Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê>
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
KB 1
Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.
KB 2
Bài thơ có kết cấu độc đáo, giữa hai phần tự nhiên, hợp lý, gây được bất ngờ cho người đọc. Tác giả vận dụng nghệ thuật đối tài tình cho thấy sự đổi thay của nhiều yếu tố song chỉ có tình yêu quê hương của tác giả là không đổi. Ngôn ngữ dồn nén, giàu sức biểu cảm. Với lớp ngôn từ vừa đùa vui, hóm hỉnh vừa ngậm ngùi, buồn bã đã cho thấy tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả. Qua tác phẩm này ta cũng thấy được tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liên và đáng trân trọng.
KB 3
Với những hình ảnh đối lập, từ ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc bài thơ đã thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc tình yêu quê hương tha thiết, thủy chung của người con xa sứ. Bài thơ khép lại nhưng nó lại mở ra những ý nghĩa lớn lao trong lòng người. Quê hương là mảnh đất thiêng liêng của mỗi con người, vì thế ta hãy biết trân trọng và hướng về nó.
KB 4
Hạ Tri Chương (659 - 744), tự Quý Chân, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tình Chiết Giang, Trung Quốc). Ông đậu tiến sĩ năm 695, làm quan trên 50 năm ở thủ đô Trường An. Tài và đức của ông khiến cho vua Đường Huyền Tông vị nể. Đến năm 85 tuổi, Hạ Tri Chương mới về quê sống và chưa đầy một năm sau thì qua đời. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được sáng tác khi ông vừa đặt chân lên mảnh đất cố hương.
KB 5
Trong niềm vui được đoàn tụ là nỗi buồn man mác vì cô đơn, buồn tủi, cuối cùng là tự vấn, tự trách bản thân đã lãng quên nơi sinh thành. Với ngôn từ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Hạ Tri Chương đã bộc lộ tình cảm sâu nặng từ tận tâm can đối với quê hương xứ sở cùng dòng cảm xúc buồn vui xen lẫn, để lại cho bạn đọc nỗi băn khoăn, khắc khoải với chính bản thân mình.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quan âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu