TUYENSINH247 KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC LỚP 1-9 NĂM MỚI 2025-2026

GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN

XEM NGAY
Xem chi tiết

Bài tập 6 trang 127 Tài liệu dạy – học Toán 7 tập 2


Giải bài tập Cho tam giác ABC vuông tại A

Đề bài

Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=12AC , AD là tia phân giác BAC^(DBC), gọi E là trung điểm của AC.

a) Chứng minh rằng DE = DB.

b) AB cắt DE tại K. Chứng minh rằng ΔDCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.

c) AD cắt CK tại H. Chứng minh rằng AKKC

d) Biết AB = 4 cm. Tính DK.

Lời giải chi tiết

 

a) Xét ∆DEA và ∆DBA ta có:

AD là cạnh chung,

DAE^=BAD^ (AD là tia phân giác của BAC^)

AE=AB(=12AC)

Do đó: ∆DEA = ∆DBA (c.g.c) => DE = DB

b) Ta có: ABD^+KBD^=180 (kề bù),

AED^+CED^=180 (kề bù)

ABD^=AED^ (∆DBA = ∆DEA)

Do đó KBD^=CED^.

Xét ∆KBD = ∆CED (g.c.g) => KD = CD => Tam giác DCK cân tại D.

Ta có: AB = EC (=12AC)

BK = EC (∆KBD = ∆CED)

Suy ra AB = BK. Vậy B là trung điểm của AK (BAK).

c) Ta có: AB=12AC(gt)

AB=12AK (B là trung điểm của AK)

Do đó AC = AK => ∆AKC cân tại A.

Mà AH là đường phân giác của ∆AKC.

Nên AH cũng là đường cao của ∆AKC. Vậy AHKC.

d) AB=12AC(gt)

=> AC = 2AB = 2.4 = 8 (cm)

∆ABC vuông tại A có BC2 = AB2 + AC2 (định lí Pythagore)

=> BC2 = 42 + 82 = 80 BC=45(cm)

∆AKC có KE là đường trung tuyến (E là trung điểm của AC), CB là đường trung tuyến (B là trung điểm của AK và KE cắt CB tại D)

Nên D là trọng tâm của ∆AKC DC=23BC=23.45=853(cm)

Mà DK = DC (câu b). Do đó DK=853(cm).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.