Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ>
Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Tóm tắt
Tóm tắt nét chính của văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ:
- Mở đầu văn bản, tác giả giới thiệu Nguyên Hồng là người rất dễ xúc động, rất dễ khóc, mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
- Một trong nhiều lí do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm của Nguyên Hồng: Thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh.
- Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ.
- Chất dân nghèo, chất lao động thể hiện rất rõ trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông: từ thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp, ứng xử với mọi người đến cả những thích thú riêng trong ăn uống,...
- Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng
Bố cục
- Phần 1: Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động, là người có trái tim nhạy cảm.
- Phần 2: Thời thơ ấu bất hạnh của Nguyên Hồng
- Phần 3: Hoàn cảnh sống cơ cực của nhà văn Nguyên Hồng
Nội dung chính
Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.