Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ông đồ>
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ông đồ hay nhất
MB 1
Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”.
MB 2
Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Để rồi tác giả viết lên bài thơ Ông đồ với 1 niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.
MB 3
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phong trào thơ mới. Tác phẩm của vũ đình liên không nhiều nhưng đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc. trong những tác phẩm còn để lại cho đến ngày nay của ông, Ông đồ là tác phẩm nổi bật nhất. Bài thơ ông đồ là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống xưa đang dần bị mai một.
MB 4
Mỗi người đều có một quê hương và một cảm thức khác nhau về quê hương. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian. Vũ Đình Liên khắc khoải với nỗi lo về sự tàn phai mai một của bản sắc văn hóa. Và với "Ông đồ", nhà thơ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, về những vẻ đẹp, giá trị của một thời vang bóng, để ta cần một phút lắng lại lòng mình mà suy nghĩ về quê hương, về nguồn cội, về trách nhiệm của chính mình.
MB 5
Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây.
Nguồn: sưu tầm
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục