Bài 1. Tính chất và vai trò của nước trang 5, 6, 7, 8 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Mái nhà được làm nghiêng như trong hình dưới đây có ích lợi gì khi trời mưa?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Mở đầu
Mái nhà được làm nghiêng như trong hình dưới đây có ích lợi gì khi trời mưa?
Phương pháp giải:
Từ những kiến thức thực tế khi quan sát hình ảnh mái nhà để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Độ dốc mái nghiêng giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và hạn chế được tình trạng ùn ứ nước mưa trên mái nhà trong một khoảng thời gian dài làm cho mái bị dột.
? mục 1 HĐ1
Rót nước đun sôi để nguội vào một cốc thủy tinh không màu ( Hình 2):
Quan sát màu và ngửi mùi của nước
Uống nước và cảm nhận vị của nước
Em hãy cho biết màu, mùi, vị của nước?
Phương pháp giải:
- Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn.
- Quan sát, nếm, ngửi nước.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về tính chất của nước: Nước không màu, không mùi, không vị.
? mục 1 HĐ2
Rót một lượng nước như nhau vào một số dụng cụ thuỷ tinh trong suốt có các hình dạng khác nhau như hình 3. Quan sát hình dạng của nước so với hình dạng của vật chứa nó.
Em hãy nhận xét hình dạng của nước?
Phương pháp giải:
Quan sát và rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nước không có hình dạng nhất định. Hình dạng của nước phụ thuộc vào vật chứa nó.
? mục 1 HĐ3
Dựng nghiêng chiếc bảng nhựa trên khay như hình 4. Đổ nhẹ nước vào phần trên cao của bảng nhựa và quan sát nước chảy.
Em hãy nhận xét về hướng nước chảy?
Phương pháp giải:
-
Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn.
-
Quan sát và rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nước có xu hướng chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp hơn.
? mục 1 HĐ4
Căng miếng vải sợi bông trên miệng cốc A; căng miếng ni lông trên miệng cốc B (hình 5). Lần lượt rót nước vào hai cốc A, B. Quan sát miếng vải và miếng ni lông trên miệng hai cốc.
Em hãy cho biết nước thấm qua vải hay qua nilon?
Phương pháp giải:
- Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
Nước thấm qua miếng vải chứ không thấm qua nilong. Vì ta quan sát thấy nước rót qua tấm vải chảy vào trong được cốc nước còn nước rót qua nilong thì không chảy vào được trong cốc.
? mục 1 HĐ5
Rót một lượng nước như nhau vào ba cốc A, B, C Cho một thìa muối vào cốc A, một thìa đường vào cốc B, một thìa cát sạch vào cốc C (hinh 6). Quan sát ba cốc A, B, C. Sau đó khuấy đều cả ba cốc. Quan sát và mô tả hiện tượng ở mỗi cốc.
Hãy cho biết nước hòa tan hay không hòa tan được chất nào sau đây: muối, đường, cát?
Phương pháp giải:
Tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nước hoà tan được đường, muối, không hoà tan được cát.
? mục 1 CH1
Qua các hoạt động ở trên, hãy nêu một số tính chất của nước?
Phương pháp giải:
Xem lại các thí nghiệm vừa thực hiện để rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Từ kết quả quan sát được ở các thí nghiệm trên, em rút ra nhận xét:
+) Nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+) Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
+) Nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
? mục 1 CH2
Mỗi hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?
Phương pháp giải:
Quan sát và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hình (7) Nước (mưa) có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp và không thấm qua nilon.
Hình (8) Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Hình (9) Nước không có hình dạng nhất định.
Hình (10) Nước có thể hòa tan được một số chất.
Vận dụng CH1
Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế đưa ra lựa chọn và nêu giải thích.
Lời giải chi tiết:
Em sẽ chọn đôi ủng cao su vì nước mưa không thấm được qua cao su nên chân sẽ không bị ướt.
Vận dụng CH2
Nêu thêm ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em.
Phương pháp giải:
- Gia đình em thường đựng nước trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa vì nước không thấm đuọc qua thủy tinh hoặc nhựa.
- Mọi người ra đường mặc áo mưa làm từ nilong để không bị ướt.
? mục 2 CH1
Trình bày vai trò của nước được thể hiện trong mỗi hình dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hình (11) Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hình (12) Dùng cho sinh hoạt hằng ngày: Làm sạch cơ thể.
Hình (13) Dùng cho sinh hoạt hằng ngày: Làm sạch thục phẩm.
Hình (14) Là môi trường để rèn luyện sức khỏe.
Hình (15) Là môi trường sống của một số loài động thực vật.
Hình (16) Giao thông: Là môi trường để tàu bè di chuyển.
Hình (17) Cung cấp năng lượng cho cây trồng.
Hình (18) Làm tươi hoa quả.
Vận dụng
Kể thêm vai trò của nước trong đời sống sinh hoạt và sản xuất mà em biết?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Nước được dùng trong nấu ăn, giặt quần áo, vệ sinh nhà cửa...
- Nước được dùng cho mục đích giải trí: hồ bơi, công viên nước...
- Nước giữ sống cho cây trồng, vật nuôi...
- Nước dùng trong các nhà máy sản xuất.
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước trang 9, 10, 11, 12 Cánh diều SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 3. Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước trang 13, 14, 15, 16 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 4. Không khí xung quanh ta trang 17, 18, 19 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 5. Sự chuyển động của không khí trang 20, 21, 22, 23 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Chất trang 28 SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều