Bài 18. Chế độ ăn uống trang 75, 76, 77, 78, 79 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Kể tên món ăn yêu thích của em. Điều gì sẽ xảy ra nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Mở đầu
Kể tên món ăn yêu thích của em. Điều gì sẽ xảy ra nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời theo sở thích cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Tên món ăn yêu thích của em: cá rán, sườn xào chua ngọt, tôm rim, sinh tố bơ.
- Nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích, em sẽ bị thừa chất, cơ thể không kịp hấp thu dinh dưỡng từ những món ăn đó, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
? mục 1 HĐ1
Dựa vào thông tin trong bảng dưới đây:
Nêu ví dụ về các thức ăn khác nhau thì cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau.
Phương pháp giải:
Học sinh căn cứ vào bảng số liệu bên trên để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về các thức ăn khác nhau thì cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau:
- 100g hạt lạc sẽ cung cấp: 573kcal; 16g chất đường bột; 28g chất đạm; 44g chất béo; <1g canxi.
- Trong khi đó, 100g chuối tiêu sẽ cung cấp: 97kcal; 22g chất đường bột; 2g chất đạm; chất báo, canxi, vitaminC đều <1g.
? mục 1 HĐ2
Nếu thường xuyên ăn một đến hai loại thức ăn trong thời gian dài thì có đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thê hay không? Từ đó, cho biết vì sao chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn?
Phương pháp giải:
Học sinh có thể dựa vào vai trò của chất dinh dưỡng để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Nếu thường xuyên ăn một đến hai loại thức ăn trong thời gian dài thì không đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
- Chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
? mục 1 HĐ3
Trình bày về sự cần thiết phải ăn đủ rau và hoa quả mỗi ngày.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta cần thiết phải ăn đủ rau và hoa quả mỗi ngày để:
- Cung cấp chất khoáng giúp xương chắc khỏe.
- Cung cấp vitamin giúp cho mắt, thần kinh, da... khỏe mạnh.
- Cung cấp chất xơ giúp nhanh no và phòng tránh táo bón.
Vận dụng CH1
Sử dụng một trong số các cụm từ dưới đây để nói với bạn về mức độ thường xuyên trong việc ăn rau và hoa quả của em.
Phương pháp giải:
Học sinh dùng từ đã cho để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Mức độ thường xuyên trong việc ăn rau và hoa quả của em: Một số ngày em sẽ ăn các loại rau như là rau cải, rau muống, súp lơ....; các loại hoa quả như là bơ, cam, vải...
Vận dụng CH2
Em có cần thay đổi về thói quen ăn uống hằng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Em có cần thay đổi về thói quen ăn uống hằng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
- Vì cơ thể cần nhiều loại và nhiều nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động sống mỗi ngày. Cần phải bổ sung, thay đổi đa dạng các loại thức ăn để bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên một món thức ăn nào đó.
? mục 1 HĐ4
Dựa vào hình dưới đây cho biết em cần uống khoảng bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
Phương pháp giải:
Đếm số cốc và nhân với lượng nước 1 cốc.
Lời giải chi tiết:
Mỗi ngày, em cần uống khoảng 1.5 lít nước.
? mục 1 HĐ5
Tại sao chúng ta phải uống đủ nước mỗi ngày?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta phải uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động của cơ thể:
- Tiêu hóa thức ăn, hòa tan một số chất dinh dưỡng.
- Vận chuyển đi khắp cơ thể.
- Làm mát cơ thể khi ra mồ hôi.
- Đào thải các chất độc, chất cặn bã qua nước tiểu, mồ hôi, phân.
? mục 1 VD
Theo dõi lượng nước hằng ngày em uống đã đủ chưa? Nêu cách xây dựng thói quen uống đủ nước mỗi ngày của em.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa theo thói quen sinh hoạt để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Hằng ngày em uống đã uống đủ nước.
- Cách xây dựng thói quen uống đủ nước mỗi ngày của em: Sáng ngủ dậy em sẽ uống 1 ly nước khoảng 250ml. Em rót nước đầy vào cái bình 600ml và bắt buộc uống hết trong buổi sáng, buổi chiều thêm một bình tương tự. Tối sau khi ăn cơm xong, em uống thêm 1 ly nước tầm 250ml.
? mục 2 HĐ1
Dựa vào hình 4, nêu tên các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ 6 - 11 tuổi trong một ngày. Trong đó, thực phẩm nào nên ăn hạn chế, thực phẩm nào nên ăn ít?
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Tên các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ 6 - 11 tuổi trong một ngày:
-
Ngũ cốc, khoai cũ và sản phẩm chế biến.
-
Rau lá, rau củ, quả.
-
Trái cây hoặc quả chín.
-
Thịt, thủy sản, hải sản, trứng.
-
Sữa và các sản phẩm chế biến.
-
Dầu, mỡ.
-
Đường hoặc đồ ngọt.
-
Muối
- Trong đó, muối nên ăn hạn chế, dầu, mỡ, đường, đồ ngọt nên ăn ít.
? mục 2 HĐ2
Các thức ăn trong bữa ăn ở hình 5 và 6:
- Được chế biến từ những thực phẩm nào?
- Cung cấp những nhóm chất dinh dưỡng nào?
Phương pháp giải:
Quan sát và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các thức ăn trong bữa ăn ở hình 5 và 6 được chế biến từ những thực phẩm và cung cấp những nhóm chất dinh dưỡng:
- Hình 5:
-
Bánh mì: chất tinh bột
-
Rau, củ (khoai tây): Chất xơ, vitamin.
-
Thịt: Chất đạm.
-
Nước ngọt: Chất đường, đồ ngọt.
- Hình 6:
-
Cơm: Tinh bột
-
Trứng: Chất đạm, protein.
-
Tôm, thịt: Chất đạm
-
Đậu: Chất vitamin, chất khoáng.
-
Canh: Nước, chất xơ.
-
Cam: Vitamin, chất khoáng
-
Nước: Nước
? mục 2 HĐ2
Chế độ dinh dưỡng ở bữa ăn nào trong hình 5 và 6 là cân bằng, lành mạnh? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát và so sánh hai chế độ ăn và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Chế độ dinh dưỡng ở bữa ăn trong hình 6 là cân bằng, lành mạnh vì cung cấp đa dạng được nhiều nhóm chất dinh dưỡng,
? mục 2 HĐ3
Nêu thực đơn của một bữa ăn ở nhà hoặc ở trường và nhận xét chế độ ăn uống trong bữa ăn đó đã cân bằng, lành mạnh chưa. Vì sao?
Phương pháp giải:
Học sinh trả lời theo trải nghiệm cá nhân
Lời giải chi tiết:
- Thực đơn của một bữa ăn ở gia đình em: Cơm trắng, cá kho, rau muống luộc, canh mướp nấu tôm, dưa hấu.
- Chế độ ăn uống trong bữa ăn đó đã cân bằng, lành mạnh vì cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
Vận dụng CH1
Em cùng bạn hãy lên thực đơn cho ba ngày theo mẫu bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Bữa ăn |
Ngày 1 |
Ngày 2 |
Ngày 3 |
Sáng |
Bánh mì, trứng, salad rau, 1 ly sữa. |
Cơm rang dưa bò, 1 ly nước ấm |
Bún ngan, 1 ly nước ấn |
Trưa |
Thịt gà kho sả, đậu ve xào thịt bò, canh bí nấu tôm, cam tráng miệng |
Thịt lợn kho tàu, súp lơ luộc, canh rau cải, na tráng miệng |
Thịt bò xào nấm đùi gà, canh chua cá, bưởi tráng miệng |
Tối |
Cá rán, canh khổ qua nhồi thịt, rau khoai luộc, dua hấu tráng miệng |
Tôm rim mặn ngọt, bầu luộc, canh rau vặt nấu thịt băm, táo tráng miệng |
Canh xương hầm củ cải, thịt lợn luộc, rau muống xào, hồng xiêm tráng miệng |
Vận dụng CH2
Chia sẻ thực đơn giữa các nhóm. Nhận xét chế độ ăn uống được thể hiện trong bữa ăn đã cân bằng, lành mạnh chưa?
Phương pháp giải:
Chia sẻ thực đơn với bạn và nhận xét.
Lời giải chi tiết:
-
Các nhóm chia sẻ thực đơn của nhóm mình để các bạn nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
-
Với thực đơn như ở câu hỏi 1 , em thấy đã cân bằng, lành mạnh.
- Bài 19. Thực phẩm an toàn trang 80, 81, 82 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 20. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh trang 83, 84, 85, 86 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 17. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trang 72, 73, 74 SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều