Hoạt động 1 trang 56 SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 - Cánh diều


Nhận diện một số công cụ, nguyên liệu lao động của nghề truyền thống qua tranh ảnh sau. Chia sẻ cách sử dụng công cụ, nguyên liệu lao động của các nghề truyền thống đó.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nhận diện một số công cụ, nguyên liệu lao động của nghề truyền thống qua tranh ảnh sau:

Phương pháp giải:

Em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Hình 1: Mẫu và khối gỗ đã tạo dáng để làm tranh khắc gỗ.

- Hình 2: Khung cửi

- Hình 3: Lá cọ và khuôn vành để làm nón lá.

- Hình 4: Ốc và trai là nguyên liệu dùng để khảm trai

 

Câu 2

Chia sẻ cách sử dụng công cụ, nguyên liệu lao động của các nghề truyền thống đó.

Phương pháp giải:

Em dựa vào sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

-   Hình 1: Mẫu và khối gỗ đã tạo dáng để làm tranh khắc gỗ.

Quy trình làm tranh khắc gỗ:

+ Chọn gỗ: gỗ được chọn thường là các loại gỗ dễ chạm đục, điêu khắc đồng thời có chất lượng tốt để giữ được độ bền cho sản phẩm

+ Nghiên cứu mẫu: mẫu thiết kế sẽ được các nghệ nhân vẽ trên giấy để định hình bố cục và nội dung chủ đề.

+ Tạo dáng: Các khối gỗ sẽ được lựa chọn phù hợp với mẫu đã vẽ, sau đó được tạo dáng ban đầu với các khối lồi lõm để dần định hình những tạo hình cơ bản nhất của sản phẩm.

+ Đục vỡ, đục hạ, đục chi tiết: sau quá trình tạo dáng, từng bộ phận của bức tranh sẽ được đục chi tiết hơn để tạo ra hình dáng chính của tác phẩm.

+ Gọt, nạo, đánh giấy ráp: đây là quá trình mài nhẵn và làm đẹp bề mặt hình khối của tác phẩm nhằm mang đến những họa tiết hoàn chỉnh nhất

+ Sơn màu, sơn bóng: để giúp tranh khắc gỗ thêm đẹp mắt và có tuổi thọ cao hơn thì quá trình phủ sơn bên ngoài là bước cuối cùng cần phải làm để hoàn thiện sản phẩm.

-   Hình 2: Khung cửi

+ Khung cửi là một vật dụng dùng để dệt các thứ vải vóc.

+ Chức năng chính của khung cửi là giữ sợi mắc thật căng trong công đoạn luồn sợi mành xen kẽ.

+ Người thợ dệt ngồi ở khung cửi dùng chân đạp bàn dận để vận chuyển bộ go mở khoảng cách giữa sợi mắc trong khi tay giật để đẩy và bắt con thoi luồn sợi mành.

-   Hình 3: Lá cọ và khuôn vành để làm nón lá.

+ Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước.

+ Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

+ Từng chiếc lá được cố định và trải đều trên khuôn với khung nón. Đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.

+ Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ. Ở giữa nan thứ 3 và thứ 4 dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai thường được làm từ nhung, lụa, the với nhiều màu sắc.

-   Hình 4: Ốc và trai là nguyên liệu dùng để khảm trai: Mỗi loại trai, ốc theo chủng loại và tuổi đời khác nhau sẽ có các lớp màu sắc, độ dày mỏng khác nhau. Vì vậy, để chọn nguyên liệu này không cần đến sự tỉ mỉ nhưng lại đòi hỏi về dày về kinh nghiệm trong nghề để khiến bức tranh toát lên được “cái hồn” của một sản phẩm nghệ thuật.

+ Bước 1: Vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai.

+ Bước 2: Chọn nguyên liệu cho sản phẩm.

+ Bước 3: Cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn.

+ Bước 4: Ghép các mảnh cắt theo mẫu.

+ Bước 5: Đục lỗ trên gỗ.

+ Bước 6: Mài nhẵn, đánh bóng.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.