     

  • C.

    Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

     

  • D.

    Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách đổi mới của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Trong xu thế toàn cầu hóa, thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật để phát triển đất nước, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trên thế giới

Câu 38 :

Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần được Việt Nam vận dụng như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay?

  • A.

    Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới

     

  • B.

    Dựa vào các văn bản pháp lý quốc tế để đấu tranh

     

  • C.

    Xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh

     

  • D.

    Kết hợp xây dựng tiềm lực quốc gia với tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Để cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia được thực hiện có hiệu quả cần phải kết hợp giữa việc xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh (bao gồm sự hùng mạnh về kinh tế đi liền với sự hiện đại của cơ sở vật chất – kĩ thuật và chất lượng nguồn nhân lực) với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Đó chính là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong lịch sử mà Đảng cần vận dụng trong tình hình hiện nay

Câu 39 :

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

  • A.

    Tố cộng, diệt cộng        

     

  • B.

    Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

     

  • C.

    Dồn dân, lập ấp chiến lược

     

  • D.

    Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ lịch sử miền Nam trong những năm 1954 -1960 để trả lời

Lời giải chi tiết :

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách tố cộng, diệt công của Mĩ – Diệm thực hiện từ sau năm 1954 đến năm 1960.

Câu 40 :

 Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973

  • A.

    Xuân Thủy

     

  • B.

    Lê Đức Thọ

     

  • C.

    Nguyễn Thị Bình

     

  • D.

    Nguyễn Duy Trinh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và đại diện phái đoàn Mỹ Henry Kissinger, cả bí mật lẫn công khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới. Năm 1973, Lê Đức Thọ cùng Henry Kisinger được đồng trao giải Nobel về hòa bình nhưng ông đã từ chối nhận giải