Vội vàng - Xuân Diệu>
Vội vàng - Xuân Diệu bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.
- Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn
- Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.
- Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.
- Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.
- Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.
2. Sự nghiệp văn học
a.Phong cách sáng tác
- Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
b. Di sản văn học
Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).
Sơ đồ tư duy - Tác giả Xuân Diệu
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
In trong tập Thơ thơ (1938) - tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
b. Nội dung
Tác phẩm bộc lộ quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu, hình thức hấp dẫn với nhiều cách tân táo bạo, nhuần nhị.
c. Bố cục
- Đoạn 1 ( 13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết
- Đoạn 2 ( câu 14 tới câu 29): Thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian
- Đoạn 3 (còn lại): Giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Tình yêu cuộc sống tha thiết
- Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: “Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn”: khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.
→ Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.
- Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ
+ Bướm ong dập dìu
+ Chim chóc ca hót
+ Lá non phơ phất trên cành.
+ Hoa nở trên đồng nội
→ Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
+ Điệp ngữ: này đây kết hợp với hình ảnh, âm thanh, màu sắc:
Tuần tháng mật.
Hoa … xanh rì
Lá cành tơ …
Yến anh … khúc tình si
Ánh sáng chớp hàng mi
+ So sánh: tháng giêng ngon như cặp môi gần: táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất.
→ Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế”.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
b. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người
- Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Nếu các nhà thơ trung đại, quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì với Xuân Diệu mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn:
Xuân đương tới - đương qua
Xuân còn non - sẽ già
→ Thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính => Xuân Diệu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.
- Cái nhìn động:
+ Xuân Diêu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ của mỗi người làm thước đo của thời gian. Theo nhà thơ, thời gian vũ trụ tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì trôi qua rất nhanh, không bao giờ trở lại
Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
… Nếu tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại
→ Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng, tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất.
+ Xuân Diệu còn nhận thấy mỗi phút giây trôi qua là sự mất mát, chia lìa:
Hình ảnh sự vật:
Cơn gió xinh … phải bay đi
Chim rộn ràng … đứt tiếng reo.
→ Cảm nhận sâu sắc, thấm thía: tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt.
- Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ.
→ Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn. Sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết yêu đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng).
c. Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình
Cảm xúc tràn trề, ào ạt khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt
- Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến: Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn
→ Cao trào của cảm xúc mãnh liệt.
- Điệp
+ Liên từ: và … và.
+ Giới từ chỉ trạng thái:
Chếnh choáng
Đã đầy
No nê
- Tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, thời tươi.
- Danh từ
→ Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời.
- Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.
→ Tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực.
d. Giá trị nội dung
- Một cái tôi ham sống, ham tận hưởng được thể hiện rõ qua bài thơ.
- Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái tôi thời đại Thơ mới:
+ Ý thức sâu sắc về sự yêu đời nhưng vẫn mang nỗi lo âu.
+ Triết lý sống, tuyên ngôn sống cuỗng quýt, vội vàng, và khát khao giao cảm với đời.
+ Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.
e. Giá trị nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa, mạch cảm xúc và, mạch luận lí.
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
Sơ đồ tư duy - Vội vàng
Nhận định
Một số nhận định về tác giả, tác phẩm
1. Hoài Thanh, Hoài Chân: “Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta".
2. Hoài Thanh, Hoài Chân: "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới - nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời".
3. Trần Đăng Khoa: "Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng".
4. Tô Hoài: "Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai.
Loigiaihay.com
- Tác giả Huy Cận
- Tràng giang - Huy Cận
- Tác giả Hàn Mặc Tử
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Chiều tối - Hồ Chí Minh
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục