Bài 13. Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng trang 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Em hãy đưa ra lời khuyên giúp bạn Nam chăm sóc cây.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Mở đầu
Em hãy đưa ra lời khuyên giúp bạn Nam chăm sóc cây.
Phương pháp giải:
Dựa vào nhu cầu sống của cây để đưa ra lời khuyên hợp lí
Lời giải chi tiết:
Đưa ra lời khuyên giúp bạn Nam chăm sóc cây:
- Tưới nước cho cây mỗi sáng sớm và chiều tối với lượng nước vừa đủ.
- Bắt sâu cho cây nếu thấy có sâu.
- Bón phân cho cây với một lượng vừa phải.
- Đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải
? mục 1 HĐ1
Thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho thực vật sống và phát triển
Bước 1: Chuẩn bị năm cây đậu giống nhau về chiều cao và số lá. Bốn cây được trồng trong bốn chậu chứa đất trồng có chất khoáng như nhau. Một cây được trồng trong chậu chứa sỏi đã được rửa sạch (hình 2).
Bước 2: Mỗi chậu cây khác nhau được chăm sóc như sau:
-
Đặt chậu cây A ở nơi có ánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần.
-
Đặt chậu cây B ở nơi có ánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần nhưng bôi một lớp keo trong suốt lên hai mặt lá của tất cả các lá cây nhằm ngản cản sự trao đôi khí của lá.
-
Đặt chậu cây C ở nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.
-
Đặt chậu cây D ở nơi không có ánh sáng chiếu vào và tưới nước 2 lần một tuần.
-
Đặt chậu cây E ở nơi có ánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần.
Bước 3: Sau 2 tuần, quan sát cây đậu trong các chậu và thu được kết quả như sau:
Quan sát:
Câu hỏi 1 ( trang 52): Hãy mô tả bước 1, bước 2 trong thí nghiệm sau đây và dự đoán sự phát triển của cây trong mỗi chậu.
Phương pháp giải:
Mô tả thí nghiệm và nêu dự đoán.
Lời giải chi tiết:
- Mô tả bước 1, bước 2 trong thí nghiệm: SGK đã trình bày cụ thể.
- Dự đoán sự phát triển của cây trong mỗi chậu:
-
Cây ở chậu A phát triển tốt nhất, nhanh cao lớn.
-
Cây ở chậu B phát triển chậm hơn và màu của lá sẽ bị bạc dần.
-
Cây ở chậu C còi, héo và kém phát triển.
-
Cây ở chậu D còi, bạc màu.
-
Cây ở chậu E không phát triển được.
? mục 1 HĐ2
So sánh dự đoán của em với kết quả thí nghiệm ở bước 3 và giải thích kết quả thí nghiệm.
Phương pháp giải:
So sánh dự đoán với kết quả thí nghiệm và giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Kết quả dự đoán gần giống với kết quả thí nghiệm.
- Giải thích: Cây đậu ở chậu:
-
A: Được cung cấp đầy đủ môi trường tốt nhất nên phát triển tốt nhất.
-
B: Do bị bôi một lớp keo trong suốt lên hai mặt lá của tất cả các lá cây nhằm ngản cản sự trao đôi khí của lá nên quá trình trao đổi chất của cây sẽ bị giảm đi.
-
C: Cây bị thiếu nước.
-
D: Cây bị thiếu ánh sáng nên bị còi và luôn có xu hướng phát triển vươn ra phía có ánh sáng.
-
E: Cây bị thiếu chất dinh dưỡng.
? mục 1 HĐ3
Nêu các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả thí nghiệm trên để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật: Ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, môi trường sống.
? mục 1 HĐ4
Theo em còn có yếu tố nào khác cần cho sự sống và phát triển của thực vật?
Phương pháp giải:
Học sinh trình bày theo hiểu biết của bản thân
Lời giải chi tiết:
Theo em còn có yếu tố khác cần cho sự sống và phát triển của thực vật: môi trường không khí, nhiệt độ, độ ẩm.
Ví dụ cây sống ở nơi bị ô nhiễm không khí thì sẽ kém phát triển hơn ở những nơi không khí trong lành.
? mục 1 HĐ5
Nêu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cây mạ.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh trên và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cây mạ:
- Ở nhiệt độ thấp 5 độ C, cây mạ bị héo, khô.
- Ở nhiệt độ thích hợp 20 độ C, cây mạ phát triển tươi tốt.
Vận dụng
Quan sát cây xung quanh em, cho biết tên cây, nhu cầu về ánh sáng, nước của cây.
Lời giải chi tiết:
Tên cây |
Nhu cầu ánh sáng |
Nhu cầu nước |
||
Nhiều |
Ít |
Nhiều |
Ít |
|
Cây hoa hồng |
X |
X |
||
Cây rau mầm |
X |
X |
||
Cây chanh |
X |
X |
? mục 2 HĐ1
Nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng những gì để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi? Quá trình đó được gọi là gì?
Lời giải chi tiết:
- Nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng ánh sáng, nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi.
- Quá trình đó được gọi là quang hợp.
? mục 3 HĐ1
Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình quang hợp theo gợi ý dưới đây.
Phương pháp giải:
Vẽ sơ đồ theo gợi ý đã cho.
Lời giải chi tiết:
Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình quang hợp
? mục 3 HĐ2
Câu hỏi 1(trang 55): Nêu tên các chất khi mà thực vật lấy vào và thải ra trong quá trình hô hấp. Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình hô hấp.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Trong quá trình hô hấp:
-
Tên các chất thực vật lấy vào: khí oxi.
-
Tên các chất thực vật thải ra: khí các-bô-níc.
- Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình hô hấp:
? mục 3 HĐ3
Nêu sự trao đổi nước và chất khoáng giữa thưc vật với môi trường theo gợi ý sau đây:
Phương pháp giải:
HS dựa theo tranh gợi ý để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sự trao đổi nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường theo gợi ý: Cây lấy nước và chất khoáng từ đất vào cơ thể qua rễ cây. Sau đó được thân cây vận chuyển lên bộ phận khác của cây như lá, hoa, cành... Tiếp đến một phần lớn nước thoát ra ngoài qua lá.
Vận dụng CH1
Khi trời nắng, vì sao chúng ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu khi ở dưới tán cây?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức quá trình quang hợp của thực vật để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Khi trời nắng, chúng ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu khi ở dưới tán cây là vì:
- Thực vật quang hợp giải phóng ra oxygen sẽ giúp chúng ta thấy không khí trong lành hơn.
- Thực vật thoát hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ của không khí xung quanh.
- Hơn nữa, tán cây còn giúp chúng ta giảm bớt cường độ ánh sáng mặt trời chiếu tới.
Vận dụng CH2
Vẽ sơ đồ trao đổi khí, nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường dựa vào hình gợi ý dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát ảnh và hoàn thiện sơ đồ trao đổi khí, nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường.
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ trao đổi khí, nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường:
? mục 4 HĐ1
Nêu những việc cần làm để chăm sóc cây trồng. Giải thích vì sao cần làm như vậy?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh, nêu việc làm tương ứng. Vận dụng kiến thức về nhu cầu thiết yếu của của cây để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những việc cần làm để chăm sóc cây trồng:
- Tưới nước để cung cung đầy đủ nước cho cây.
- Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Xới đất xung quanh gốc cây làm cho đất tơi xốp,cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
- Cải tạo môi trường để tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển
Vận dụng
Hãy kể thêm một số việc cần làm để chăm sóc cây trồng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Kể thêm một số việc cần làm để chăm sóc cây trồng: vun gốc, bắt sâu, thụ phấn, tỉa cành, tưới tiêu hợp lí, để cây ngoài trời có ánh nắng....
? mục 4 HĐ2
Hãy lập một kế hoạch chăm sóc cây ở nhà hoặc ở trường em theo gợi ý sau. Thực hiện kế hoạch và tự đánh giá việc thực hiện của em.
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý để lập bảng tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Tên cây cần được chăm sóc hoặc trồng mới |
Việc làm |
Số lần thực hiện trong một tuần |
Đã hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
Hoa hồng |
- Tưới nước - Bón phân |
- Mỗi ngày đều tưới nước - 1 tháng 1 lần |
X X |
|
Đậu ve |
- Tưới nước - Vun gốc - Bắt sâu - Bón phân |
- Mỗi ngày đều tưới nước - 1 tuần 1 lần - Mỗi ngày đều kiểm tra và bắt sâu nếu có - 1 tháng 1 lần |
X
X
X |
X |
Bưởi |
- Đào hố, gieo cây giống vào hố và lấp đất lại - Tưới nước. - Bón phân. - Bắt sâu |
- 1 lần lúc trồng - Mỗi ngày - 2 tháng 1 lần - Hằng ngày |
X X |
X X |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều