Bài 11. Sự truyền nhiệt trang 44, 45, 46, 47 SGK Khoa học 4 Cánh diều>
Đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh (hình 1). Dự đoán xem một lúc sau, mức độ nóng lạnh của nước trong cốc và nước trong chậu thay đổi như thế nào?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Mở đầu
Đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh (hình 1). Dự đoán xem một lúc sau, mức độ nóng lạnh của nước trong cốc và nước trong chậu thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và đưa ra dự đoán.
Lời giải chi tiết:
Mức độ nóng lạnh của nước trong cốc và nước trong chậu thay đổi: Nước trong cốc sẽ lạnh dần đi và nước trong chậu sẽ nóng dần lên.
? mục 1 HĐ1
So sánh nhiệt độ của các cốc nước. Giải thích?
Phương pháp giải:
Quan sát các bức hình và nêu giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Cốc nước có đá (C) có nhiệt độ thấp nhất nên lạnh nhất vì nhiệt độ của cục đá lạnh truyền vào cốc làm cho cốc lạnh thêm.
- Cốc nước nguội (A) có nhiệt độ bình thường vì không có gì tác động vào nó.
- Cốc nước nóng (B) có nhiệt độ cao nhất nên nóng nhất.
? mục 1 HĐ2
Khi nào nhiệt độ cao hơn trong mỗi trường hợp sau đây?
(1) Nhiệt độ nước lúc chưa đun và khi đun sôi.
(2) Nhiệt độ người khi khoẻ mạnh và khi sốt.
(3) Nhiệt độ ngoài trời ở một nơi vào buổi sáng sớm và vào buổi trưa nắng.
Lời giải chi tiết:
(1) Nhiệt độ nước khi đun sôi cao hơn lúc chưa đun.
(2) Nhiệt độ người khi sốt cao hơn khi khoẻ mạnh.
(3) Nhiệt độ ngoài trời ở một nơi vào buổi trưa nắng cao hơn vào buổi sáng sớm.
? mục 1 HĐ3
Nêu mục đích sử dụng của mỗi loại nhiệt kế trong các hình dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát nhiệt kế ở các hình và nêu công dụng tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Mục đích sử dụng của mỗi loại nhiệt kế trong các hình:
- Hình 3,4,5: dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
- HÌnh 6: dùng để đo nhiệt độ không khí.
- Hình 7: dùng để đo nhiệt độ của nước.
? mục 1 HĐ4
Mỗi nhiệt kế trong hình chỉ bao nhiêu độ? Số chỉ của nhiệt kế cho em biết điều gì?
Lời giải chi tiết:
- Nhiệt kế trong hình:
(3) chỉ: 37 độ C
(4) chỉ: 36,5 độ C
(5) chỉ: 36,5 độ C
(6) chỉ: 25 độ C
(7) chỉ: 0 độ C
- Số chỉ của nhiệt kế cho em biết: nhiệt độ thực tế của vật được đo nhiệt độ.
? mục 1 HĐ5
Thí nghiệm thực hành: Sử dụng nhiệt kế
1. Đo nhiệt độ không khí trong phòng
- Chọn nhiệt kế đo nhiệt độ không khí (hình 6).
- Đo nhiệt độ phòng: Mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong nhiệt kế để xem mực chất lỏng ứng với vạch nào.
- Đọc và ghi lại kết quả.
Phương pháp giải:
Hs dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trong phòng và ghi lại kết quả ghi được.
Lời giải chi tiết:
Kết quả: Nhiệt độ phòng lúc này là 28 độ C
? mục 1 HĐ6
Chọn nhiệt kế điện tử (hình 4).
Đo nhiệt độ cơ thể:
- Bật nguồn.
- Đưa đầu nhiệt kế lên gần trước trán.
- Bấm nút để đo nhiệt độ.
- Đọc và ghi lại kết quả.
Lời giải chi tiết:
Kết quả: HS dựa vào số chỉ của nhiệt kế để đọc kết quả (VD: 36,5 độ C)
? mục 1 HĐ7
Tìm hiểu cách làm vật nóng lên hoặc lạnh đi.
*Chuẩn bị. Chậu nhỏ đựng nước ở nhiệt độ thường, cốc thuỷ tinh đựng nước nóng và găng tay len.
*Tiến hành:
-
Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong chậu và trong cốc.
-
Đeo găng tay để đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước.
-
Sau khoảng 5 phút, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong chậu và trong cốc, ghi lại kết quả đo.
Câu hỏi 1 (trang 47): Kết quả đo được cho thấy nhiệt độ của nước trong cốc và nước trong chậu thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Nêu nhận xét từ thí nghiệm thu được.
Lời giải chi tiết:
Kết quả đo được cho thấy nhiệt độ của nước trong cốc giảm xuống và nước trong chậu tăng lên.
? mục 1 HĐ8
Kết quả này so với dự đoán của em ngay từ lúc bắt đầu bài học có giống nhau không?
Phương pháp giải:
So sánh kết quả đo được với dự đoán ban đầu.
Lời giải chi tiết:
Kết quả này giống với dự đoán của em ngay từ lúc bắt đầu bài học.
? mục 1 HĐ9
Trong thí nghiệm trên, nhiệt truyền từ vật nào sang vật nào?
Phương pháp giải:
Học sinh thực hiện thí nghiệm và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong thí nghiệm trên, nhiệt truyền từ cốc nước nào sang nước trong chậu.
? mục 1 HĐ10
Vì sao khi bị nước nóng đổ vào tay, nhanh chóng đưa tay vào chậu nước nguội sạch hoặc dưới vòi nước chảy thì sẽ cảm thấy đỡ bỏng rát?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Khi bị nước nóng đổ vào tay, nhanh chóng đưa tay vào chậu nước nguội sạch hoặc dưới vòi nước chảy thì sẽ cảm thấy đỡ bỏng rát vì khi đó nước nguội sẽ làm giảm nhiệt độ ở vùng tay bị nước nóng đổ lên.
? mục 1 HĐ11
Vì sao túi sưởi có thể giúp làm ấm người?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Túi sưởi có thể giúp làm ấm người vì: nhiệt độ ấm từ túi sưởi truyền vào cơ thể nguòi làm người ấm lên.
Vận dụng
Nêu một số cách làm cho thức ăn nóng lên hoặc nguội đi.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời
Lời giải chi tiết:
Có thể dùng lò vi sóng, nồi hấp hoặc dùng lửa để làm nóng thức ăn.
- Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém trang 48, 49 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 50 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 10. Âm thanh cuộc sống trang 40, 41, 42, 43 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 9. Sự lan truyền âm thanh trang 37, 38, 39 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 8. Ánh sáng trong đời sống trang 34, 35, 36 SGK Khoa học 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề: Sinh vật và Môi trường trang 98 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 23. Vai trò của thực vật trong thức ăn trang 94, 95, 96, 97 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 22. Chuỗi thức ăn trang 91, 92, 93 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 90 SGK Khoa học 4 Cánh diều
- Bài 21. Phòng tránh đuối nước trang 87, 88, 89 SGK Khoa học 4 Cánh diều